Đề cương ôn tập học kỳ II môn: Vật lý 9

 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II - Năm học : 2008- 2009

 Môn : VẬT LÝ 9

I/ Câu hỏi lý thuyết:

1/ Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín là gì ? ( bài 33 ) .

2/ Máy phát điện xoay chiều có cấu tạo như thế nào ? Những tác dụng của dòng điện xoay chiều là gì ?

 (Bài 34, 35 ) .

3 / Nêu nguyên nhân làm hao phí điện năng trên đường dây tải điện khi truyền tải điện năng đi xa ? Nêu công thức xác định công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải điện ? Cách làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện ( Bài 36 )

4/ Máy biến thế dùng để làm gì ? Trình bày cấu tạo , nguyên tắc hoạt động và hệ thức của máy biến thế.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II môn: Vật lý 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II - Năm học : 2008- 2009 Môn : VẬT LÝ 9 I/ Câu hỏi lý thuyết: 1/ Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín là gì ? ( bài 33 ) . 2/ Máy phát điện xoay chiều có cấu tạo như thế nào ? ùNhững tác dụng của dòng điện xoay chiều là gì ? (Bài 34, 35 ) . 3 / Nêu nguyên nhân làm hao phí điện năng trên đường dây tải điện khi truyền tải điện năng đi xa ? Nêu công thức xác định công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải điện ? Cách làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện ( Bài 36 ) 4/ Máy biến thế dùng để làm gì ? Trình bày cấu tạo , nguyên tắc hoạt động và hệ thức của máy biến thế. 5/ Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì ? Trình bày mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ khi ánh sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác ? ( Bài 40 – 41 ). 6 / Nêu đặc điểm cấu tạo và đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ ? ( Bài 42). - Nêu các trường hợp vật sáng đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh có đặc điểm gì ? ( Bài 43) - Nêu cách dựng ảnh dùng hai trong ba tia sáng đặc biệt . 7 / Nêu đặc điểm cấu tạo và đường truyền của hai tia sáng qua thấu kính phân kỳ ? ( Bài 44 ). - Vật sáng đặt trước thấu kính phân kỳ cho ảnh có đặc điễm gì ? ( Bài 45 ). - Nêu cách dựng ảnh dùng hai tia sáng đặc biệt . 8/ Những bộ phận chính của máy ảnh là gì ? Aûnh trên phim có đặc điểm gì ? ( Bài 45 ) 9 / Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì ? Qúa trình điều tiết là gì ? Thế nào là điểm cực viễn ( CV), điểm cực cận ( CC ) của mắt ? ( Bài 48 ) . 10 / Nêu đặc điểm của mắt cận , mắt lão và cách khắc phục ( Bài 49 ) . 11/ Kính lúp dùng để làm gì ? Kính lúp là loại thấu kính gì ? Hệ thức số độ bội giác . ( Bài 50) 12 / Cho một số ví dụ về nguồn phát ra ánh sáng trắng và ánh sáng màu ? Cách tạo ra ánh sáng màu ? 13 / Trình bày1 thí nghiệm phân tích chùm ánh sáng trắng thành chùm ánh sáng màu ? ( Bài 54 ) - Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng lục và lam cho ra ánh sáng màu gì ? - Trộn ánh sáng đỏ với lục , đỏ với lam cho ra ánh sáng màu gì ? 14 / Aùnh sáng có những tác dụng gì ? Nêu ứng dụng mỗi trường hợp . 15 / Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng . Nêu quá trình chuyển hoá năng lượng ở nhà máy nhiệt điện và nhà máy thuỷ điện . ( HS cũng có thể học thuộc nội dung ghi nhớ tất cả các bài đã học ở học kỳ II ) II/ Bài tập : A/ Bài tập định tính : 1/ Giải thích vì sao không thể dùng dòng điện một chiều không đổi để chạy máy biến thế ? 