I. PHẦN LÀM VĂN:
CÂU 1: các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
- Theo trật tự thời gian (quá trình hình thành, vận động và phát triển)
- Theo trình tự không gian( theo tổ chức vốn có của sự vật)
- Theo trình tự logic(mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, riêng – chung)
- Theo trình tự hỗn hợp( kết hợp nhiều trình tự khác nhau)
CÂU 2: Lập dàn ý bài văn thuyết minh( bố cục bài văn thuyết minh gồm 3 phần)
- Mở bài: Giới thiệu sự vật sự việc đời sống cụ thể của bài viết
- Thân bài: nội dung chính của bài viết
- Kết bài: Suy nghĩ và hành động của người viết,
CÂU 3: Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Tính chuẩn xác: Nội dung trình bày cần khách quan, khoa học, đáng tin cậy.
- Tính hấp dẫn: Văn bản thuyết minh cần hấp dẫn để thu hút sự chú ý theo dõi của người đọc
- Một số biện pháp đảm bao tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh: cần tìm hiểu thấu đáo vấn đề trước khi viết, cần thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, các ý kiến của chuyên gia và cơ quan có thẩm quyền về vấn đề thuyết minh, các cứ liệu, số liệu cần phải cập nhật
- Một số biện pháp đảm bảo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh; đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động: so sánh làm nỗi bật sự khác biệt. khắc sâu trí nhớ người đọc; câu văn biến hóa, tránh đơn điệu, phối hợp nhiều loại kiến thức để soi rọi đối tượng từ nhiều mặt.
CÂU 4: Phương pháp thuyết minh.
Kiến thức về phương pháp thuyết minh đã học ở THCS. Trên cơ sở củng cố kiến thức rèn lện vận dung các phương pháp thuyết minh phù hợp trong việc tạo lập văn van bản thuyết minh.
- Các phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh: định nghĩa, chú thích, phân tích, phân loại liệt kê giảng giải nguyên nhân – kết quả, nêu ví dụ, so sánh, dùng số liệu
- Các yêu cầu lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh, làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc, người nghe tiếp nhận dễ dàng hứng thú.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2120 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn ngữ văn lớp 10 - Học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Đạ Tông
Tổ Ngữ văn
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 - HỌC KỲ II
I. PHẦN LÀM VĂN:
CÂU 1: các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
- Theo trật tự thời gian (quá trình hình thành, vận động và phát triển)
- Theo trình tự không gian( theo tổ chức vốn có của sự vật)
- Theo trình tự logic(mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, riêng – chung)
- Theo trình tự hỗn hợp( kết hợp nhiều trình tự khác nhau)
CÂU 2: Lập dàn ý bài văn thuyết minh( bố cục bài văn thuyết minh gồm 3 phần)
- Mở bài: Giới thiệu sự vật sự việc đời sống cụ thể của bài viết
- Thân bài: nội dung chính của bài viết
- Kết bài: Suy nghĩ và hành động của người viết,
CÂU 3: Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Tính chuẩn xác: Nội dung trình bày cần khách quan, khoa học, đáng tin cậy.
- Tính hấp dẫn: Văn bản thuyết minh cần hấp dẫn để thu hút sự chú ý theo dõi của người đọc
- Một số biện pháp đảm bao tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh: cần tìm hiểu thấu đáo vấn đề trước khi viết, cần thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, các ý kiến của chuyên gia và cơ quan có thẩm quyền về vấn đề thuyết minh, các cứ liệu, số liệu cần phải cập nhật
- Một số biện pháp đảm bảo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh; đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động: so sánh làm nỗi bật sự khác biệt. khắc sâu trí nhớ người đọc; câu văn biến hóa, tránh đơn điệu, phối hợp nhiều loại kiến thức để soi rọi đối tượng từ nhiều mặt.
CÂU 4: Phương pháp thuyết minh.
Kiến thức về phương pháp thuyết minh đã học ở THCS. Trên cơ sở củng cố kiến thức rèn lện vận dung các phương pháp thuyết minh phù hợp trong việc tạo lập văn van bản thuyết minh.
- Các phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh: định nghĩa, chú thích, phân tích, phân loại liệt kê giảng giải nguyên nhân – kết quả, nêu ví dụ, so sánh, dùng số liệu…
- Các yêu cầu lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh, làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc, người nghe tiếp nhận dễ dàng hứng thú.
