I/ TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào trọng lực thực hiện công cơ học?
A/ Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động.
B/ Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên cao.
C/ Ô tô đang chuyển động trên mặt đường nằm ngang.
D/ Quả bưởi rơi từ trên cây xuống.
Câu 2: Điều nào sau đây là đúng khi nói về công suất?
A/ Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một giây.
B/ Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong một giây.
C/ Công suất được xác định bằng công thức
D/ Công suất được xác định bằng công thực hiện được khi vật dịch chuyển một mét
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập thi học kì II môn: Vật lý 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II
NĂM HỌC : 2012 – 2013
MÔN : VẬT LÝ 8
-----------------------
I/ TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào trọng lực thực hiện công cơ học?
A/ Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động.
B/ Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên cao.
C/ Ô tô đang chuyển động trên mặt đường nằm ngang.
D/ Quả bưởi rơi từ trên cây xuống.
Câu 2: Điều nào sau đây là đúng khi nói về công suất?
A/ Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một giây.
B/ Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong một giây.
C/ Công suất được xác định bằng công thức
D/ Công suất được xác định bằng công thực hiện được khi vật dịch chuyển một mét
Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về cơ năng?
A/ Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
B/ Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng trọng trường.
C/ Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
D/ Các phát biểu A, B và C đều đúng.
Câu 4: Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên sàn nằm ngang, thì :
A/ Vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn
B/ Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn
C/ Vật có tốc độ càng lớn thì động năng càng lớn
D/ Vật có tốc độ càng nhỏ thì động năng càng lớn
Câu 5: Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng ?
A/ Viên đạn đang bay B/ Hòn bi đang lăn trên mặt đất
C/ Lò xo để trên cao so với mặt đất D/ Lò xo bị ép đặt trên mặt đất
Câu 6: Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối, mặc dù chúng được cấu tạo từ các hạt riêng biệt?
A/ Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi.
B/ Một cách giải thích khác.
C/ Vì các hạt rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được.
D/ Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây về cấu tạo chất là đúng ?
A/ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt
B/ Các chất ở thể rắn thì các phân tử không chuyển động
C/ Các phân tử là hạt chất nhỏ nhất
D/ Giữa các phân tử, nguyên tử không có khoảng cách
Câu 8: Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn?
A/ Khi nhiệt độ tăng B/ Khi nhiệt độ giảm.
C/ Khi thể tích của các chất lỏng lớn. D/ Khi trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn.
Câu 9: Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì :
A/ Nhiệt năng của nước giảm B/ Nhiệt năng của miếng sắt giảm
C/ Nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi D/ Nhiệt năng của miếng sắt tăng
Câu 10: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào ? :
A/ Vật có thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn
B/ Vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn
C/ Vật có nhiệt độ lớn hơn sang vật có nhiệt độ nhỏ hơn
D/ Cả A, B, C đều đúng
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật?
A/ Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
B/ Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng.
C/ Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
D/ Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
Câu 12: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra trong chất nào?
A/ Chất lỏng B/ Chất khí C/ Chất rắn D/ Cả chất lỏng và chất khí
Câu 13: Hình thức truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng gọi là ?
A/ Bức xạ nhiệt. B/ Sự dẫn nhiệt
C/ Sự đối lưu. D/ Sự phát quang
Câu 14: Nhiệt lượng của vật thu vào phụ thuộc gì ?
A/ Phụ thuộc vào khối lượng của vật và chất cấu tạo nên vật
B/ Phụ thuộc vào khối lượng của vật và độ tăng nhiệt độ của vật
C/ Phụ thuộc vào chất cấu tạo nên vật và độ tăng nhiệt độ của vật
D/ Phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và chất cấu tạo nên vật
Câu 15: Trong các câu phát biểu sau đây, câu nào sai?
A/ Năng suất tỏa nhiệt của than gỗ là 34.106J/kg, nghĩa là 1kg than gỗ bị đốt cháy hoàn toàn tỏa ra một nhiệt lượng là 34.106J.
B/ Dùng bếp tan lợi hơn bếp củi vì năng suất tỏa nhiệt của than lớn năng suất tỏa nhiệt của củi.
C/ Năng suất tỏa nhiệt của môt to nhỏ hơn năng suất tỏa nhiệt cả ôtô.
D/ Nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn được tính bằng công thức: Q = q . m
Câu 16: Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng trong những trường hợp nào dưới đây?
A/ Nối bóng đèn vào hai cực của bình acquy, bonmg1 đèn cháy sáng.
B/ Dùng búa đập vào miếng kim loại, kim loại nóng lên.
