Câu 1 : Điện giật tác động tới hệ thần kinh và cơ bắp như thế nào?
+ Khi người chạm vào vật mang điện sẽ có dòng điện chạy qua cơ thể người gây ra hiện tượng điện giật.
+ Điện giật tác động tới hệ thần kinh và cơ bắp:
- Dòng điện tác động vào hệ thần kinh trung ương làm rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn nên người bị điện giật thở hổn hển, tim đập rộn. Nếu dòng điện lớn, thì trước hết là phổi rồi đến tim ngừng hoạt động, nạn nhân chết trong tình trạng ngạt thở. Vì vậy nếu làm hô hấp nhân tạo kịp thời có thể cứu sống nạn nhân.
- Dòng điện làm co rút, tê liệt các cơ bắp gây cảm giác đau nhức. Người bị điện giật không thể tự rút ra khỏi nơi bị chạm điện.
Câu 2 : Nêu tác hại của hồ quang điện.
-Hồ quang điện phát sinh khi có sự cố phóng điện, có thể gây bỏng hay gây cháy.
-Hồ quang điện thường gây thương tích ngoài da nếu nặng có thể gây thương tổn tới gân và xương.
17 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 30/06/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập nghề Điện dân dụng - Trường THCS Hải Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề cương ôn tập môn nghề điện dân dụng
__***__
Câu 1 : Điện giật tác động tới hệ thần kinh và cơ bắp như thế nào?
+ Khi người chạm vào vật mang điện sẽ có dòng điện chạy qua cơ thể người gây ra hiện tượng điện giật.
+ Điện giật tác động tới hệ thần kinh và cơ bắp:
- Dòng điện tác động vào hệ thần kinh trung ương làm rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn nên người bị điện giật thở hổn hển, tim đập rộn. Nếu dòng điện lớn, thì trước hết là phổi rồi đến tim ngừng hoạt động, nạn nhân chết trong tình trạng ngạt thở. Vì vậy nếu làm hô hấp nhân tạo kịp thời có thể cứu sống nạn nhân.
- Dòng điện làm co rút, tê liệt các cơ bắp gây cảm giác đau nhức. Người bị điện giật không thể tự rút ra khỏi nơi bị chạm điện.
Câu 2 : Nêu tác hại của hồ quang điện.
-Hồ quang điện phát sinh khi có sự cố phóng điện, có thể gây bỏng hay gây cháy.
-Hồ quang điện thường gây thương tích ngoài da nếu nặng có thể gây thương tổn tới gân và xương.
Câu 3: Mức độ nguy hiểm của điện giật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Mức độ nguy hiểm của điện giật phụ thuộc vào các yếu tố sau:
a) Cường độ dòng điện đi qua cơ thể: Cường độ dòng điện càng cao thì mức độ nguy hiểm càng cao.
- Dòng điện từ 0,6 mA – 1 mA bắt đầu gây cảm giác bị điện giật nhưng chưa nguy hiểm.
- Dòng điện từ 20 mA – 100 mA đã bắt đầu gây nguy hiểm, nạn nhân chịu không quá 5 giây.
- Dòng điện trên 3A có thể gây chết người ngay, nạn nhân chịu không quá 1/10 giây.
b) Đường đi của dòng điện qua cơ thể: Tùy theo điểm chạm vào vật mang điện, dòng điện đi qua cơ thể theo các đường khác nhau, dòng điện đi qua các cơ quan chức năng quan trọng nhất của sự sống như não, tim, phổi là nguy hiểm nhất.
c) Thời gian dòng điện đi qua cơ thể: Thời gian dòng điện đi qua cơ thể càng lâu thì mức độ rối loạn hoạt động chức năng của hệ thần kinh càng tăng, lớp da bị phá hủy trở nên dẫn điện mạnh hơn, nên mức độ nguy hiểm càng tăng.
Câu4 : Thế nào là điện áp an toàn?
- ở điều kiện bình thường với lớp da khô, sạch sẽ thì điện áp dưới 40v được coi là điện áp an toàn. ở nơi ẩm ướt, nóng, có bụi kim loại thì điện áp an toàn không quá 12v
Câu5 : Nêu các nguyên nhân gây ra các tai nạn điện.
*Chạm vào vật mang điện:
+ Xảy ra khi sửa chữa đường dây và thiết bị điện đang nối với nguồn điện mà không ngắt điện hoặc vô ý chạm vào vật mang điện.
* Sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện có vỏ bằng kim loại nhưng bị hỏng bộ phận cách điện để điện truyền ra vỏ.
*Tai nạn do phóng điện:
+ Do vi phạm khoảng cách an toàn khi ở gần điện cao áp.