CÂU 5: Tóm tắt văn bản thuyết minh.
- Mục dích: để ghi nhớ những nội dung cơ bản của văn bản thuyết minh, để giới thiệu với người khác về đối tượng, về văn bản thuyết minh.
- Yêu cầu: ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.
- Cách thức tóm tắt văn bản thuyết minh: xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt: đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh; tìm bố cục của bài văn; viết tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt.
CÂU 6: Lập dàn ý bài văn nghị luận
- Bài học là sự cũng cố những kiến thức về văn nghị luận đã hoc ở THCS, thong qua luyện tập để rút ra các kiến thức về dàn ý của bài văn nghị luận:
+Lập dàn ý là lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản theo bố cục ba phần của văn bản( mở bài, thân bài, kết bài), giúp người viết bao quát những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi nghị luận.
+ Để lập dàn ý cho bài văn nghị luận, trước hết cần xác định luận đề,luận điểm luận cứ, từ đó sắp xếp bố cuc ba phần; mở bài( giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề); thân bài(triển khai luận điểm, luận cứ theo trật tự lý) ; kết bài( nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề).
CÂU 7: Lập luận trong văn nghị luận.
- Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận: lập luận là đưa ra lý lẽ, băng chứng nhằm dẫn dắt người nghe(người đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (người viết) muốn đạt tới.
- Các yêu cầu xây dựng lập luận trong văn nghị luận: để xây dựng lập luận cần xác định luận điểm xác định chính xác, các luận cứ thuyết phục, vận dụng các phương pháp lập luận hơp lý.
CÂU 8: Các thao tác lập luận :
- Để triển khai một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe, cần sử dụng các thao tác nghị luận hợp lý.
- Cách thức triển khai các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích tổng hợp, diễn dịch quy, nạp.
- Mõi thao tác có một vai , ưu thế riêng; cần hiểu yêu cầu vận dụng các thao tác phù hợp với từng vấn đề nghị luận.
II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề 1: Em hãy suy nghĩ câu nói của Lê Nin “ Học, học nữa, học mãi”
I/Mở bài:
- Dẫn vào đề:Phong trào học tập hiện nay.- Giới thiệu câu nói của Lênin:"Học, học nữa, học mãi"II/Thân Bài:A. Giải thích ý nghĩa lời khuyên:"Học, học nữa, học mãi"1. Học (nghĩa đen) là hoạt động thu nhận kiến thức và tái hiện kiến thức của học sinh dưới sự hứơng dẫn và truyền đạt của giáo viên trong nhà trường...Học (nghĩa bóng) là người muốn theo kịp đà phát triển của xã hội thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời, không chỉ học trong trường học mà cần học mọi lúc, mọi nơi...2. Học nữa: học thêm, nâng cao, bổ sung thêm vào những điều đã học được3. Học mãi: học không ngừng, học suốt đờiB. Tại sao ta cần phải "Học, học nữa, học mãi"1. Kiến thức nhân loại phát triển từng ngày, khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nếu không học sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với sự phát triển của xã hội.2. Học tập để nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn...C. Ta phải học tập như thế nào để đạt kết quả?1. Phải xác định đựơc mục đích học tập, nội dung học tập và phương pháp học tập...2. "Học, học nữa, học mãi" là mục đích của tất cả mọi người, đặc biệt là đối với thanh niên, học sinh...3. Ta phải học tập trong sách vở, nhà trường, trong thực tế cuộc sống...III/Kết Bài:- Khẳng định sự sâu sắc và đúng đắn của câu nói:"Học, học nữa, học mãi"- Rút ra bài học cho bản thân.