C/ Dùng đi na mô xe đạp để thắp sáng bóng đèn.
D/ Để miếng kim loại ngoài nắng, kim loại nóng lên.
II/ LÝ THUYÊT :
Câu 17: Phát biểu định luật về công?
Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại
Câu 18: Công suất là gì? Viết công thức tính công suất, nêu tên gọi và đơn vị của từng lượng trong công thức?
- Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
- Viết công thức tính công suất:
- Nêu tên gọi và đơn vị của từng lượng trong công thức:
+ A: là công thực hiện đơn vị là Jun (J)
+ t: thời gian thực hiện công đó đơn vị là giây (s)
+ Công suất có đơn vị oát (w)
Câu 19: Số ghi công suất trên máy, dụng cụ hay thiết bị cho biết gì?
Số ghi công suất trên máy, dụng cụ hay thiết bị cho biết công suất định mức của máy, dụng cụ hay thiết bị hoạt động trong điều kiện bình thường.
Câu 20: Cơ năng là gì? Đơn vị của cơ năng là gì?
Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng. Đơn vị của cơ năng là Jun (J)
Câu 21: Thế năng trọng trường là gì? Thế năng đàn hồi là gì?
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng trọng trường.
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
Câu 22: Động năng là gì? Động năng của vật phụ thuộc những yếu tố nào?
- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
- Động năng của vật phụ thuộc vào:
+ Khối lượng của vật càng lớn thì động năng càng lớn.
+ Chuyển động của vật càng nhanh thì động năng càng lớn.
Câu 23: Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt hay không?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
Câu 24: Chuyển động phân tử và nhiệt độ là gì?
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Câu 25: Nhiệt năng là gì? Đơn vị nhiệt năng là gì? Mối quan hệ giữa nhiệt độ và nhiệt năng của vật như thế nào?
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Đơn vị của nhiệt năng là Jun (J)
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Câu 26: Nhiệt lượng là gì? Đơn vị nhiệt lượng là gì?
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bợt đi trong quá trình truyền nhiệt.
- Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J)
Câu 27: Sự dẫn nhiệt là gì? Tính dẫn nhiệt của các chất như thế nào?
- Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức truyền dẫn nhiệt.
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
Câu 28: Đối lưu là gì? Bức xạ nhiệt là gì?
- Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
Câu 29: Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?
Nhiệt lượng cảu một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật.
Câu 30: Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào? Nêu tên gọi và đơn vị của từng đại lượng trong công thức?
- Công thức tình nhiệt lượng vật thu vào: Q = m.c.∆t trong đó:
- Q: nhiệt lượng (J) ; m: là khối lượng cảu vật (kg); ∆t: là độ tăng nhiệt độ của vật; c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K)
Câu 31: Nguyên lý truyền nhiệt là gì?
Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì:
- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau.
- Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.
Câu 32: Phương trình cân bằng nhiệt như thế nào?
Phương trình cân bằng nhiệt: Qtòa ra = Q thu vào
III- BÀI TẬP :
Câu 33: Một công nhân trong 2 giờ vác được 48 thùng hàng, mỗi thùng hàng phải tốn công là 15000J. Tính công suất của người công nhân đó?
Tóm tắt:
Giải
Công suất của người đó là:
Đáp số:
Câu 34: Tính nhiệt lượng cần truyền cho 4kg đồng tăng nhiệt từ 250C lên 500C? Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kgK.
Tóm tắt:
Giải
Nhiệt lượng cần truyền cho miếng đồng là:
Đáp số:
Câu 35: Một ấm nhôm 0,5kg chứa 2 lít nước ở 250C. Tính nhiệt lượng cần truyền để đun sôi nước? Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kgK, của nước là 4200 J/kgK.
Tóm tắt:
Giải
Nhiệt lượng cần truyền để ấm nhôm nóng lên là:
Nhiệt lượng cần truyền để nước nóng lên là:
Nhiệt lượng cần truyền để đun ấm nước sôi lên là:
Đáp số: Q = 663.0000 J
Câu 36: Thả một miếng nhôm 0,5kg vào 2 lít nước. Miếng nhôm nguội đi từ 800C xuống còn 250C. Tính nhiệt lượng của nước thu vào? Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kgK.
Tóm tắt:
Giải
Nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng miếng nhôm tỏa ra. Nên nhiệt lượng nước thu vào là:
Đáp số: Q = 24200 J
File đính kèm:
- Huong dan on tap HKII2013 VL8.doc