*Do điện áp bước: là điện áp giữa hai chân người khi đứng gần điểm có điện thế cao.
Câu6 : Em hãy nêu các biện pháp an toàn điện trong sản xuất và sinh hoạt. Nêu cách làm nối đất bảo vệ và trình bày tác dụng bảo vệ.Nêu cách làm nối trung tính bảo vệ và trình bày tác dụng bảo vệ.
- Chống chạm vào các bộ phận mang điện.
- Cách điện tốt giữa phần tử mang điện và phần tử không mang điện.
- Che chắn những bộ phận dễ gây nguy hiểm như cầu dao, mối nối, cầu chì.
- Thực hiện đảm bảo an toàn cho người khi gần đường dây cao áp.
- Sửa chữa điện phải cắt điện và treo biển báo.
- Không vi phạm hành lang an toàn điện.
- Sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo vệ an toàn điện khi sửa chữa và lắp đặt điện
a) Phương pháp tiếp đất:
2,5-3 m
+ Cách thực hiện: dùng dây dẫn tốt (to, không nối), một đầu dùng bulông bắt chặt vào vỏ thiết bị, một đầu hàn chặt vào cọc tiếp đất. Cọc tiếp đất là những ống thép dài 2,5-3m, chôn sâu dưới đất 0,5-0,7m, điện trở hệ thống tiếp đất nhỏ từ 3-4W.
tt
p
+Tác dụng bảo vệ: Giả sử do hư hỏng
lớp cách điện để truyền điện ra vỏ. Khi đó,
dòng điện sẽ truyền xuống đất qua hệ thống
tiếp đất. Nếu có người vô tình chạm vào vỏ
thiết bị, do điện trở thân người lớn hơn hàng
ngàn, hàng vạn lần điện trở của hệ thống tiếp
đất nên dòng điện qua người rất nhỏ do đó
không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
b) Phương pháp nối trung hoà:
tt
+ Cách thực hiện: Vỏ kim loại của thiết bị được nối với dây trung hoà của mạng điện.
p
+ Tác dụng bảo vệ: Giả sử do hư hỏng
lớp cách điện để truyền điện ra vỏ.
Thì dòng điện từ dây pha qua cầu chì, qua
dây nối trung hoà tạo thành một mạch kín
có điện trở rất nhỏ,dòng điện tăng đột ngột
sẽ làm nổ cầu chì do đó làm ngắt mạch điện,
không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Câu 7 : Nêu cách giải thoát nạn nhân khỏi dòng điện.
a) Đối với điện cao áp
- Nhất thiết phải thông báo khẩn trương cho trạm điện và chi nhánh điện cắt điện từ cầu dao trước, sau đó mới đến gần nạn nhân sơ cứu.
b) Đối với điện hạ áp
* Tình huống nạn nhân đứng dưới đất tay chạm vào vật mang điện.
+ Nhanh chóng cắt dây điện nơi gần nhất.
+ Nếu không cắt được thì dùng dao có cán gỗ khô chặt đứt dây điện.
+ Nếu không dùng áo khô lót tay nắm tóc, tay, chân nạn nhân lôi ra ngoài.
* Tình huống người bị nạn ở trên cao bị điện giật.
+ Nhanh chóng cắt điện nhưng trước đó phải có người đón nạn nhân ở dưới.
* Dây điện đứt rơi vào người bị nạn.
+ Đứng trên ván gỗ khô dùng sào tre khô gạt dây điện ra.
+ Đứng trên ván gỗ khô lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra khỏi dây điện.
+ Đoản mạch đường dây bằng cách dùng hai dây trần vắt qua hai dây dẫn điện trên cột gây nổ cầu chì đầu nguồn.
Câu 8 : Nêu cách sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật.
a) Nạn nhân bất tỉnh
Nếu nạn nhân không có vết thương và không cảm thấy khó chịu thì không phải cứu chữa. Tuy nhiên vẫn phải theo dõi vì nạn nhân có thể bị sốc hay loạn nhịp tim.
b) Nạn nhân bị ngất
- Làm thông đường thở: Đặt nạn nhân nằm ngửa quỳ bên cạnh nắm lấy tay và đầu gối của nạn nhân kéo về phía mình sau đó gập tay nạn nhân đệm dưới má và đặt chân tạo thế ổn định để đờm tự chảy ra ngoài.
- Hô hấp nhân tạo: Sử dụng một trong số các phương pháp hô hấp nhân tạo để hô hấp nhân tạo.
Làm hô hấp nhân tạo: có 3 phương pháp
* Một người cứu:
- Đặt nạn nhân nằm sấp, đầu nghiêng 1 bên, cậy miệng, kéo lưỡi để họng nạn nhân mở.
