Câu 1: Tính chất nào sau đây cho biết chất đó là tinh khiết:
A. Không tan trong nước B. Không màu, không mùi
C. Có vị ngọt, mặn, đắng hoặc chua D. Khi đun thấy sôi ở nhiệt độ nhất định
Đáp án: D
Câu 2: Chất nào sau đây được gọi là chất tinh khiết:
A. Nước suối, nước sông B. Nước cất C. Nước khoáng D. Nước đá
48 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ I (năm học 2013-2014) môn hóa học lớp 8 (in đến trang 13), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I (NĂM HỌC 2013-2014)
MÔN HÓA HỌC LỚP 8 (in đến trang 13)
Chương 1: CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
DẠNG 1: Khoanh tròn vào câu trả lời A, B, C, D mà em cho là đúng nhất
Câu 1: Tính chất nào sau đây cho biết chất đó là tinh khiết:
A. Không tan trong nước B. Không màu, không mùi
C. Có vị ngọt, mặn, đắng hoặc chua D. Khi đun thấy sôi ở nhiệt độ nhất định
Đáp án: D
Câu 2: Chất nào sau đây được gọi là chất tinh khiết:
A. Nước suối, nước sông B. Nước cất C. Nước khoáng D. Nước đá
Đáp án: B
Câu 3: Phép lọc được dùng để tách một hỗn hợp gồm:
A. Muối ăn với nước B. Muối ăn với đường C. Đường với nước D. Nước với cát
Đáp án: D
Câu 4: Phép chưng cất được dùng để tách một hỗn hợp gồm:
A. Nước với muối ăn B. Nước với rượu C. Cất với đường D. Bột sắn với lưu huỳnh
Đáp án: B
Câu 5: Có thể thay đổi độ ngọt của đường bằng cách:
A. Thêm đường B. Thêm nước C. A và B đều đúng D. A và B đều sai
Đáp án: C
Câu 6: Cho các nguyên tử với các thành phần cấu tạo như sau: Nguyên tố A (6n; 5p; 5e), Nguyên tố B (10p; 10e; 10n), Nguyên tố C (5e; 5p; 5n), Nguyên tố D (11p; 11e; 12n). Ở đây có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Đáp án: B
Câu 7: Dãy chất nào sau đây gồm toàn kim loại:
A. Nhôm, đồng, lưu huỳnh B. Sắt, chì, thủy ngân, bạc
C. Oxi, cacbon, canxi, nitơ D. Vàng, megiê, clo, kali
Đáp án: B
Câu 8: Cho dãy kí hiệu các nguyên tố sau: O, Ca, N, Fe, S. Theo thứ tự tên của các nguyên tố lần lượt là:
A. Oxi, cacbon, nitơ, nhôm, đồng B. Oxi, lưu huỳnh, canxi, sắt, nitơ
C. Oxi, cacbon, nitơ, kẽm, sắt D. Oxi, canxi, nitơ, sắt, lưu huỳnh
Đáp án: D
Câu 9: Trong số các chất dưới đây, thuộc loại đơn chất có:
A. Thủy ngân B. Nước C. Muối ăn D. Đá vôi
Đáp án: A
Câu 10: Trong số các chất dưới đây, thuộc loại hợp chất có:
A. Nhôm B. Đá vôi C. Khí hiđro D. Photpho
Đáp án: B
Câu 11: Phương pháp thích hợp nhất để tách được muối ăn từ nước biển là:
A. Bay hơi B. Chưng cất C. Lọc D. Tách
Đáp án: A
Câu 12: Công thức hóa học nào sau đây được viết sai:
A. K2O B. Al2O3 C. Al3O2 D. FeCl3
Đáp án: C
Câu 13: Từ công thức hóa học Na2CO3, cho biết ý nào đúng:
(1) Hợp chất trên do 3 đơn chất là: Na, C, O tạo nên
(2) Hợp chất trên do 3 nguyên tố là: Na, C, O tạo nên
(3) Hợp chất trên có PTK = 23 + 12 + 16 = 51 đvC
(4) Hợp chất trên có PTK = 23*2 + 12 + 16*3 = 106 đvC
A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (1), (4) D. (2), (4)
Đáp án: D
Câu 14: Các dãy công thức hóa học sau, dãy nào toàn là hợp chất:
A. CH4, Na2SO4, Cl2, H2, NH3, CaCO3, C12H22O11 B. HCl, O2, CuSO4, NaOH, N2, Ca(OH)2, NaCl
C. HBr, Hg, MgO, P, Fe(OH)3, K2CO3, H2O D. Ca(HCO3)2, CuCl2, ZnCl2, CaO, HI, NO2, Al2O3
Đáp án: D
Câu 15: Cách viết các dãy công thức hóa học sau, cách nào viết đúng:
A. CH4, H2O2, O3, Ca(OH)2, MgO, Fe3O4, Na2SO4 B. CO, Fe2O2, CuO2, Hg2O, NaCl2, Zn(OH)2, CH3
C. Al3O2, Ca2(PO4)3, NaOH, Hg(OH)2, O2, SO2, H2O D. MgCl2, KSO4, NO2, BaSO4, Cu2(PO4)3, Cl2, KO2
Đáp án: A
Câu 16: Nguyên tố sắt có hóa trị là (III), nhóm nguyên tố SO4 có hóa trị (II), công thức hóa học nào viết đúng?