Đề 2: Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ:
“ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
I/Mở bài:Tinh thần đoàn kết là 1 trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam . Đoàn kết là sức mạnh rất mạnh mẽ , là truyền thống , là bài học về yêu thương và đã giúp chúng ta đấu tranh vì hòa bình , xây dựng cuộc sống ấm no , bền vững . Vì thế nhân dân ta thường hay nhắc nhở nhau : " Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao "II/Thân bài:a) Giải thích câu tục ngữ :"Một cây" thì chẳng bao giờ làm" nên non" được cả . Đó là điều hiển nhiên.Nhưng vói số lượng "ba cây " thì có thể làm nên "núi cao". Ở đây muốn nói về số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi. "Chụm lại"là hành động thể hiện sự đoàn kết . "Cây " được nhân hóa , trở thành 1 biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết.b) chứng minh tinh thần đoàn kết:Lịch sử chúng ta đã có nhiều cuộc đấu tranh chứng tỏ tinh thần đoàn kết. Tiêu biểu là : Hai Bà Trưng , Bà Triệu , Nguyễn Huệ , Đinh Tiên Hoàng ,......... Những vị anh hùng bất khuất vì dân vì nước đã được nhân dân ta biết ơn , tưởng nhớ họ . Đó là đoàn kết trong lịch sử . Đoàn kết còn dẫn đến chiến thắng .Như chúng ta đều biết đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của vị cha già chủa dân tộc : Bác Hồ . Công lao to lớn của Bác và toàn dân là một lời khẳng định sức mạnh to lớn của sự đoàn kết :"Đoàn kết , đoàn kết , đại đoàn kếtThành công , thành công, đại thành công" Đoàn kết còn thể hiện tronh hòa bình . Đoàn kết chống tệ nạn xã hội . Đoàn kết để xây dựng đất nước thái bình để không phụ lòng của Bác Hồ và các vị anh hùng dân tộc . III/Kết bài:"Môt cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao"Đúng như câu tục ngữ , chúng ta phải luôn luôn đoàn kết nha ! Đoàn kết là sức mạnh là sự dẫn đến thành côn vĩ đại !
Đề 3: Trình bày suy nghĩ của em về hiên tượng học sinh hiện nay lười đọc văn bản khi học văn, chỉ sử dụng sách học tốt để đối phó với giờ học.
I. MỞ BÀI:- Dùng danh ngôn hoặc câu hỏi gợi mở vào đề (nếu sử dụng cách mở bài gián tiếp).- Nêu ý chính, điều cần phân tích từ việc học đối phó.II. THÂN BÀI:1/ Giải thích học đối phó là gì?- Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích.- Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.- Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng để lại nhiều hậu quả xấu.2/ Nêu một vài ví dụ điển hình thể hiện cách học thụ động này:- Chép sách khi thầy cô giao bài tập- Hỏi bạn, nhìn bài, làm mọi cách gian lận để có điểm cao.- Khi thầy cô giảng bài, lơ đễnh làm việc riêng, uể oải chép bài cho được cái mác "siêng học".- Thiếu trung thực trong thi cử để có danh hiệu, đối phó với lòng tin của ba mẹ, sự nghiêm khắc của thầy cô, ...3/ Tác hại của việc học đối phó:- Ảnh hưởng đến tâm lý, gây thụ động, dẫn đến nhàm chán.- Mất căn bản, nạn học sinh "nhảy lớp", học đến lớp 12 mà chính tả còn sai be bét, ...- Ảnh hưởng đến sự trung thực của con người, học sinh đánh mất dần những nhân cách tốt.- Về lâu dài, làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.---> Những người học đối phó không bao giờ đạt thành công thực sự trong đường đời.4/ Cần phải làm gì để ngăn chặn nạn học đối phó?- Học sinh chúng ta phải thay đổi ngay từ hôm nay, phải chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức.- Ứng dụng những công nghệ hiện đại để giúp ích cho việc học tập.- Trung thực khi thi cử, trong trường lớp, với bạn bè và chính bản thân.III. KẾT BÀI- Khẳng định lại giá trị đích thực của việc học.- Tự nhủ sẽ luôn học tập tốt, bằng chính khả năng và thực lực của mình.- Kêu gọi thiếu niên chủ động học tập, vì tương lai đất nước, vì hạnh phúc mỗi con người.
Đề 3: Em hiểu thế nào là truyền thống "tôn sư trọng đạo" - 1 nét đẹp của văn hóa Việt Nam? Trình bày những suy nghĩ của bản thân về truyền thống này trong nhà trường và trong xã hội hiện nay.