- Người cứu quỳ gối 2 bên đùi nạn nhân, đặt 2 lòng bàn tay vào 2 mạng sườn, ngón cái trên lưng.
- Đẩy hơi ra: nhô người về phía trước, ấn xuống lưng nạn nhân, bóp các ngón tay vào xương sườn cụt.
- Hút khí vào: nới tay, ngả người sau, hơi nhấc lưng nạn nhân.
* Hai người cứu:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, lưng kê cao
- Một người ngồi bên cạnh kéo lưỡi, mở miệng nạn nhân.
- Một người quỳ ở đầu nạn nhân, 2 tay nắm chỗ khuỷ tay gập và ép nhẹ bên lồng ngực (đẩy khí), rồi kéo 2 tay duỗi vươn lên đầu nạn nhân (hút khí vào).
* Hà hơi thổi ngạt: Phương pháp này có hiệu quả cứu sống cao và chỉ cần một người cứu,
Cần chú ý: Sau khi nạn nhân thở được cần đưa nạn nhân đi bệnh viện để tiếp tục điều trị và phục hồi các chức năng khác.
Câu 9: Làm thế nào để đảm bảo an toàn điện trong khi sửa chữa và lắp đặt điện?
- Khi sửa chữa và lắp đặt điện phải cắt điện và treo biển báo.
- Trong khi sửa chữa và lắp đặt điện phải sử dụng các dụng cụ và các thiết bị đúng tiêu chuẩn an toàn điện.
- Khi sửa chữa và lắp đặt điện phải tuân theo quy tắc an toàn lao động.
Câu 10: Nêu cấu tạo của dây dẫn điện,dây cáp điện và nêu sự giống nhau và khác nhau của chúng?
a) Dây dẫn điện
- Cấu tạo gồm 2 bộ phận chính là:
+ Lõi làm bằng đồng hoặc nhôm..
+ Vỏ bảo vệ làm bằng chất dẻo tổng hợp, nhựa PVC.
b) Dây cáp điện gồm 3 bộ phận chính
+ Lõi làm bằng đồng hoặc nhôm..
+ Vỏ càch điện làm bằng chất dẻo, cao su, nhựa PVC.
+ Vỏ bảo vệ cơ học: cao su, kim loại.
c) So sánh
- Giống nhau:
+ Cùng có lõi làm bằng đồng hoặc nhôm..
+ Vỏ cách điện làm bằng:cao su, chất dẻo tổng hợp, nhựa PVC.
- Khác nhau:
+ Lõi dây cáp điện to hơn, nhiều sợi hơn lõi dây dẫn điện.
+ Dây cáp điện có nhiều lõi hơn dây dẫn điện.
+ Dây cáp điện có vỏ cách điện và vỏ bảo vệ nhiều lớp hơn dây dẫn điện.
Câu11: Nêu phân loại dây dẫn điện, dây cáp điện?
a) Dây dẫn điện
- Theo vỏ bảo vệ có loại dây trần và dây bọc cách điện.
- Theo lõi có dây 1 lõi, 2 lõi, 3 lõi.
+ Theo số sợi của lõi có loại dây lõi 1sợi và lõi nhiều sợi.
b) Dây cáp điện
- Có loại dây cáp trần và dây cáp có vỏ bọc cách điện.
- Có loại dây 1 lõi và dây nhiều lõi.
- Dây có vỏ bảo vệ cơ học và không có vỏ bảo vệ cơ học.
Câu12: Thế nào là vật liệu cách điện? Nêu các yêu cầu của vật liệu cách điện và nêu một số vật liệu cách điện dùng trong mạng điện sinh hoạt.
- Vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện chạy qua.
- Vật liêụ cách điện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo không cho dòng điện chạy qua.
+ Độ cách điện cao.
+ Chịu nhiệt tốt.
+ Độ bền cơ học cao.
- Công dụng :
+ Dùng để cách li phần tử mang điện và phần tử không mang điện
- Một số vật liệu cách điện thường dùng trong mạng điên sinh hoạt như : nhựa, sứ, gỗ khô, giấy...
Câu 13: Trình bày quy trình chung nối dây dẫn điện ?
Cách điện mối nối
Hàn mối nối
Kiểm tra mối nối
Nối dây
Làm sạch lõi
Bóc vỏ cách điện
Câu 14 Trình bày các loại mối nối dây dẫn điện và các yêu cầu của mối nối?
+ Các loại mối nối: gồm có mối nối thẳng (nối tiếp), mối nối phân nhánh (nối rẽ), mối nối dùng phụ kiện (hộp nối dây, bu lông,...).