A. FeSO4 B. Fe2SO4 C. Fe3(SO4)2 D. Fe2(SO4)3
Đáp án: D
Câu 17: Cho các chất: Cl2, H2SO4, Cu(NO3)2, Al2(SO4)3. Phân tử khối lần lượt là:
A. 71; 98; 168; 315 B. 71; 98; 178; 325 C. 71; 98; 188; 342 D. 71; 98; 188; 324
Đáp án: C
Câu 18: Phân tử khí ozon gồm ba nguyên tử oxi, công thức hóa học của phân tử khí ozon là:
A. 3 O B. 3 O2 C. O3 D. 3 O3
Đáp án: C
Câu 19: Hợp chất A tạo bởi hai nguyên tố là nitơ (N) và oxi (O), có phân tử khối bằng 46 đvC và tỉ số khối lượng mN : mO = 3,5: 8. Công thức phân tử của hợp chất a là:
A. NO B. NO2 C. N2O3 D. N2O5
Đáp án: B
Câu 20: Một hợp chất có: Phân tử khối là 160 đvC, thành phần phần trăm về khối lượng của sắt là 70 % và oxi là 30 %. Công thức hóa học của hợp chất là:
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không xác định được
Đáp án: B
Câu 21: Có thể dùng cụm từ nào sau đây nói về nguyên tử:
A. Tạo ra chất B. Giữ nguyên trong các phản ứng hóa học
C. Khối lượng nguyên tử D. Trung hòa về điện
Đáp án: D
Câu 22: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau nhờ:
A. Electron B. Proton C. Nơtron D. Tất cả đều sai
Đáp án: A
Câu 23: Hiện tượng nào là hiện tượng vật lý trong số các hiện tượng cho dưới đây?
A. Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí có mùi hắc
B. Cồn để trong lọ không đậy nắp, cồn sẽ bay hơi có mùi đặc trưng
C. Đá vôi bị nhiệt phân hủy thành vôi sống và khí cacbonic
D. Đường khí cháy tạo thành than và hơi nước
Đáp án: B
Câu 24: Phân tử khối của nhôm oxit (Al2O3) là:
A. 75 đvC B. 150 đvC C. 120 đvC D. 102 đvC
Đáp án: D
Câu 25: Cho các công thức hóa học sau: Br2, AlCl3, Zn, P, CaO, H2. Trong đó:
A. Có 3 đơn chất, 3 hợp chất B. Có 4 đơn chất, 2 hợp chất
C. Có 2 đơn chất, 4 hợp chất D. Có 4 hợp chất, 2 đơn chất
Đáp án: B
Câu 26: Hiện tượng nào là hiện tượng hóa học trong số các hiện tượng cho dưới đây?
A. Hòa tan thuốc tím vào nước sẽ tạo thành dung dịch thuốc tím
B. Làm bay hơi dung dịch muối ăn sẽ tạo thành tinh thể muối ăn
C. Thủy tinh đun cho nóng chảy và thổi thành bình cầu
D. Sắt để lâu trong không khí sẽ bị gỉ
Đáp án: D
Câu 27: Trong các định nghĩa về nguyên tử sau đây, định nghĩa nào là đúng?
A. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé, không bị phân chia trong phản ứng hóa họ
B. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện, nguyên tử tạo ra mọi chất
C. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm
D. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện, nguyên tử tạo ra mọi phân tử
Đáp án: C
Câu 28: Căn cứ vào cấu tạo của chất (do một, hai, ba, … nguyên tố hóa học cấu tạo nên); người ta có thể chia chất ra làm mấy loại?