I. Mở bài:Những tốt đẹp nhất của người Việt Nam là “Tôn sư trọng đạo”. Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy. Trong xã hội ngày nay truyền thống ấy được nhận thức, thực hành như thế nào chúng ta hãy cùng bàn luận. II. Thân bài:1. Giải thích- Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống. - Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người): Vậy trọng đạo: là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội,... 2. Phân tích, chứng minh, bình luận.a. Phân tích.“Tôn sự trọng đạo” chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người. Đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy chúng ta còn biết đến những câu thành ngữ, tục ngữ, những câu nói dân gian như: + “Không thầy đố mày làm nên” – có nghĩa là nếu không có người thầy dạy cho ta học và làm bất cứ sự việc gì thì ta không thể học và làm được điều đó. + “Học thầy không tầy học bạn” – có nghĩa là: nếu học thầy mà chưa hiểu hết, chưa nắm hết được kiến thức thì học ở bạn, lúc này bạn cũng là thầy của ta. Vì thế dân gian lại có câu: + “Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư” - có nghĩa là: ba người cùng đi trên một đường, tất sẽ có người là bậc thầy của ta. Và vì thế câu nói sau mới có ý nghĩa: + “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”: có nghĩa là: người dạy cho ta một chữ thì cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Đây là cách nói cụ thể nhất của câu : Tôn sư trọng đạo Và vì thế: “Trọng thầy mới được làm thầy” - có nghĩa là: nếu không tôn trọng thầy và đạo học của thầy thì không thể làm thầy thiên hạ được. Vì muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt – tức là làm học trò của nhiều người thầy thì sau mới có thể làm thầy giỏi được.Vậy nên, vì những lẽ trên, cha ông ta đã đúc gọn trong câu: “Tôn sự trọng đạo” là rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy ,tôn trọng đạo học.
b. Chứng minh.- Lấy chính kinh nghiệm của bản thân mình. - Bằng những hiểu biết về vấn đề này: + Chúng ta luôn tự hào với truyền thống và phẩm chất cao đẹp của các bậc thầy xưa, các thầy lớp trước mà danh tiếng lưu truyền mãi mãi. Như thầy Lý Công Uổn đời nhà Lý, thầy Lê Văn Hưu, thầy Chu Văn An. Nguyễn Phi Khanh đời nhà Trần, thầy Trần Ích Phát đời nhà Lê, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm đời nhà Mạc. Thế kỷ XIX có thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đình Chiểu lấy việc dạy người cao hơn dạy chữ. Đầu thế kỷ XX có thầy Nguyễn Thức Tự đã dạy dỗ học trò hầu hết thành đạt trở thành những chí sĩ yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Ngô Đức kế, Đặng Thái Thân, Lê Văn Hân,... Chúng ta quên sao được thầy giáo Nguyễn Tất Thành người đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cùng với các học trò xuất sắc như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta. c. Bình luận;Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thốngkhông được tôn trọng, học tập... Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu và thực hành câu thành ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,... 3. Mở rộng vấn đề:I. KẾT LUẬN- Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị giáo dục, vai trò, tầm quan trọng và những tác động tích cực của câu thành ngữ “Tôn sư trọng đạo" - Bài học bản thân.
ĐỀ: 5"Một quyển sách tốt là một người bạn hiền" Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên I/ Mở bài: Sách là một phwong tiện quan trọng giúp ta rất nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp ta giải đáp thắc mắc, giải trí...Do đó, có nhận định" Một quyển sách tốt là người bạn hiền II/ Thân bài 1/ Giải thích Thế nào là sách tốt và tại sao ví sách tốt là người bạn hiền + Sách tốt là loại sách mở ra co ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng. + Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền". 2/ Phân tích, chứng minh vấn đề + Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình: - Ví dụ để hiểu được số phận người nông dân trước cách mạng không gì bằng đọc tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao. - Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp. + Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại,... 3/ Bàn bạc, mở rộng vấn đề + Trong xã hội có sách tốt và sách xấu, bạn tốt và bạn xấu. + Liên hệ với thực tế, bản thân:
III/ KẾT LUẬN
+ Khẳng định tính đúng đắn của câu nói
+ Kết luận bản thân
III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC :
1. Các bước để làm bài văn thuyết mình về tác phẩm văn học:
a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh ra đời.
b. Thân bài:
+ Nêu giá trị về nội dung rồi làm đến ảnh hưởng của tác phẩm đó.
+ Nêu giá trị nghệ thuật, giới thiệu một số điểm nổi bật (không cần nêu đầy đủ).
c. Kết bài: nêu lên quan điểm của mình về tác phẩm đó.
2. Các bước để làm bài văn thuyết mình về tác giả:
a. Mở bài: giới thiệu chung về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả.
b. Thân bài:
- Cuộc đời:
+ Nêu năm sinh, năm mất, quê quán,…
+ Những mốc thời gian liên quan đến cuộc đời của tác giả.