+ Yêu cầu đối với mối nối dây dẫn:
- Dẫn điện tốt: mặt tiếp xúc sạch, diện tích tiếp xúc đủ lớn, mối nối chặt, các vít
phải bắt chặt, hàn thiếc phải ngấu.
- Có độ bền cơ học cao: chịu được lực kéo, rung, chuyển mạnh
- An toàn điện: mối nối được cách điện tốt bằng ống ghen hoặc băng cách điện.
- Đảm bảo về mặt mĩ thuật: mối nối phải gọn và đẹp
+ Các chú ý để đảm bảo các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện
- Phải cạo sạch lõi dây trước khi nối, khi nối phải vặn xoắn các vòng theo thứ tự đều và chắc.
- Vặn chặt các ốc vít khi nối dây dùng phụ kiện, nếu hàn thiếc phải ngấu
- Sau khi nối phải bọc cách điện mối nối bằng băng cách điện hoặc ống ghen
Câu 15: Trình bày đặc điểm của mạng điện sinh hoạt ?
+ Khái niệm: Mạng điện sinh hoạt là mạng điện tiêu thụ có hiệu điện thế thấp, nhận điện từ mạng điện phân phối để cung cấp cho các thiết bị và đồ dùng điện.
+ Đặc điểm:
- Mạng điện sinh hoạt bao gồm mạch chính (đường dây chính) và mạch nhánh (đường dây nhánh).Trị số điện áp pha định mức là 127Vvà 220V
- Mạch chính gồm 1 dây pha (dây nóng) và một dây trung hòa (dây lạnh), giữ vai trò là mạch cung cấp, được đặt trên cao sát trần nhà.
- Mạch nhánh được rẽ từ đường dây chính đến các thiết bị và đồ dùng điện, các mạch nhánh được mắc song song với nhau.
- Trên các mạch nhánh có các thiết bị đóng cắt và bảo vệ riêng như: cầu dao, cầu chì, công tắc,..., các thiết bị này được lắp trên bảng điện.
- Mạng điện sinh hoạt còn có các thiết bị đo lường, điều khiển, bảo vệ như công tơ điện, áptômát, cầu dao, cầu chì, công tắc,..., và các vật cách điện như pulisứ, ống nhựa, bảng điện,....
Câu16 : Nêu các bước tiến hành lắp đặt dây dẫn và thiết bị kiểu nổi, kiểu ngầm?
a) Kiểu nổi
B1: Vạch dấu
+ Vạch dấu vị trí đặt bảng điện.
+ Vạch dấu các lỗ bắt vít bảng điện.
+ Vạch dấu điểm đặt các thiết bị điện.
+ Vạch dấu đường đi dây.
B2: Lắp đặt
+ Lắp đặt bảng điện và thiết bị điện, cố định các đường đi dây trên tường.
+ Đặt dây theo đường ống và lắp lại.
+ Gá lắp các thiết bị điện.
b) Kiểu ngầm
B1: Vạch dấu
+ Vị trí bảng điện.
+ Điểm đặt các thiết bị.
+ Đường đi dây.
B2: Lắp đặt
+ Đục tường đi dây, đặt dây vào đường đi dây và cố định dây.
+ Lắp bảng điện và các phụ kiện, thiết bị điện.
Câu 17: Thế nào là sự cố quá tải ? Tác hại của nó? Muốn đề phòng quá tải người ta phải làm gì?
+ Quá tải là trường hợp dòng điện sử dụng lâu dài của mạch điện vượt quá trị số cho phép của dây dẫn hoặc các thiết bị điện của mạch điện. Khi quá tải, dây dẫn, thiết bị điện nóng quá mức làm chẩy lớp cách điện, cháy xém các đầu tiếp xúc có thể gây ngắn mạch dẫn đến hỏa hoạn.
+ Để đề phòng quá tải cần thực hiện:
- Chọn thiết bị điện đúng với điện áp, dòng điện định mức của mạng điện.
- Phải chọn tiết diện dây chảy cầu chì đúng cỡ để có tác dụng bảo vệ quá tải ngoài chức năng bảo vệ khi ngắn mạch.
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ các phần tử mang điện bằng cách sờ vào vỏ cách điện của chúng. Khi phát hiện nóng quá mức cần xử lý kịp thời.
Câu 18: Thế nào là sự cố đứt mạch ? Nguyên nhân và cách khắc phục ?
+ Sự cố đứt mạch là hiện tượng mạch điện bị ngắt ở một vị trí nào đó làm ngưng quá trình cung cấp điện cho các đồ dùng điện ở một nhánh hoặc toàn bộ mạch điện .