A. Hai loại B. Ba loại C. Bốn loại D. Năm loại
Đáp án: A
Câu 29: Hãy lựa chọn dãy công thức hóa học đúng của các hợp chất chứa hai nguyên tố sau đây:
N (III) và H; Al (III) và O ; S (II) và H; N (V) và O; C (II) và O
A. NH3, Al2O3, H2S, N5O2, C2O B. NH3, Al3O2, HS2, N2O5, CO2
C. NH3, Al2O3, H2S, N2O5, CO D. N3H, Al3O2, H2S, N2O5, CO
Đáp án: C
Câu 30: Cho các chất: HCl, N2, O2, CaCO3, SO2, Cl2, NH3, H2O, NaCl, Zn. Dãy chất gồm các đơn chất là?
A. N2, O2, CaCO3, SO2 B. HCl, N2, O2, NH3, H2O
C. NH3, H2O, NaCl, Zn D. N2, O2, Cl2, Zn
Đáp án: D
Câu 31: Thành phần phân tử axit sunfuric gồm nguyên tố hiđro và nhóm nguyên tử SO4 có hóa trị (II). Xác định công thức hóa học đúng của axit sunfuric?
A. H2SO B. H2(SO4)2 C. HSO4 D. H2SO4
Đáp án: D
Câu 32: Phân tử khối của H2SO4 và H3PO4 lần lượt sẽ là:
A. 94 đvC; 98 đvC B. 98 đvC; 98 đvC C. 96 đvC; 98 đvC D. 98 đvC; 100 đvC
Đáp án: B
Câu 33: Trong công thức Ba3(PO4)2, hoá trị của nhóm (PO4) sẽ là:
A. I B. II C. III D. IV
Đáp án: C
Câu 34: Chọn hoá trị của nguyên tố nitơ là (IV). Công thức hoá học nào sau đây là phù hợp:
A. NO B. NO2 C. N2O D. N2O3
Đáp án: B
Câu 35: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?
1/ Trứng bị thối 4/ Hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng dần lên
2/ Mực hòa tan vào nước 5/ Khi đốt cháy than toả ra nhiều khí độc gây ô nhiễm môi trường
3/ Tẩy màu vải xanh thành trắng 6/ Khi đốt nóng một lá sắt thì thấy khối lượng tăng lên
A. 1, 3, 5, 6 B. 1, 2, 4 C. 1, 2, 3, 4 D. 2, 3, 5
Đáp án: A
Câu 36: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý?
1/ Sự kết tinh muối ăn 3/ Về mùa hè, thức ăn thường bị thiu
2/ Khi nấu canh cua, gạch cua nổi lên trên 5/ Đun qúa lửa mỡ sẽ khét
5/ Bình thường lòng trắng trứng ở trạng thái lỏng, khi đun nó đông tụ lại
A. 1, 2, 4 B. 1, 2, 5 C. 1, 2, 3, 4 D. 2, 3, 4
Đáp án: B
Câu 37: Khi đốt nến, nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra cacbon đioxit và hơi nước. Qúa trình này là?
A. Hiện tượng vật lý B. Cả hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học
C. Hiện tượng hóa học D. Tất cả đề sai
Đáp án: B
Câu 38: Trong các chất cho dưới đây, chất nào là đơn chất?
A. Axit Clohiđric do hai nguyên tố là hiđro và oxi cấu tạo nên
B. Khí Ozon có phân tử gồm ba nguyên tử oxi liên kết với nhau
C. Axit Sunfuric do ba nguyên tố là hiđro, lưu huỳnh và oxi cấu tạo nên
D. Natri clorua do hai nguyên tố là natri và clo cấu tạo nên
Đáp án: B
Câu 39: Từ công thức hóa học K2CO3, hãy cho biết ý nào đúng.
A. Hợp chất trên do ba chất là K, C, O tạo nên B. Hợp chất trên do ba nguyên tố là K, C, O tạo nên
C. Hợp chất trên do ba nguyên tử là K, C, O tạo nên D. Hợp chất trên do ba phân tử là K, C, O tạo nên
Đáp án: B
Câu 40: Trong các công thức hóa học sau, dãy công thức hóa học nào là hợp chất?
A. H2SO4, NaCl, Cl2, O3 B. HCl, Na2SO4, H2O, Na2CO3
C. NH3, H2, NaOH, CaCO3 D. Cl2, H2, Na3PO4, H3PO4
Đáp án: B
Câu 41: Nguyên tố hóa học là:
A. Yếu tố cơ bản tạo nên nguyên tử B. Tập hợp các nguyên tử khác loại
C. Phần tử chính tạo nên nguyên tử D. Tập hợp các nguyên tử cùng loại
Đáp án: D
Câu 42: Trong các chất dưới đây, chất nào là hợp chất?
A. Kẽm là do nguyên tố kẽm cấu tạo nên B. Khí Clo do nguyên tố clo cấu tạo nên
C. Đất đèn do nguyên tố cacbon và canxi tạo nên D. Khí hiđro do nguyên tố hiđro cấu tạo nên
Đáp án: C
Câu 43: Các hiện tượng dưới đây đâu là hiện tượng vậy lý?
