I/ Lý thuyết:
1/ Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? Tại sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối? Cho ví dụ.
2/ Vận tốc là gì? Vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động ? Viết công thức tính vận tốc và giải thích các đại lượng có trong công thức ?
3/ Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ I - Môn: Vật lý 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Trãi
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: VẬT LÝ 8
I/ Lý thuyết:
1/ Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? Tại sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối? Cho ví dụ.
2/ Vận tốc là gì? Vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động ? Viết công thức tính vận tốc và giải thích các đại lượng có trong công thức ?
3/ Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
4/ Tại sao nói lực là một đại lương véctơ ? Nêu cách biểu diễn và ký hiệu vectơ lực.
5/ Thế nào là hai lực cân bằng? Kết quả tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật trong trường hợp vật đứng yên, hoặc đang chuyển động. Em hiểu như thế nào về khái niệm quán tính? Cho ví dụ.
6/ Khi nào có lực ma sát? Ma sát có lợi hay có hại? Cho ví dụ.
7/ Áp lực là gì? Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất.
8/ Chất lỏng gây áp suất như thế nào? Áp suất do chất rắn và do chất lỏng gây ra khác nhau chỗ nào? Viết công thức tính áp suất chất lỏng. Thế nào là bình thông nhau? Bình thông nhau có đặc điểm gì? Nêu cấo tạo và nguyên tắc hoạt động của máy nén thuỷ lực. Viết công thức của máy ép thủy lực.
9/ Nêu sự tồn tại áp suất khí quyển. Cho ví dụ về sự tồn tại của áp suất khí quyển
10/ Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng lực đẩy như thế nào? Viết công thức tính lực đẩy Acsimet và giải thích, nêu đơn vị các đại lượng có trong công thức. Có những cách nào để kiểm tra độ lớn lực đẩy Acsimet? Trình bày các cách đó.
11/ Nêu điều kiện để một vật nổi, vật chìm, vật lơ lững. Khi một vật nổi trên mặt chất lỏng, lực đẩy Acsimet được tính như thế nào?
12/ Khi nào có công cơ học? Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức, giải thích các đại lượng và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
II. Bài tập:
Xem lại các dạng bài tập trong SGK và sách bài tập
1/ Cứ trong 1 phút, tàu hỏa chuyển động đều và đi được 180m.
a/ Tính vận tốc tàu hỏa ra m/s và km/h
b/ Tính thời gian để tàu đi được 2,7km.
c/ Đoạn đường mà tàu đi được trong 10s.
2/ Một vật chuyển động ừ A đến B cách nhau 180m. Trong nửa đoạn đường đầu vật đi với vận tốc V1 = 5m/s, nửa đoạn đường còn lại chuyển động với vận tốc V2 = 3m/s
a/ Sau bao lâu vật đến B.
b/ Tính vận tốc trung của vật trên cả đoạn đường AB.
3/ Hãy nêu đặc điểm của lực tác dụng lên các vật ở hình vẽ sau. Cho tỉ lệ xích ở các hình là 1cm ứng với 8N
4/ Treo vật A vào vào một lực kế thấy lực kế chỉ 20N. Móc thêm vật B vào lực kế thấy 4/ Treo vật A vào vào một lực kế thấy lực kế chỉ 20N. Móc thêm vật B vào lực kế thấy lực kế chỉ 30N. Hỏi:
a/ Khi treo vật A vào lực kế, những lực nào đã tác dụng lên vật A, chúng có đặc điểm gi?
b/ Khối lượng của bật B là bao nhiêu?
5/ Dùng khái niệm quán tính giải thích các hiện tượng sau:
a/ Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khạch trên xe bị nghiêng về bên trái.
b/ Bút tắc mực, ta vẩy mạnh, bút có thể viết tiếp được.
c/ Khi cán búa lỏng, có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất.
6/ Kéo một chiếc hộp gỗ trên bàn thông qua lực kế. Kết quả cho thấy:
a/ Khi lực kế chỉ 5N, hộp gỗ vẫn đứng yên.
b/ Khi lực kế chỉ 12N, hộp gỗ chuyển động thẳng đều.
Hãy chỉ rõ đặc điểm của lực ma sát trong các trường hợp nói trên.
7/ Một vật có khối lượng m = 4kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích mặt tiếp xúc của vật với mặt bàn là S = 60cm2. Tính áp suất tác dụng lên mặt bàn.
8/ Vì sao các vật như kim khâu, mũi khoan, mũi đột người ta thường làm đầu nhọn?
9/ Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 36m so với mặt nước biển. Cho TLR trung bình nước biển là 10300N/m3.
a/ Tính áp suất ở độ sâu ấy.
b/ Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,016m2. Tính áp lực của nước tác dụng lên phần diện tích này.
10/ Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 100cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 7,8N. Cho TLR của nước 10.000N/m3.
a/ Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật
b/ Xác định khối lượng riêng của chất làm nên vật.
11/ Treo vật nhỏ vào lực kế và đặt chúng trong không khí thấy lực kế chỉ F = 12N. Vẫn treo vật bằng lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ F’ = 7N. Tính thể tích của vật và trọng lượng riêng của nó. Cho KLR của nước là D = 1000kg/m3.
12/ Một vật có khối lượng 0,75kg và khối lượng riêng 10,5g/cm3 được thả vào một chậu nước.
Vật bị chìm xuống đáy hay nổi trên mặt nước Tại sao? Tìm lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật.
Cho TLR của nước d = 10 000N/m3.
File đính kèm:
- De cuong on tap lop 8 20122013.doc