* Nguyên nhân: - Nổ cầu chì - Mối nối tiếp xúc xấu
- Tuột đầu dây khỏi cực bắt dây
- Đứt phần lõi dây dẫn điện
* Cách khắc phục : Thông thường dùng bút thử điện để kiểm tra
- Kiểm tra dây pha, nếu bóng bút thử điện báo không có điện thì có khả năng nổ cầu chì hoặc đứt phần lõi dây pha. Ta kiểm tra lần lượt từ cầu chì nhánh đến cầu chì chính, nếu cầu chì chính vẫn không có điện thì khả năng sự cố xảy ra ở mạch công tơ hoặc cầu chì cá. (Chú ý xem nguồn đang cung cấp điện hay đã bị cắt điện).
- Kiểm tra dây pha có điện thì ta chuyển sang kiểm tra dây trung tính. Nếu bóng bút thử điện sáng thì đứt phần lõi dây trung tính.
- Cũng có trường hợp bóng bút thử điện sáng nhưng dòng điện của mạch không có, trường hợp này có thể có thể do tiếp xúc xấu nên điện trở tiếp xúc lớn, cần phải kiểm tra các mối nối và nối lại các mối nối lỏng.
- Nếu đứt mạch do nổ cầu chì thì trước khi thay dây chảy mới, cần xác định nguyên nhân nổ cầu chì do quá tải hay do ngắn mạch.
Câu 19: Thế nào là sự cố ngắn mạch ? Tác hại của nó? Nêu cách khắc phục?
+ Sự cố ngắn mạch (hay còn gọi là chập mạch) xảy ra do hỏng cách điện giữa hai phần mang điện (dây pha và dây trung tính).
+ Khi ngắn mạch, dòng điện tăng cao đột ngột làm nổ cầu chì. Nếu chọn cỡ dây chảy cầu chì lớn, dòng điện ngắn mạch tồn tại lâu sẽ làm cháy bộ phận cách điện. Đó là dấu hiệu dễ nhận biết của hiện tượng ngắn mạch. Dựa vào dấu hiệu đó ta dễ dàng tìm ra điểm ngắn mạch. Cũng có thể kiểm tra điểm ngắn mạch bằng đồng hồ vạn năng (đo điện trở cách điện giữa hai dây dẫn).
+ Sau khi xác định được điểm ngắn mạch, tìm nguyên nhân gây ngắn mạch ta sẽ đưa ra cách sử lý thích hợp.
Câu 20: Thế nào là sự cố rò điện ?Nguyên nhân vì sao?Cách khắc phục như thế nào ?
+ Rò điện là do hỏng một phần lớp cách điện giữa phần mang điện với vỏ kim loại của thiết bị Rò điện sẽ gây ra điện giật nếu ta vô tình chạm vào thiết bị điện. Thiết bị điện bị rò điện vẫn có thể làm việc bình thường.
+ Nguyên nhân: - Do lớp cách điện bị ẩm
- Do lớp cách điện bị hỏng hoặc phần mang điện rò ra vỏ (chạm vỏ)
+ Cách khắc phục:
- Rò điện do ẩm lớp cách điện thì cách khắc phục tốt nhất là sấy thiết bị
- Trường hợp rò điện do hỏng lớp cách điện thì phải thay lớp cách điện.
- Trường hợp rò điện do phần tử mang điện chạm vỏ thì phải tìm ra điểm chạm vỏ để có cách khắc phục hợp lý.
Câu 21: Trên công tắc (cầu dao, cầu chì, ổ điện,...) có ghi: 220V – 6A. Các số liệu đó có ý nghĩa gì ? Nêu quy trình lắp đặt mạch điện?
Các số liệu : 220V – 6A chính là giá trị điện áp định mức và cường độ dòng điện định mức của công tắc (cầu dao, cầu chì, ổ điện,...). Các giá trị trên có nghĩa là chỉ được phép sử dụng công tắc (cầu dao, cầu chì, ổ điện,...) đó với giá trị điện áp và cường độ dòng điện thực tế nhỏ hơn hoặc bằng gia trị định mức đã ghi trên vỏ. Có như vậy mới đảm bảo an toàn và bền lâu cho các thiết bị điện và mạng điện.
Quy trình lắp đặt mạch điện là:
Vạch dấu vị trí lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn
Khoan lỗ lắp đặt các thiết bị điện và dây dẫn
Lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn
Kiểm tra mạch điện theo yêu cầu
Vận hành thử
Vẽ sơ đồ lắp đặt
Câu 22: Trình bày cấu tạo của máy biến thế điện 1 pha ?
