. PHẦN VĂN HỌC VIỆT NAM
1. Yêu cầu chung:
Tìm hiểu về tác giả và những nét tiêu biểu về phong cách sáng tác.
Đọc văn bản, nắm cốt truyện, diễn biến.
Qua từng tác phẩm biết phân tích: nhân vật, tình huống, giá trị hiện thực/ nhân đạo .
2. Cụ thể:
TÁC PHẨM NỘI DUNG NGHỆ THUẬT Ý NGHĨA TÁC PHẨM
VợchồngAPhủ ( Tô Hoài) - Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn phong kiến và thực dân.
- Vẻ đẹp tâm hồn , sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào vùng cao.
- Nhân vật tiêu biểu: Mị, A Phủ. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật chân thật, sinh động.
- Miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế.
- Lối kể chuyện hấp dẫn , ngôn ngữ mang phong vị và màu sắc dân tộc, giàu tính tạo hình. - Tố cáo tội ác của bọn phong kiến, thực dân.
- Thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi .
- Phản ánh con đường giải phóng và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ.
Vợ nhặt ( Kim Lân) - Tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
- Niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin vào cuộc sống, tình thương yêu đùm bọc của những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.
- Nhân vật tiêu biểu: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ. - Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn ; dựng cảnh sinh động có nhiều chi tiết đặc sắc.
- Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn thể hiện tâm lí tinh tế - Tố cáo tội ác của thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói 1945.
- Khẳng định: ngay trên bờ vực của cái chết con người vẫn hướng về sự sống , tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1711 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập kì II – Lớp 12 năm học 2011 - 2012 - Trường THPT Lý Thường Kiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KÌ II – LỚP 12
NĂM HỌC 2011-2012
I . PHẦN VĂN HỌC VIỆT NAM
1. Yêu cầu chung:
Tìm hiểu về tác giả và những nét tiêu biểu về phong cách sáng tác.
Đọc văn bản, nắm cốt truyện, diễn biến...
Qua từng tác phẩm biết phân tích: nhân vật, tình huống, giá trị hiện thực/ nhân đạo ....
2. Cụ thể:
TÁC PHẨM
NỘI DUNG
NGHỆ THUẬT
Ý NGHĨA TÁC PHẨM
VợchồngAPhủ ( Tô Hoài)
- Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn phong kiến và thực dân.
- Vẻ đẹp tâm hồn , sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào vùng cao.
- Nhân vật tiêu biểu: Mị, A Phủ.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật chân thật, sinh động.
- Miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế.
- Lối kể chuyện hấp dẫn , ngôn ngữ mang phong vị và màu sắc dân tộc, giàu tính tạo hình.
- Tố cáo tội ác của bọn phong kiến, thực dân.
- Thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi .
- Phản ánh con đường giải phóng và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ.
Vợ nhặt ( Kim Lân)
- Tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
- Niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin vào cuộc sống, tình thương yêu đùm bọc của những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.
- Nhân vật tiêu biểu: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn ; dựng cảnh sinh động có nhiều chi tiết đặc sắc.
- Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn thể hiện tâm lí tinh tế
- Tố cáo tội ác của thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói 1945.
- Khẳng định: ngay trên bờ vực của cái chết con người vẫn hướng về sự sống , tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Rừng xà nu
(Nguyễn Trung Thành)
- Hình tượng rừng xà nu – biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất diệt.
- Hình tượng nhân vật Tnú và câu chuyện bi tráng về cuộc đời anh thể hiện chân lí: dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu tự giải phóng.
- Không khí màu sắc đậm chất Tây Nguyên ( bức tranh thiên nhiên, ngôn ngữ, hành động nhân vật...)
- Xây dựng thành công nhân vật mang cá tính sống động, mang những phẩm chất tiêu biểu.
- Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu – sáng tạo nghệ thuật đặc sắc- tạo màu sắc sử thi cho thiên truyện.
- Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm.
- Ngợi ca tinh thần bất khuất , sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc TN nói riêng, đất nước, con người VN nói chung.
- Khẳng định chân lí của thời đại: Để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân không có cách nào khác là cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi)
- Phẩm chất tốt đẹp của những con người trong gia đình Việt nhất là Việt và Chiến
→ Dòng sông truyền thống vẻ vang, kiên cường, bất khuất.
- Tình huống truyện đặc sắc.
- Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh.
- Ngôn ngữ bình dị, giọng văn chân thật và đậm sắc thái Nam Bộ.
Qua câu chuyện nhà văn khẳng định: Sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn.
Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
- Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật : Phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện . Nghệ thuật chân chính phải gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.
- Nhân vật tiêu biểu: Phùng, Đẩu, người đàn bà hàng chài...
- Tình huống truyện độc đáo , có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
- Chọn lựa ngôi kể, điểm nhìn thích hợp làm cho câu chuyện trở nên gần gũi , chân thực và có tính thuyết phục.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách .Lời văn giản dị mà sâu sắc đa nghĩa.
-Thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc về nghệ thuật và cuộc đời .
- Người nghệ sĩ cần phải nhìn nhân cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc.
- Rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình .
Hồn Trương Ba, da hàng thịt ( Lưu Quang Vũ)
- Những ràng buộc mang tính tương khắc giữa thể xác và linh hồn trong một nghịch cảnh trớ trêu : Linh hồn nhân hậu , thanh cao mà phải sống nhờ, sống tạm một cách trái tự nhiên trong một thân xác phàm tục, thô lỗ.
- Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác để bảo vệ những phẩm tính cao quý, để có một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, xứng đáng với con người.
- Sáng tạo lại cốt truyện dân gian.
- Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại , độc thoại nội tâm.
- Hành động nhân vật phù hợp với hoàn cảnh , tính cách nhân vật...
- Một trong những điều quý giá nhất của mỗi con người là được sống là mình , sống trọn vẹn với những giá trị mình có .
- Sự sống thật sự chỉ có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hòa giữa tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn.
Nhìn về vốn văn hóa dân tộc ( Trần Đình Hượu)
- Những mặt ưu điểm và nhược điểm, tích cực và hạn chế của văn hóa dân tộc.
- Cách trình bày chặt chẽ , biện chứng , logic, thể hiện tầm bao quát lớn, chỉ ra những khía cạnh quan trọng về những đặc trưng văn hóa dân tộc.
- Thái độ khách quan , khoa học, khiêm tốn , thẳng thắn...
Quan điểm đúng đắn về những nét đặc trưng của vốn văn hóa dân tộc , là cơ sở để suy nghĩ và tìm ra phương hướng xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
II. PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI.
1/ Tác phẩm: Thuốc (Lỗ Tấn) ; Số phận con người ( Sô-lô-khốp) ; Ông già và biển cả ( Hê-minh-uê).
2/ Yêu cầu:
Về tác giả:
Những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp.
Phong cách, quan điểm sáng tác, các tác phẩm tiêu biểu.
Về tác phẩm:
Tóm tắt tác phẩm.
Tìm chủ đề, ý nghĩa nhan đề...
Nhân vật, ý nghĩa hình tượng, giá trị tác phẩm...
III. LÀM VĂN
- Kĩ năng làm bài nghị luận xã hội:
+ Một tư tưởng đạo lí.
+ Hiện tượng đời sống.
- Kĩ năng làm bài nghị luận :
+ Đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.
+ Ý kiến bàn về văn học.
IV. CẤU TRÚC ĐỀ THI ( Theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp):
Giáo khoa : 2 điểm
Làm văn : 8 điểm ( 2 câu)
+ Câu 1: 3 điểm ( NLXH )
+ Câu 2: 5 điểm ( NLVH )
File đính kèm:
- De cuong on tap ki II 12.doc