A. Để rượu nhạt lâu ngoài không khí, rượu nhạt lên và chuyển thành giấm chua
B. Dây sắt được cắt nhỏ và tán thành đinh
C. Bỏ qủa trứng vào dung dịch axit Clohiđric, thấy vỏ trứng sủi bọt
D. Đốt lưu huỳnh trong không khí sinh ra chất có mùi hắc
Đáp án: B
Câu 44: Biết S hóa trị (IV), hãy chọn công thức hóa học phù hợp với qui tắc hóa trị trong các công thức sau đây:
A. S2O2 B. S2O3 C. SO2 D. SO
Đáp án: C
Câu 45: Các công thức hóa học sau, cách nào viết đúng.
A. Ca2O B. CaO C. AlO3 D. NaCl2
Đáp án: B
Câu 46: Dựa vào dấu hiệu nào dưới đây để phân biệt phân tử của hợp chất với phân tử của đơn chất.
A. Số nguyên tố hóa học trong phân tử B. Kích thước của phân tử
C. Số lượng nguyên tử trong phân tử D. Hình dạng của phân tử
Đáp án: A
Câu 47: Những nhận xét nào sau đây đúng?
1/ Xăng, khí nitơ, muối ăn, nước tự nhiên là hỗn hợp
2/ Sữa, không khí, nước chanh, trà đá là hỗn hợp
3/ Muối ăn, đường, khí cacbonic, nước cất là chất tinh khiết
4/ Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 4
Đáp án: D
Câu 48: Trong tự nhiên nguyên tố hóa học có thể tồn tại ở những dạng nào?
A. Tự do B. Hỗn hợp C. Hóa hợp D. Tự do và hóa hợp
Đáp án: D
Câu 49: Một hợp chất phân tử gồm 2 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và có phân tử khối là 62 đvC. X là nguyên tố nào sau đây?
A. Fe B. Zn C. Na D. Al
Đáp án: C
Câu 50: Biết P (V) và O (II). Hãy chọn công thức hóa học đúng trong các công thức cho dưới đây:
A. P5O2 B. P2O3 C. P2O5 D. PO5
Đáp án: C
Câu 51: Biết N hóa trị (IV), O hóa trị (II),CTHH nào phù hợp với qui tắc hóa trị trong số các công thức sau đây?
A. N2O5 B. N2O C. NO4 D. NO2
Đáp án: D
Câu 52: Công thức hóa học KHSO4 cho biết:
A. Phân tử gồm có một nguyên tử K, một nguyên tử S và bốn nguyên tử oxi
B. Phân tử khối của hợp chất là 136 đvC
C. Tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất là 1:1:1:2
D. Phân tử khối của hợp chất là 140 đvC
Đáp án: B
Câu 53: Nguyên tử trung hòa về điện là do:
A. Có số hạt proton bằng số hạt nơtron B. Có số hạt proton bằng số hạt electron
C. Có số hạt nơtron bằng số hạt electron D. Tổng số hạt proton và nơtron bằng số hạt electron
Đáp án: B
Câu 54: Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi:
A. Hạt proton và hạt electron B. Hạt proton và hạt nơtron
C. Hạt notron và hạt electron D. Cả ba loại hạt trên
Đáp án: B
Câu 55: Chất có phân tử khối bằng nhau?
A. O3 và N2 B. N2 và CO C. C2H6 và CO2 D. NO2 và SO2
Đáp án: B
Câu 56: Cho biết hóa trị của Al (III), hóa trị của nhóm SO4 (II). Công thức hóa học đúng của chất là?
A. Al3SO4 B. Al3(SO4)2 C. AlSO4 D. Al2(SO4)3
Đáp án: D
Câu 57: Cho các chất: O3, NO2, KOH, P, H3PO4, CuO, H2, CO2. Dãy chất gồm các hợp chất là?