1 2
1. Lõi thép
2. Dây quấn
Máy biến thế điện 1 pha gồm ba bộ phận chính:
Bộ phận dẫn từ (lõi biến thế), bộ phận dẫn điện (dây quấn) và vỏ bảo vệ (vỏ máy)
a) Bộ phận dẫn từ: Được ghép bằng những lá thép kỹ thuật điện cách điện với nhau. Có nhiệm vụ làm mạch dẫn từ đồng thời làm khung quấn dây.
b) Bộ phậndẫn điện: là những cuộn dây điện từ quấn trên lõi thép, dây quấn thường làm bằng đồng được quấn cách điện với nhau và cách điện với lõi thép. Thông thường máy biến thế có 2 cuộn dây được cách điện với nhau, cuộn dây nối với nguồn vào là cuộn sơ cấp, cuộn đưa điện ra phụ tải là cuộn thứ cấp. Ngoài ra còn có loại biến thế Tự ngẫu chỉ có một cuộn dây, tự động điều chỉnh điện áp ra luôn ổn định.
c) Vỏ: được làm bằng kim loại hoặc nhựa cứng để làm giá lắp đặt và bảo vệ các bộ phận của máy biến thế, trên vỏ có các lỗ thông gió làm mát máy.
Ngoài ra, máy biến thế còn có các bộ phận cách điện, đèn báo, rơ le tự ngắt, các núm điều chỉnh, ổ cắm, đồng hồ đo điện,...
Câu 23: Trình bày nguyên lý làm việc của máy biến thế điện 1 pha ?
Máy biến áp hoạt động nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi máy biến áp làm việc, có một điện áp xoay chiều U1 đặt vào cuộn sơ cấp, khi đó trong dòng điện I1 trong cuộn sơ cấp sinh ra trong lõi thép từ thông biến thiên. Do mạch từ khép kín nên từ thông này móc vòng sang cuộn thứ cấp, sinh ra suất điện động cảm ứng E2 tỉ lệ với số vòng dây N2. Đồng thời từ thông biến thiên cũng sinh ra trong cuộn sơ cấp một suất điện động tự cảm E1 tỉ lệ với số vòng dây N1. Nếu bỏ qua tổn thất điện áp (thường rất nhỏ) thì ta có: U1≈ E1 và U2 ≈ E2
Do đó : = k (Trong đó U1, U2 là trị số hiệu dụng của điện áp sơ cấp và thứ cấp, N1, N2 là số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp)
Nếu k > 1 ta có máy giảm áp còn nếu k < 1 ta có máy tăng áp.
Câu 24: Phát biểu định nghĩa, nêu công dụng, phân loại của máy biến áp 1 pha?
- Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh làm việc theo nguyên lí cảm ứng điện từ dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều mà vẫn giữ nguyên tần số.
Công dụng: + Dùng trong gia đình.
+ Dùng trong vô tuyến điện.
+ Dùng trong hàn điện.
+ Dùng để biến đổi điện áp.
Phân loại : + Gồm máy biến áp tăng áp.
+ Máy biến áp giảm áp.
* Theo công dụng gồm:
+ Máy biến áp công suất nhỏ dùng trong gia đình, dùng trong các thiết bị điện.
* Theo vật liệu làm lõi có loại lõi thép và loại lõi không khí.
* Theo phương pháp làm mát có loại làm mát bằng khí hoặc bằng dầu.
Câu 25: Trình bày những hư hỏng thông thường của máy biến áp, Cách sửa chữa ?
+ Hư hỏng do chế tạo:
- Dây quấn bị đứt hoặc sai số vòng.
- Ngắn mạch (chập) giữa các vòng dây hoặc giữa các lớp dây do bị hỏng lớp tráng emay hay lớp sợi bọc cách điện bị bong ra.
- Cách điện không tốt giữa các cuộn dây với nhau hoặc giữa cuộn dây với vỏ do lớp cách điện không dầy hoặc do chất cách điện kém chất lượng.
+ Hư hỏng do sử dụng, cách sử lý:
- Nổ cầu chì do quá tải hay chập mạch: Cần phải giảm phụ tải hoặc tìm ra chỗ chập để xử lý trước khi thay dây chảy.
- Mất điện vào máy do mối nối bị ôxi hóa nên tiếp xúc kém hoặc đứt dây: Cần phải kiểm tra các chỗ tiếp xúc của mối nối, phích điện, các núm chuyển mạch,... Nếu công tắc điều khiển tiếp xúc kém, cần sửa lò xo, làm sạch tiếp điểm hoặc thay thế nếu cần. Nếu phích điện lỏng thì xiết lại hoặc thay mới.