2/ Ở mô hình máy phát điện . Giải thích vì sao khi cho nam châm ( hoặc cuộn dây ) quay ta thu được dòng điện xoay chiều ? 3/ Một người cận thị đeo kính cận có tiêu cự 50cm . Hỏi khi không đeo kính cận thì người ấy nhìn rõ được vật xa nhất cách mắt bao nhiêu ? 4/ Ban ngày , lá cây ngoài vườn thường có màu gì ? Trong đêm tối ta thấy có màu gì ? Tại sao ? 5/ Có ba vật đặt trong phòng kín không có ánh sáng , vật A màu trắng, vật B màu đen, vật C màu đỏ. Khi phòng được chiếu sáng toàn bộ bằng ánh sáng đỏ thì mắt ta nhìn thấy các vật có màu gì ? 6/ Tại sao về mùa đông người ta thường mặc quần áo màu tối ,còn về màu hè thường mặc quần áo màu sáng. 7/ So sánh cấu tạo và sự biến đổi năng lượng trong nhà máy điện hạt nhân với nhà máy nhiệt điện . B/ Bài tập định lượng: 1/ Dạng bài tập áp dụng hệ thức của máy biến thế . ( Bài 37.2 trang 46 sách bài tập ) + Ví dụ : Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 2200 vòng , cuộn thứ cấp có 120 vòng . Hiệu điện thế xoay chiều đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp là 220V . Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây thứ cấp . 2/ Dạng bài tập áp dụng công thức công suất hao phí do toả nhiệt . ( Bài tập: 36.1 . 36. 2 trang 45 sbt ) + Ví dụ : Một đường dây tải điện dài 80 km truyền đi một dòng điện có cường độ 200A . Dây dẫn này bằng hợp kim đồng (= 2,0.10-8m ) , có tiết diện 0,5cm2 . Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn . + Ví dụ: Mỗi mét vuông bề mặt của pin mặt trời để ngoài trời nắng đủ làm sáng một bóng đèn 40W, hoạt động một quạt điện 35W và hoạt động một tivi 75W. Biết rằng ánh sáng ngoài trời nắng mang đến mỗi mét vuông mặt đất một công suất 1,5kW. Tính hiệu suất của pin mặt trời . 3 / Vẽ tia tới , tia khúc xạ , xác định góc tới góc khúc xạ , ( Bài tập : 40. 41 . 1 , 40- 41 . 2 . trang 48 sbt ) + Ví dụ : Chiếu một chùm tia sáng hẹp đi từ không khí vào nước và cho biết góc tới bằng 600, góc khúc xạ bằng 400. Tính góc hợp bởi tia phản xạ và tia khúc xạ . 4 / Vẽ ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ . Có trình bày cách vẽ . Dùng phương pháp hình học tính toán khoảng cách từ ảnh đến quang tâm o , và chiều cao của ảnh ? . ( Bài tập: 43.1, 43.2, 43.3,43.4 trang 50 SBT ) . +Ví dụ : Một vật sáng AB có chiều cao h =2cm đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự 12 cm . Vuông góc vơi trục chính , A nằm trên trục chính và cách thấu kính 16 cm . a/ Hãy dựng ảnh A/B/ của AB . b/ Trình bày cách vẽ ảnh . c/ Dùng phương pháp hình học tính : Chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. 5 / Vẽ ảnh tạo bởi thấu kính phân kỳ . Trình bày cách vẽ . Dùng phương pháp hình học tính chiều cao ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính . ( Bài tập: 45.1, 45.2, 45.4 trang 52,53 SBT ) +Ví dụ: Một vật sáng AB có chiều cao h =2cm đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự 12 cm.Vuông góc vơi trục chính , A nằm trên trục chính và cách thấu kính 36 cm. a/ Hãy dựng ảnh A/B/ của AB. b/ Trình bày cách vẽ ảnh . c/ Dùng phương pháp hình học tính : Chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. 6 / Bài tập về các dụng cụ quang học . + Ví dụ1 : Kính lúp có tiêu cự f = 5cm . Tính số bội giác của kính lúp . + Ví dụ 2: Dùng một máy ảnh có tiêu cự 10cm để chụp ảnh một vật cao 30 cm đặt cách máy ảnh 1,5m. Tính chiều cao của ảnh trên phim . ------------------------------------------- Hết --------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP HK II - VAT LY 8.doc