A. O3, NO2, KOH, P, H3PO4 B. CuO, H2, CO2, KOH, P, H3PO4
C. NO2, KOH, H3PO4, CuO, CO2 D. KOH, P, H3PO4, CuO, H2
Đáp án: C
Câu 58: Theo khái niệm thì phân tử là hạt đại diện cho:
A. Nguyên tử B. Nguyên tố hóa học C. Chất D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: C
Câu 59: Hợp chất là chất được tạo nên từ:
A. Hai hay nhiều nguyên tử B. Hai hay nhiều nguyên tố
C. Hai hay nhiều chất D. Hai hay nhiều phân tử
Đáp án: B
Câu 60: Hỗn hợp là chất được tạo nên từ:
A. Hai hay nhiều chất B. Hai hay nhiều nguyên tố C. Hai hay nhiều nguyên tử D. Hai hay nhiều phân tử
Đáp án: A
DẠNG 2: Hãy điền từ và cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Câu 61: Cho các từ và cụm từ: nguyên tử, nguyên tố, nguyên tử khối, proton, electron, cùng loại, hạt nhân, khối lượng, nơtron. Hãy điền vào chỗ trống trong câu sau:
Canxi là ………………… có trong thành phần của xương ……………… nguyên tử canxi có 20 hạt …………… Nguyên tử canxi trung hòa về điện nên số hạt ………………… trong nguyên tử cũng bằng 20, ……………… nguyên tử canxi tập trung ở hạt nhân
Câu 62: Cho các từ và cụm từ: hạt vô cùng nhỏ bé, proton, số proton bằng số electron, những electron, trung hòa về điện, hạt nhân, nơtron. Hãy điền vào chỗ trống trong câu sau:
Nguyên tử là ………………… và ……….… Từ nguyên tử tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm ……………..… mang điện tích dương và vỏ tạo bởi ………………… mang điện tích âm. Hạt nhân được tạo bởi …………… và ……….
Câu 63: Cho các từ và cụm từ: hạt nhân, proton, electron, notron, phân tử khối, nguyên tử, đơn chất, hợp chất, trung hòa về điện. Hãy điền vào chỗ trốâng trong câu sau:
Nguyên tử có cấu tạo gồm ……………….… mang điện tích dương và lớp vỏ mang điện tích âm. Hạt nhân gồm hai loại hạt là …………… và ……………… Lớp vỏ gồm các hạt ……………… Số lượng hạt …………..… trong hạt nhân bằng số hạt ………………..… ở lớp vỏ, vì vậy nguyên tử …………………………….…………………...
Câu 64: Cho các từ và cụm từ: một nguyên tử, một nguyên tố hóa học, đơn chất, hai hay nhiều nguyên tố hóa học, hai hay nhiều nguyên tử, một chất, hai chất trở lên, hợp chất. Hãy điền vào chỗ trống trong câu sau:
Đơn chất là những chất được tạo nên từ ……………………....còn hợp chất được tạo nên từ ……………………. Kim loại đồng, khí oxi, khí hiđro là những ………………….., còn nước, khí cacbonic là những …………………..
Câu 65: Cho các từ và cụm từ: nguyên tử, phân tử, đơn chất, chất, kim loại, phi kim, hợp chất, nguyên tố hóa học, hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ. Hãy điền vào sơ đồ sau:
DẠNG 3: Kết hợp cột (I) và cột (II) cho phù hợp
Câu 66: Chọn nội dung khái niệm ở cột (I) cho phù hợp với hiện tượng ở cột (II)
Cột (I). Khái niệm
Cột (II). Hiện tượng
Trả lời
1. Hiện tượng hóa học
a) Cồn bay hơi
1b, 1c, 1f
2. Hiện tượng vật lý
b) Sắt cháy trong không khí
2a, 2d, 2e
3. Tính chất hóa học
c) Đốt lưu huỳnh tạo ra chất có mùi hắc
3b, 3f
4. Tính chất vật lý
d) Đun sôi nước tự nhiên
4d
e) Ở nhiệt độ cao một số kim loại ở trạng thái lỏng
f) Sắt bị gỉ trong không khí ẩm
Câu 67: Chọn tính chất ở cột (I) sao cho phù hợp với phương pháp xác định ở cột (II)
Cột (I). Tính chất
Cột (II). Phương pháp xác định
Trả lời
1. Nhiệt độ nóng chảy
a) Làm thí nghiệm
1b
2. Tính tan
b) Dùng nhiệt kế
2a
3. Tính dẫn điện
c) Quan sát
3d
4. Khối lượng riêng
d) Dùng ampe kế
4f
e) Nếm
f) Đo thể tích
Câu 68: Chọn nội dung ở cột (I) với nội dung ở cột (II) sao cho phù hợp