- Sự nghiệp thơ văn của tác giả:
+ Tác phẩm chính.
+ Nội dung chính trong sáng tác.
+ Giá trị nghệ thuật trong sáng tác.
+ Vị trí của tác giả trong nền văn học dân tộc.
c. Kết bài: Nhấn mạnh nội dung chính và mở rộng ý.
Đề 1: Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi.
- Giới thiệu chung về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của tác giả Nguyễn Trãi
* Cuộc đời:
- Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình mà bên nội cũng như bên ngoại đều có hai truyền thống lớn: yêu nước và văn hóa, văn học (dẫn chứng)
- Nguyễn Trãi là một anh hùng dân tộc; là nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt nam; là người chịu những oan khiên thảm khốc.(dẫn chứng)
* Sự nghiệp sáng tác:
- Những tác phẩm chính: Văn học, lịch sử, địa lý…-> mang tính khai mở cho người sau
+ Về quân sự, chính trị: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô
+ Về thơ ca: Ức trai thi tập, quốc âm thi tập
+ Về lịch sử: Lam Sơn thực lục, văn bia vĩnh lăng,
+ Tác phẫm có giá trị cả về địa lý và lịch sử: Dư địa chí
- Nguyễn trãi là một nhà văn chính luận kiệt xuất:
Quân trung từ mệnh tập và đại cáo bình Ngô -> tư tưởng nhân đạo -> yêu nước , thương dân.
- Tư tưởng yêu nước, thương dân, triết lý thế sự và tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi trong văn chương (dẫn chứng)
s Tư tưởng nhân nghĩa ( yêu nước thương dân) dẫn chứng
s Tư tưởng triết lý thế sự, những trãi nghiệm đau đớn trong cuộc đời (dẫn chứng)
s Thơ văn tràn đầy tình yêu thiên nhiên, con người, cuộc sống (dẫn chứng)
- Nguyễn trãi là nhà thơ lớn: (Dẫn chứng)
- Đặt nền móng cho thi ca viết bằng tiếng việt và thơ văn bằng chữ Hán (dẫn chứng)
- Kết lại những ý chính đã trình bày trong phần thân bài
- Nêu suy nghĩ cảm xúc của người viết.
Đề 2: Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Du.
- Giới thiệu chung về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ văn ( tác phẩm truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du.
* Cuộc đời.
-Về tiểu sử Nguyễn Du; năm sinh, tên hiệu, quê quán, hoàn cảnh sống sự nghiệp.
* Những nhân tố làm nên thiên tài Nguyễn Du;
- Quê hương; may mắn được tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau.
- Gia đình; dòng giỏi khoa bản, gia đình danh gia vọng tộc(dẫn chứng).
Lịch sử; sống trong giai đoạn biến động dữ dội của lịch sử.
- Bản thân ; cuộc sống đầy thăng trầm, chịu nhiều nổi buồn.
- Bên cạnh tài năng bẩm sinh, những yếu tố trên đã tác động đến cuộc đời làm nên thiên tài Nguyễn Du.
* Sự nghiệp sáng tác;
- Các sáng tác chính.
+ Bằng chữ Hán:Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục
-> Thể hiện tư tưởng ca ngợi đồng cảm, phê phán xã hội phong kiến.
+ Bằng chữ Nôm: truyện Kiều, Văn chiêu hồn-.thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc.
- Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du.
+ Nội dung: Cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống con người đặc biệt là người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến, bất hạnh….
- Nghệ thuật: sáng tác theo thể ngũ ngôn , thất ngôn,lục bát.
- Nguyễn Du góp phần trao dồi ngôn ngữ văn học, làm giàu cho tiếng Việt, làm rạng rỡ thể thơ lục bát của dân tộc.
Đề 3: Anh (chị) hãy thuyết minh về nhân vật Ngô Tử Văn. Cuộc đấu tranh của nhân vật thể hiện ý nghĩa gì?
v Thuyết minh:
- Xuất thân là một kẻ sĩ, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang, tính khảng khái, nóng nảy, nổi tiếng cương trực.
- Tức giận trước những việc làm tác oai tác quái của yêu quái hại dân, anh đã đốt đền tà.