- Hiện tượng rò điện ra vỏ máy thường là bị ẩm, ta cần xử lý bằng cách sấy. Nếu rò điện do các đầu dây chạm vỏ hoặc lõi thép thì cần bọc cách điện các đầu dây, thay lớp cách điện với lõi thép.
- Máy làm việc nhưng kêu to: Do các lá thép ép không chặt, cần tháo máy ép chặt lại các lá thép.
- Máy nóng và cháy: Do chập mạch hoặc do quá tải, cần quấn lại cuộn dây bị cháy và giảm tải tiêu thụ.
Câu 26: Hãy nêu những chú ý khi sử dụng máy biến áp?
- Đảm bảo công suất của máy.
- Điện áp đưa vào không được lớn hơn điện áp sơ cấp định mức.
- Khi đóng điện cần lưu ý nấc đặt của chuyển mạch.
- Công suất tiêu thụ của phụ tải không lớn hơn công suất của máy.
- Nơi đặt máy phải thoáng mát, ít bụi, xa nơi có hoá chất.
- Khi thay đổi nấc điện áp để lau chùi máy cần phải ngắt điện nguồn vào máy.
- Cần lắp các thiết bị bảo vệ.
- Thử điện cho máy biến áp.
Câu 27: Nêu cấu tạo của động cơ điện 1 pha. Trình bày nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một pha ?
Động cơ không đồng bộ 1 pha gồm hai bộ phận chính là stato và rôto, ngoài ra còn có các bộ phận khác như vỏ máy và nắp máy. Giữa stato và rôto có khe hở không khí nhỏ.
Stato ( Phần tĩnh): làm từ lá thép kĩ thuật điện được dập rãnh bên trong ghép lại với nhau thành hình trụ, phía trong có các rãnh hướng trục để đặt dây quấn hoặc có cực từ xẻ rãnh để đặt vòng ngắn mạch. Mỗi dây quấn gồm nhiều bối dây nối tiếp hoặc nối song song. Dây quấn xtato gồm có dây quấn làm việc, dây quấn khởi động, dây quấn số.
Rôto (Phần động): Gồm có lõi thép, dây quấn và trục quay.
Lõi thép được làm từ lá thép kĩ thuật điện được xẻ rãnh bên ngoài ghép lại thành hình trụ có rãnh hướng trục.
Dây quấn:
+ Với rôto lông sóc: dây quấn gồm nhiều khung dây gép lại thành hình “lông sóc”. Thực tế người ta đúc nhôm hoặc đồng vào rãnh lõi thép thành dây quấn lồng sóc.
+ Với rôto dây quấn: các rãnh của lõi thép có đặt các cuộn dây, đầu các cuộn dây nối với mạch điện bên ngoài nhờ vành trượt và chổi than.
+ Trục: được làm từ thép đặc biệt có độ trơ cao, được lắp cố định vào lõi thép.
--------------------------------------------------------------
* Động cơ không đồng bộ một pha hoạt động nhờ từ trường quay. Từ trường quay được tạo ra bằng cách cho 2 dòng điện xoay chiều lệch pha nhau và hai cuộn dây quấn lệch trục với nhau 900 điện trong không gian.
- Động cơ có vòng ngắn mạch: trên cực của stato có xẻ rãnh để lắp một khung dây bằng đồng gọi là vòng ngắn mạch. Từ trường xoay chiều qua cực từ làm xuất hiện dòng điện cảm ứng ở vòng ngắn mạch khiến phần từ trường qua vòng ngắn mạch bị chậm pha. Kết quả từ trường tổng ở cực từ là từ trường quay.
- Động cơ có cuộn dây phụ nối tiếp với cuộn cảm: Động cơ này có hai dây quấn đặt lệch trục nhau một góc 900. Dây quấn phụ nối tiếp với cuộn cảm nên dòng điện bị chậm pha hơn dòng điện qua dây quấn chính. Kết quả tổng từ trường ở hai dây quấn chính và phụ là từ trường quay.
- Động cơ có cuộn dây phụ nối tiếp với tụ điện: Động cơ này có hai dây quấn đặt lệch trục nhau một góc 900. Dây quấn phụ nối tiếp với tụ điện nên dòng điện bị sớm pha hơn dòng điện qua dây quấn chính. Kết quả tổng từ trường ở hai dây quấn chính và phụ là từ trường quay
* Trong thực tế phổ biến dùng loại động cơ có cuộn dây phụ kèm tụ điện (là loại động cơ khởi động bằng tụ).
Câu 28 : Nêu phân loại của động cơ điện 1 pha và ưu nhược điểm của từng loại.