Cột (I). Thí nghiệm
Cột (II). Hiện tượng
Trả lời
1. Cho muối ăn vào nước
a) Chất rắn cháy tạo khí
1b
2. Đốt một mẩu than
b) Chất rắn tan
2a
3. Đun một cốc nước đến 1000C
c) Chất rắn tan có tỏa nhiệt
3e
4. Cho một mẩu vôi vào nước
d) Chất rắn không tan
4c
e) Chất lỏng bay hơi
f) Chất lỏng đông đặc
Câu 69: Chọn ví dụ ở cột (II) sao cho phù hợp với khái niệm ở cột (I)
Cột (I). Các khái niệm
Cột (II). Các ví dụ
Traû lôøi
1. Nguyên tử
a) Nước muối
1f
2. Hợp chất
b) Fe, O2, C
2e
3. Chất nguyên chất
c) Nước cất, muối ăn
3b, 3e, 3f
4. Hỗn hợp
d) Muối iot, nước chanh
4a, 4d
5. Phân tử
e) NaOH, NaCl, CO2
5e
f) S, Si, Cu
Câu 70: Chọn ví dụ ở cột (II) sao cho phù hợp với khái niệm ở cột (I)
Cột (I). Các khái niệm
Cột (II). Các ví dụ
Trả lời
1. Nguyên tử
a) N, Al, O2
1c
2. Đơn chất
b) H2O, O3, SO2
2d
3. Hợp chất
c) Cu, S, H
3e
4. Phân tử
d) O2, H2, Cl2
4b, 4d, 4e
e) KOH, KCl, K2O
f) Zn, H2SO4, Br2
B. PHẦN TỰ LUẬN
DẠNG 1: Tính phân tử khối của chất
Bài tập mẫu: PTK của Ca(HCO3)2 = 40 + (1 + 12 + 16 * 3) * 2 = 162 đvC
Bài tập tự giải:
Đề: Tính phân tử khối của các chất sau: CO2, SO2, O2, CaO, FeCl2, Ca(OH)2, H2SO4, CuSO4, Al2(SO4)3, Fe2(SO4)3, Zn(NO3)2, BaSO4, BaCl2, KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2HPO4, Ca(H2PO4)2, AgNO3, Fe(OH)2, ZnCO3
DẠNG 2: Lập công thức hóa học của hợp chất
Bài tập mẫu: a) Lập CTHH của Al (III) với O (II)
Ta có: x = 2 vaø y = 3 Vaäy CTHH laø Al2O3
Bài tập mẫu: b) Lập CTHH của Al (III) với SO4 (II)
Ta có: x = 2 vaø y = 3 Vaäy CTHH laø Al2(SO4)3
Bài tập tự giải: Lập CTHH của các hợp chất sau:
1/ Ca(II) với O; Fe(II, III) với O; K(I) với O; Na(I) với O; Zn(II) với O; Hg(II) với O; Ag(I) với O
2/ Ca(II) với nhóm NO3(I); K(I) với nhóm NO3(I); Na(I) với nhóm NO3(I); Ba(II) với nhóm NO3(I)
3/ Ca(II) với nhóm CO3(II); K(I) với nhóm CO3(II); Na(I) với nhóm CO3(II); Ba(II) với nhóm CO3(II)
4/ Zn(II) với nhóm SO4(II); Ba(II) với nhóm SO4(II); K(I) với nhóm SO4(II); Ag(I) với nhóm SO4(II)
DẠNG 3: Tính hóa trị của nguyên tố chưa biết trong hợp chất
Bài tập mẫu: a) Tính hóa trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5
Giải: Gọi a là hóa trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5 (a>0)
Ta có: Vaäy trong CT hôïp chaát N2O5 thì N (V)
Baøi taäp maãu: b) Tính hoùa trò cuûa nguyeân toá S trong hôïp chaát SO2
Giaûi: Goïi a laø hoùa trò cuûa nguyeân toá S trong hôïp chaát SO2 (a>0)
Ta có: Vaäy trong CT hôïp chaát SO2 thì S (IV)
Baøi taäp maãu: c) Tính hoùa trò cuûa nhoùm PO4 trong hôïp chaát Ca3(PO4)2, bieát nguyeân toá Ca(II)
Giaûi: Goïi b laø hoùa trò cuûa nhoùm PO4 trong hôïp chaát Ca3(PO4)2 (b>0)
Ta có: Vaäy trong CT hôïp chaát Ca3(PO4)2 thì PO4 (III)
Bài tập tự giải:
1/ Tính hóa trị của nguyên tố N lần lượt có trong các hợp chất NO; NO2; N2O3; N2O5
2/ Tính hóa trị của nguyên tố Fe lần lượt có trong các hợp chất FeO; Fe2O3
3/ Tính hóa trị của nhóm SO4 trong hợp chất Na2SO4; nhóm NO3 trong hợp chất NaNO3, nhóm CO3 trong hợp chất K2CO3; nhóm PO4 trong hợp chất K3PO4; nhóm HCO3 trong hợp chất Ca(HCO3)2; nhóm H2PO4 trong hợp chất Mg(H2PO4)2; nhóm HPO4 trong hợp chất Na2HPO4; nhóm HSO4 trong hợp chất Al(HSO4)3
DẠNG 4: Tính toán và viết thành công thức hóa học
Bài tập mẫu: Hợp chất Crx(SO4)3 có phân tử khối là 392 đvC. Tính x và ghi lại công thức hóa học?