- Trong lúc mọi người lắc đầu, lè lưỡi Ngô Tử Văn vung tay không cần gì cả, chứng tỏ bản lĩnh cứng cỏi không sợ gian tà.
- Trước sự đe dọa của hồn ma tên tướng giặc, Ngô Tử Văn ngồi tự nhiên ngất ngưởng coi thường những lời đe dọa của tướng giặc.
- Việc làm của Ngô Tử Văn thể hiện tinh thần dân tộc, trừ giặc tận gốc, bảo vệ dân làng, bảo vệ thổ công đất Việt.
- Hồn ma tướng giặc không để Ngô Tử Văn yên, mà kiện Ngô Tử Văn ở Phong Đô.
- Bị giải đi Ngô Tử Văn không hề khiếp sợ, đối diện với Diêm Vương chàng một mực kêu oan, đòi được phán xử minh bạch, công khai.
- Quyết tâm đấu tranh đến cùng cho công lí, đã giúp Ngô Tử Văn chiến thắng. Diêm vương cho đối chấp tướng giặc bị trừng phạt, thổ công đất Việt được trả lại công bằng, Ngô Tử Văn được trở về dương gian
- Vì những việc làm chính nghĩa, vì đức độ của chàng, Ngô Tử Văn được tiến cử giữ chức phán sự ở đền Tản Viên.
v Ý nghĩa:
- Cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn là cuộc đấu tranh sống còn giữa hai thế lực: Một bên là con người(Ngô Tử Văn), một bên là thần linh ma quỷ (hồn ma tướng giặc).
- Cuộc đấu tranh khẳng định chính nghĩa thắng gian tà, thiện thắng ác. Cuộc đấu tranh khẳng định nhân cách cứng cỏi của kẻ sĩ đương thời, trọng công lí mà chưa được thực hiện.
- Cuộc đấu tranh còn cho thấy sự phức tạp của thời đại khi thế lực cường quyền, phong kiến bè phái đương thời dựa vào thần linh để dễ bề thống trị, dễ bề chà đạp nhân dân.
- Cuộc đấu tranh cũng lên án bọn giặc Minh đã chết nhưng vẫn còn gây tội ác.
Đề 4: Anh (chị) hãy thuyết minh đoạn thơ:
“Cậy em em có chịu lời
………………………………………………………
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”.
Để làm rõ sự thông minh, tế nhị cũng như tâm hồn cao quý của Thúy Kiều khi phải đối mặt với bi kịch tình yêu.
v Thuyết minh:
* Kiều nhờ cậy Vân:
- Cậy: tin tưởng mà nhờ.
- Chịu lời: nhận lời bằng sự cảm thông.
- Lạy, thưa: thể hiện sự khẩn khoản, tha thiết, hạ mình hết mức khi nhờ – báo hiệu tính hệ trọng của việc sắp nhờ.
àCách dùng từ chuẩn xác, tinh tế => Đó là lời thỉnh cầu tha thiết của Kiều vì đây là “tình chị duyên em”.
* Kiều nhắc nhở mối tình của mình với Kim Trọng:
- “Kề từ…. chén thề” mối tình đằm thắm, thề nguyền sâu nặng, vì hoàn cảnh gia đình nên Kiều đã hi sinh chữ tình cho chữ Hiều -> thể hiện sự tan vỡ, mỏng manh của tình yêu.
àĐó chính là mối tình thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ.
- Kiều thuyết phục Vân: “Ngày xuân . … thơm lây” ->Tác giả sử dụng nhiều thành ngữ:
+Tình máu mủ : tình chị em ruột thịt.
+ Lời nước non : nghĩa vợ chồng.
+Thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối: cõi chết
àTác giả thật tinh tế, khéo léo để Kiều thuyết phục Vân bằng lý lẽ và tình cảm, bó buộc Vân bằng tình ruột thịt -> buộc Vân phải chấp nhận - mục đích trao duyên đã đạt.
* Tâm trạng của Kiều khi trao duyên cho em.
- Trao cho Vân: chiếc vành, bức tờ mây, mảnh hương nguyền, phím đàn … -> kỷ vật gắn bó mối tình đẹp của Kim – Kiều.
- Dặn dò Vân: duyên này thì giữ > Tâm trạng Kiều đầy mâu thuẩn:
+ Khẩn khoản van nài Vân thay mình lấy Kim Trọng.
