I .KIẾN THỨC:
1/ Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX:
- Những kiến thức cơ bản:
a/ Văn học 1945 – 1975:
• Những chặng đường phát triển.
• Những thành tựu và hạn chế.
• Những đặc điểm cơ bản.
b/ Văn học từ 1975 đến hết thế kỉ XX:
• Những chuyển biến ban đầu→ đặc điểm của văn học.
• Thành tựu cơ bản của văn học thời kì này.
- Lưu ý:
+ Nhận xét, so sánh những đặc điểm của văn học VN giai đoạn từ CMT8 1945 đến năm 1975 với các giai đoạn văn học khác.
+ Tập trình bày kiến thức về một giai đoạn văn học.
2/ Tác gia Hồ Chí Minh và Tố Hữu:
• Những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp.
• Phong cách, quan điểm sáng tác, các tác phẩm tiêu biểu.
3/ Các tác phẩm:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2011 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập lớp 12 – Năm học 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỚP 12 – NĂM HỌC 2013-2014
I .KIẾN THỨC:
1/ Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX:
- Những kiến thức cơ bản:
a/ Văn học 1945 – 1975:
Những chặng đường phát triển.
Những thành tựu và hạn chế.
Những đặc điểm cơ bản.
b/ Văn học từ 1975 đến hết thế kỉ XX:
Những chuyển biến ban đầu→ đặc điểm của văn học.
Thành tựu cơ bản của văn học thời kì này.
- Lưu ý:
+ Nhận xét, so sánh những đặc điểm của văn học VN giai đoạn từ CMT8 1945 đến năm 1975 với các giai đoạn văn học khác.
+ Tập trình bày kiến thức về một giai đoạn văn học.
2/ Tác gia Hồ Chí Minh và Tố Hữu:
Những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp.
Phong cách, quan điểm sáng tác, các tác phẩm tiêu biểu.
3/ Các tác phẩm:
TÁC PHẨM
NỘI DUNG
NGHỆ THUẬT
Ý NGHĨA TÁC PHẨM
Tuyên ngôn độc lập ( Hồ Chí Minh)
Văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ vùa chính xác vừa gợi cảm.
- Giọng văn linh hoạt.
- Là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn.
- Kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do.
- Là một áng văn chính luận mẫu mực,
Tây Tiến
(QuangDũng)
- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng mĩ lệ, trữ tình.
- Bức chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi nhớ “chơi vơi” về một thời gian khổ nhưng hào hùng:
+ Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn.
+ Vẻ đẹp bi tráng.
- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
- Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: Các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt...
- Sự kết hợp giữa chất nhạc và chất họa
Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của mỗi chúng ta.
Việt Bắc (Tố Hữu)
Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ;bản hùng ca về cuộc kháng chiến ; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
Đậm chất dân tộc- tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: Thể thơ lục bát, lối đối đáp, cách xưng hô mình- ta, ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi...
Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.
Đất Nước ( Nguyễn Khoa Điềm)
- Cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về đất nước:
+ Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi người.
+ Đất nước là sự hòa quyện không thể tách rời giũa cá nhân và cộng đồng dân tộc.
+ Mỗi người phải có trách nhiệm với đất nước.
- Tư tưởng “ Đất nước của nhân dân”→ Khẳng định, ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước, giữ nước.
- Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị,dân dã, giàu sức gợi.
- Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.
- Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình.
Bài thơ thể hiện một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước ,tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam.
Sóng ( Xuân Quỳnh)
Mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu của người phụ nữ. Sóng là ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu – một hình ảnh đẹp và xác đáng:
- Sóng – em và những nét tương đồng.
- Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu.
- Thể thơ 5 chữ truyền thống.
- Cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng.
- Xây dựng hình tượng ẩn dụ , giọng thơ tha thiết.
Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu thể hiện qua hình tượng sóng: Tình yêu thiết tha, nồng cháy, đầy khát vọng và sắc son, chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người.
Đàn ghi-ta của Lor-ca ( Thanh Thảo)
- Hình tượng đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ Lor-ca.
- Những suy tư của Thanh Thảo:
+ Về sự bất tử của tiếng đàn- nghệ thuật của Lor-ca.
+ Về sự giải thoát, sự giã từ của Lor-ca.
- Sử dụng thành công những thủ pháp của thơ siêu thực đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng.
- Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi.
Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lorca- nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.
Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
- Hình tượng sông Đà – một nhân vật có cá tính, tính cách điển hình: Hung bạo và trữ tình.
- Hình tượng người lái đò sông Đà – người lao động “Chất vàng mười đã qua thử lửa”: Trí dũng, tài hoa.
- Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị.
- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
- Câu văn đa dạng , nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình...
Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ Quốc; Thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó của Nguyễn Tuân đối với Đất nước và con người Việt Nam.
II. KĨ NĂNG:
HS ôn tập các kĩ năng làm văn đã học để vận dụng vào bài làm:
- Kĩ năng làm bài nghị luận xã hội:
+ Một tư tưởng đạo lí.
+ Hiện tượng đời sống.
- Kĩ năng làm bài nghị luận :
+ Đoạn trích, tác phẩm thơ hoặc văn xuôi.
+ Ý kiến bàn về văn học.
III. CẤU TRÚC ĐỀ :
Giáo khoa : 2 điểm
Làm văn : 8 điểm ( 2 câu)
+ Câu 1: 3 điểm ( NLXH )
+ Câu 2: 5 điểm ( NLVH )
File đính kèm:
- DE CUONG NGU VAN 12 KI I.docx