Ta có: PTK của Crx(SO4)3 = 392 Crx = 392 – 288 x = 104 : 52 = 2
Vậy CTHH của hợp chất là Cr2(SO4)3
Bài tập tự giải: Tính x và ghi lại CTHH của các hợp chất sau: (nguyên tử khối dựa vào sgk lớp 8 trang 42)
1/ Hợp chất Fe(OH)y có phân tử khối là 107 đvC. Tính y và ghi lại công thức hóa học?
2/ Hợp chất Cu(OH)y có phân tử khối là 98 đvC. Tính y và ghi lại công thức hóa học?
3/ Hợp chất Ca(NO3)y có phân tử khối là 164 đvC. Tính y và ghi lại công thức hóa học?
4/ Hợp chất KxSO4 có phân tử khối là 174 đvC. Tính x và ghi lại công thức hóa học?
5/ Hợp chất Alx(SO4)3 có phân tử khối là 342 đvC. Tính x và ghi lại công thức hóa học? Chương 2. PHẢN ỨNG HÓA HỌC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
DẠNG 1: Khoanh tròn vào câu trả lời A, B, C, D mà em cho là đúng nhất
Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng CaCO3 + HCl CaCl2 + CO2 + H2O
Tỉ lệ số phân tử CaCO3 : số phân tử HCl tham gia phản ứng là
A. 1, 1 B. 1, 2 C. 1, 3 D. 2, 1
Đáp án: B
Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2. Hệ số cân bằng cho phản ứng trên là?
A. 1, 1, 1, 2 B. 2, 1, 1, 1 C. 2, 1, 2,1 D. 1, 2, 1, 1
Đáp án: B
Câu 3: Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu mà em dự đoán được có phản ứng hóa học xảy ra?
A. Nhiệt độ phản ứng B. Tốc độ phản ứng C. Chất mới sinh ra D. Tất cả đều sai
Đáp án: C
Câu 4: Trong một phản ứng hóa học, các chất phản ứng và chất tạo thành phải chứa cùng:
A. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố B. Số phân tử của mỗi chất
C. Số nguyên tử trong mỗi chất D. Số nguyên tố tạo ra chất
Đáp án: A
Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng x Al(OH)3 + y H2SO4 Alx(SO4)y + 6 H2O
Hãy chọn x, y bằng các chỉ số thích hợp nào sau đây để lập được phương trình hóa học trên (biết x y)
A. x = 2; y = 1 B. x = 3; y = 4 C. x = 2; y = 3 D. x = 4; y = 3
Đáp án: C
Câu 6: Các nhận định sau đây, nhận định nào đúng?
1/ Trong phản ứng hóa học, khi chất biến đổi làm các nguyên tử biến đổi theo
2/ Phương trình hóa học gồm công thức hóa học của các chất trong phản ứng với hệ số thích hợp sao cho số nguyên tử mỗi nguyên tố ở hai vế đều bằng nhau
3/ Dựa vào dấu hiệu có sự thay đổi về trạng thái của chất để nhận biết có phản ứng xảy ra
4/ Để lập phương trình hóa học đầu tiên ta phải cân bằng số nguyên tử của các chất
A. 2, 4 B. 2, 3 C. 2 D. 1, 4
Đáp án: B
Câu 7: Trong các cách phát biểu về định luật bảo toàn khối lượng như sau, cách phát biểu nào đúng?
A. Tổng sản phẩm các chất bằng tổng chất tham gia
B. Trong một phản ứng, tổng số phân tử chất tham gia bằng tổng số phân tử chất tạo thành
C. Trong một PƯHH, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng
D. Không phát biểu nào đúng
Đáp án: C
Câu 8: Than cháy theo phản ứng hóa học Cacbon + khí Oxi khí Cacbonic
Cho biết khối lượng của cacbon là 4,5 kg, khối lượng khí oxi là 12,5 kg. Khối lượng khí cacbonic là?
A. 15 kg B. 16,5 kg C. 17 kg D. 20 kg
Đáp án: C
Câu 9: Khi nung đá vôi (canxi cacbonat) bị phân hủy theo PƯHH Canxi cacbonatVôi sống + khí Cacbonic
Cho biết khối lượng canxi cacbonat là 100 kg, khối lượng khí cacbonic là 44 kg. Khối lượng vôi sống là:
A. 50 kg B. 56 kg C. 60 kg D. 66 kg
Đáp án: B
Câu 10: Khi nung đá vôi (canxi cacbonat) bị phân hủy theo PƯHH Canxi cacbonat Vôi sống + khí Cacbonic
Cho biết khối lượng canxi cacbonat là 140 kg, khối lượng khí cacbonic là 110 kg. Khối lượng vôi sống là?