+ Trao kỷ vật thì lại thấy mình cũng có phần trong đóà Kiều cố níu giữ kỷ vật như một sự an ủi về tinh thần.
àThể hiện đúng trạng thái tâm lý của Kiều lúc này: trong Kiều có sự xung đột, mâu thuẩn gay gắt. Tiếng nói lý trí đã bị đẩy lùi khi Thuý Kiều ý thức nỗi đau của chính mình. Kiều chỉ có thể trao duyên nhưng tình yêu thì không thể trao.
v Nhận xét nhân vật Thúy Kiều:
- Đoạn trích thể hiện sự thông minh tinh tế của Thúy Kiều bởi vì: Trao duyên là một việc khó nói khiến người được trao duyên khó chấp nhận, nhưng bằng cách nói khiêm nhường, thông minh Kiều đã đặt Vân vào thế không thể chối từ đồng thời làm cho Vân thấy việc chấp nhận mối tơ duyên của chị là một trách nhiệm.
- Qua đoạn trích ta thấy được tâm hồn cao quý của nhân vật, Kiều đã hy hạnh phúc tình yêu của mình vì chữ hiếu. Kiều đã trao duyên cho em để thể hiện trách nhiệm của lời thề nguyền với Kim Trọng.
Đề 5: Anh (chị) hãy thuyết minh đoạn trích “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh… ai tri ân đó mặn mà với ai” và nhận xét về tâm trạng và nhân cách của nhân vật.
v Thuyết minh:
Hai câu đầu: “Khi tỉnh rượu…xót xa” Kiều bàng hoàng, hốt hoảng, xót xa thương thân mình bị vùi dập.
- Tâm trạng:
+ Tỉnh dậy khi đêm tàn canh, “giật mình” đối diện với chính mình, nàng tự dày vò xót xa cho thân phận, và ý thức về nhân phẩm bị giày xéo, chà đạp .
+ Điệp từ: “mình” ->nhấn mạnh vào nỗi đau đến cùng cực.
+ Khi sao phong gấm >< Giờ sao tan tác.
quá khứ (hạnh phúc) >< hiện tại (chà đạp)
-> Hình thức tiểu đối, điệp từ “sao” và cách dùng cụm từ đan xen, hình ảnh so sánh, hỏi dồn dập càng nhấn mạnh, khắc sâu thân phận bị chà đạp, vùi dập phũ phàng.
+ “Mặc người …… là gì”-> Kiều tự tách mình ra khỏi cuộc sống lầu xanh – tự thấy cô độc, thương tiếc thân phận – cuộc sống không ý nghĩa, không niềm vui.
à Sự tiếc thương thân mình bị vùi dập và nỗi đau về sự thay thân đổi phận.
- Nỗi cô đơn, đau khổ đến tuyệt đỉnh của Kiều.
+ Cuộc sống thanh lâu: có phong, hoa, tuyết, nguyệt (vẻ đẹp nên thơ bốn mùa); thú vui cầm, kì, thi, họa ->cảnh vật đối với Kiều là sự giả tạo, Kiều không tìm được tri âm, nàng thờ ơ với tất cả cảnh vật xung quanh.
+ “Cảnh nào …… bao giờ?”: Sống trong chốn thanh lâu dập dìu, Kiều tự thương tự đau xót xa cho thân phận phũ phàng của mình (tả cảnh ngụ tình)
- Điệp từ: vui, ai….và câu hỏi tu từ: là tiếng kêu đến xé lòng của con người “tài sắc mà bạc mệnh”
àNguyễn Du đề cao giá trị nhân văn, cảm thông sâu sắc với số phận của Kiều và lên án xã hội gay gắt.
v Nhận xét tâm trạng và nhân cách của nhân vật.
- Đoạn trích thể hiện tâm trạng ngỗn ngang, rối bời, xót xa cay đắng của nhân vật trước cuộc sống hiện tại.
- Kiều là một cô gái có nhân phẩm cao đẹp, có ý thức về nhân cách sống trong cảnh trụy lạc nhưng nàng không buông thả vào cuộc sống ấyà đó là nét đẹp tâm hồn của Kiều.
------------ Hết ------------
DUYỆT CỦA BLĐ
Đạ Tông, ngày 25 tháng 03 năm 2013
DUYỆT CỦA TTCM
Nguyễn Thị Bé Hương
File đính kèm:
- de cuong on tap HKII mon ngu van khoi 10.doc