Động cơ không đồng bộ 1 pha được chia thành các loại sau:
Động cơ dùng vòng ngắn mạch.
Động cơ có dây quấn phụ nối tiếp với cuộn cảm L.
Động cơ có dây quấn phụ nối tiếp với tụ điện C.
Động cơ có vành góp (động cơ vạn năng).
a)Động cơ dùng vòng ngắn mạch:
Ưu điểm:
+ Có cấu tạo đơn giản.
+ Làm việc chắc chắn.
+ Bền, sửa chữa dễ dàng.
Nhược điểm:
+ Chế tạo tốn kém vật liệu.
+ Sử dụng điện nhiều hơn.
+ Mômen mở máy không lớn.
b)Động cơ có dây quấn phụ nối tiếp với cuộn cảm L.
- Ưu điểm: mômen mở máy lớn.
- Nhược điểm: có cấu tạo phức tạp.
c)Động cơ có dây quấn phụ nối tiếp với tụ điện C.
- Ưu điểm:
+ Mômen mở máy lớn.
+ Hệ số công suất và hiệu suất cao.
+ Tiết kiệm điện sử dụng.
+ Chế tạo đỡ tốn kém vật liệu.
+ Máy chạy êm.
Nhược điểm: chế tạo và sửa chữa phức tạp.
d) Động cơ có vành góp (động cơ vạn năng).
- Ưu điểm:
+ Mômen mở máy và khả năng quá tải tốt.
+ Có thể làm việc ở nhiều tốc độ khác nhau.
+ Có thể dùng với dòng điện 1 chiều hoặc xoay chiều.
Nhược điểm:
+ Cấu tạo phức tạp.
+ Vành góp, chổi than dễ mòn và hư hỏng.
+ Gây nhiễu vô tuyến điện, nên phải nối thêm tụ C chống nhiễu.
Câu 29: Trình bày những hư hỏng thông thường của động cơ điện, quạt điện và cách sửa chữa ?
Động cơ điện thường bị hư hỏng phần cơ khí và hư hỏng phần điện.
+ Hư hỏng phần điện:
- Động cơ không quay: Do mạch dẫn điện vào động cơ có sai sót hoặc hư hỏng như: đấu sai dây, chỗ tiếp xúc điện kém, hỏng cầu chì, dây quấn đứt ngầm, dây dẫn điện vào động cơ bị đứt ngậm, hoặc rô to bị kẹt,
- Động cơ có tiếng ù nhưng không tự khởi động được: do hỏng tụ điện hoặc một dây quấn bị đứt. Ta phải thay tụ điện hoặc kiểm tra nối lại dây.
- Động cơ bị rò điện ra vỏ: Do dây quấn động cơ bị hỏng phần cách điện chạm vào lõi thép, hoặc do các mối nối cách điện xấu chạm vào vỏ. Nếu điểm chạm ở đầu dây ta có thể bọc, lót cách điện lại, nếu không xử lý đơn giản được thì phải tháo phần dây hỏng quấn lại.
- Ngắn mạch trong cuộn dây: Do bị chạm chập các vòng dây với nhau, khi đó động cơ nóng và quay chậm lại. Ta phải tháo các vòng dây bị chập để quấn lại dây mới.
- Cuộn dây bị cháy có mùi khét: Do bị chập trong các cuộn dây, ta phải tháo bỏ phần cuộn dây bị cháy để quấn lại dây mới.
+ Hư hỏng phần cơ khí:
- Kẹt trục hoặc chạy yếu phát ra tiếng kêu va đập, sát cốt: Cần kiểm tra các bulông giữ trục có bị lỏng không để chỉnh lại trục cho đồng tâm. Nếu bulông vẫn chặt thì có thể bị vỡ vòng bi (vỡ bạc), cần phải thay mới.
- Chạy rung lắc, có tiếng ồn, lấy tay lắc nhẹ thấy trục bị rơ: Do bị mòn bạc, vòng bi hoặc mòn trục. Nếu mòn vòng bi, mòn bạc thì thay mới, nếu mòn trục thì gia công lại trục cho tròn đều và thay bạc mới cho vừa.
- Động cơ có tiếng kêu “o...o” hoặc có tiếng gõ nhẹ: Cần kiểm tra các ốc vít ép lõi thép stato xem chặt chưa, ốc ở nắp có lỏng không hoặc có thể vòng đệm hai đầu trục bị mòn cần thay thế.
Máy không thường xuyên bôi trơn dầu mỡ rễ bị hư hỏng phần cơ khí.
Câu 30 Đ
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_nghe_dien_dan_dung_truong_thcs_hai_van.doc