A. 25 kg B. 250 kg C. 300 kg D. 30 kg
Đáp án: D
Câu 11: Than cháy theo phản ứng hóa học Cacbon + khí Oxi khí Cacbonic
Cho biết khối lượng của cacbon là 3 kg, khối lượng khí oxi là 15,5 kg. Khối lượng khí cacbonic là?
A. 18,5 kg B. 10,5 kg C. 11 kg D. 12 kg
Đáp án: A
Câu 12: Hòa tan muối ăn vào nước, được dung dịch trong suốt. Cô cạn dung dịch, những hạt muối ăn lại xuất hiện. Quá trình này được gọi là hiện tượng:
A. Hóa học B. Hòa tan C. Vật lý D. Bay hơi
Đáp án: C
Câu 13: Trong các quá trình sau, đâu là hiện tượng hóa học?
A. Than cháy trong khí oxi tạo ra cacbon đioxit B. Cồn để trong lọ hở nút bị bay hơi
C. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành chai, lọ D. Nước đá tan thành nước lỏng
Đáp án: A
Câu 14: Từ nào trong số các từ sau là khác loại?
A. Sự bay hơi B. Sự cháy C. Sự chưng cất D. Sự chiết
Đáp án: B
Câu 15: Khái niệm nào sau đây là khác loại ?
A. Hiện tượng vật lý B. Hiện tượng hóa học C. Hiện tượng bay hơi D. Hóa trị
Đáp án: D
Câu 16: Trong những chất dùng làm phân đạm sau đây, chất nào có tỉ lệ % về khối lượng nitơ cao nhất ?
A. (NH4)2SO4 B. KNO3 C. NH4NO3 D. CO(NH2)2
Đáp án: C
Câu 17: Biết rằng kim loại magie (Mg) tác dụng với axit clohiđric (HCl) tạo ra muối magie clorua (MgCl2) và khí hiđro (H2). Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn phản ứng hóa học trên?
A. Mg + HCl MgCl2 + H2 B. Mg + 2HCl MgCl2 + H2
C. 2Mg + 3HCl 2MgCl3 + 3H2 D. Mg + 4HCl MgCl4 + 2H2
Đáp án: B
Câu 18: Cho phương trình phản ứng x Al + y HCl z AlCl3 + t H2. Các hệ số x, y, z, t nhận giá trị lần lượt:
A. 2, 6, 2, 3 B. 2, 6, 3, 2 C. 2, 6, 3, 3 D. 6, 2, 2, 3
Đáp án: A
Câu 19: Khi đốt nến (làm bằng parafin), các quá trình xảy ra bao gồm : Nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng bay hơi. Hới nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và nước.
A. Tất cả các quá trình trên đều là hiện tượng vật lý
B. Tất cả các quá trình trên đều là hiện tượng hóa học
C. Các quá trình thứ nhất và thứ hai đều là hiện tượng vật lý, quá trình thứ ba là hiện tượng hóa học
D. Các quá trình thứ nhất và thứ hai đều là hiện tượng hóa học, quá trình thứ ba là hiện tượng vật lý
Đáp án: C
Câu 20: Cho phương trình hóa học BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2 NaCl
Cho biết khối lượng của Na2SO4 là 14,2g; của BaSO4 là 23,3g; của NaCl là 11,7g. Vậy khối lượng của BaCl2 tham gia phản ứng là :
A. 20,8gam B. 2,08gam C. 208gam D. 10,4gam
Đáp án: A
Câu 21: Khi cho khí hiđro đi qua bột sắt III oxit (Fe2O3) nung nóng đỏ, người ta thu được sắt (Fe) theo phương trình phản ứng 3 H2 + Fe2O3 2 Fe + 3 H2O . Nếu sau phản ứng người ta thu được 11,2 gam Fe thì khối lượng Fe2O3 đã tham gia phản ứng là :
A. 160 gam B. 16 gam C. 32 gam D. 320 gam
Đáp án: B
Câu 22: Có điểm nào chung cho các lượng chất : 9,8g H2SO4; 4g NaOH; 8g CuO; 1,8g H2O
A. Đều là hỗn hợp B. Đều là hợp chất C. Đều có cùng số mol D. Đều có hiđro
Đáp án: C
Câu 23: Vôi sống (CaO) t
File đính kèm:
- ON HOA KY I.docx