Câu 1:a.Nguyên tố argon có 3 đồng vị: . Xác định nguyên tử khối trung bình của Ar.
b.Nguyên tử khối trung bình của Ag là 107,87 . Bạc có hai đồng vị, trong đó đồng vị 109Ag chiếm tỉ lệ 44%. Xác định nguyên tử khối của đồng vị còn lại?
c.Đồng có 2 đồng vị và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Xác định thành phần % của đồng vị .
d.Khối lượng nguyên tử trung bình của Bo là 10,812. Bo có hai đồng vị là 10B và 11B. Xác định thành phần % của mỗi đồng vị.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập thi học kỳ I năm học: 2013-2014 môn: hóa học lớp 10 chuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN QUANG DIÊU
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VVIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ I
Năm học: 2013-2014
MÔN: HÓA HỌC LỚP 10 CHUYÊN
A.NỘI DUNG:
TT
Lớp 10 chuyên
1
Chương 1: Cấu tạo nguyên tử
2
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên
tố hóa học và định luật TH
3
Chương 4: Phản ứng hóa học
4
Chương 5: Nhóm halogen
5
Chương 6: Nhóm oxi
B.BÀI TẬP THAM KHẢO
Câu 1:a.Nguyên tố argon có 3 đồng vị: . Xác định nguyên tử khối trung bình của Ar.
b.Nguyên tử khối trung bình của Ag là 107,87 . Bạc có hai đồng vị, trong đó đồng vị 109Ag chiếm tỉ lệ 44%. Xác định nguyên tử khối của đồng vị còn lại?
c.Đồng có 2 đồng vị và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Xác định thành phần % của đồng vị .
d.Khối lượng nguyên tử trung bình của Bo là 10,812. Bo có hai đồng vị là 10B và 11B. Xác định thành phần % của mỗi đồng vị.
Câu 2: Oxy có ba đồng vị ; ; . Tính nguyên tử khối trung bình của oxy, biết % các đồng vị là x1, x2, x3 trong đó x1 = 15 x2 và x1- x2 =21 x3 .
Câu 3: Cho 3 nguyên tố A, M, X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng (với n = 3) tương ứng là ns1; np1; ns2np5 .
a. Viết cấu hình electron nguyên tử của chúng
b. Viết cấu hình ion tạo ra từ A, M, X.
c. Xác định vị trí của A, M, X trong bảng tuần hoàn (chu kì, nhóm)
d. Xác định công thức oxit cao nhất, hợp chất khí với hido (nếu có), công thức hidroxit tương ứng của A, M, X.
Câu 4:a Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R2O5 . Hợp chất khí với hiđro của R có chứa 82,35% R về khối lượng. Xác định nguyên tử khối và tên nguyên tố R?
b. M thuộc nhóm IIIA. Trong oxit bậc cao nhất của M, oxi chiếm 47,05% khối lượng. Xác định tên nguyên tố M.
c.X thuộc nhóm VIA. Trong oxit bậc cao nhất, X chiếm 40% khối lượng. Xác định tên nguyên tố X.
Câu 5: Khối lượng nguyên tử của Clo là 35,5. Clo có hai đồng vị là : và
a. Tính % theo số nguyên tử mỗi đồng vị.
b. Tính phần trăm về khối lượng của chứa trong axit pecloric HClO4.
c. Tính phần trăm về khối lượng của chứa trong muối kali clorat CaCl2.
Câu 6: a.Cho biết bộ 4 số lượng tử ứng với electron chót cùng của A (Z=12); X (Z=17); Y (Z = 26) và G (Z = 53).
b.Cho nguyên tử của 2 nguyên tố A và B có electron ngoài cùng có 4 số lượng tử lần lượt như sau:
n = 4 l = 0 m = 0 ms = +1/2
n = 3 l = 1 m = -1 ms = -1/2
Viết cấu hình e của nguyên tử cho biết là nguyên tử kim loại hay phi kim ? Biết rằng các e chiếm obitan bắt đầu từ m có trị số nhỏ trước.
c.Cho nguyên tử của 2 nguyên tố A và B có electron ngoài cùng có 4 số lượng tử lần lượt như sau:
n = 3 l = 1 m = 0 ms = -1/2
n = 4 l = 1 m = -1 ms = -1/2
Viết cấu hình e của nguyên tử cho biết là nguyên tử kim loại hay phi kim ? Biết rằng các e chiếm obitan bắt đầu từ m có trị số nhỏ trước.
d. Cho nguyên tử của 3 nguyên tố A, B và C có electron ngoài cùng có 4 số lượng tử lần lượt như sau:
n = 1 l = 0 m = 0 ms = +1/2
n = 2 l = 1 m = +1 ms = +1/2
n = 2 l = 1 m = -1 ms = -1/2
Viết cấu hình e của nguyên tử cho biết là nguyên tử kim loại hay phi kim ? Biết rằng các e chiếm obitan bắt đầu từ m có trị số nhỏ trước.
Câu 7: a.Một hợp chất có công thức MX. Tổng số các hạt trong hợp chất là 84, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Nguyên tử khối của X lớn hơn của M là 8. Tổng số các hạt trong X nhiều hơn trong M là 12. Xác định công thức MX, viết cấu hình e của M, X.
b.Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là
Câu 8: Lập các phương trình phản ứng oxi hóa khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron.
a. K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O
b. Al + NaNO3 + NaOH + H2O → Na[Al(OH)4] + NH3
c. Zn + NaNO3 + NaOH + H2O → Na2[Zn(OH)4] + NH3
d. FeS2 + O2 ® Fe2O3 + SO2
e. CuS2 + HNO3 ® Cu(NO3)2 + H2SO4 + N2O + H2O
f. CnH2n + KMnO4 + H2O → CnH2n(OH)2 + MnO2 + KOH
Câu 9:Hoàn thành chuỗi phản ứng:
a. Natri ® natri clorua ® khí clo ® sắt (III) clorua ® sắt (III) hidroxit ® sắt (III) oxit ® sắt (III) clorua ® sắt (III) nitrat
b.Kalipemanganat ® khí clo ® clorua vôi ® clo ® nước giaven
c.Natri →natri clorua→ khí clo → brom → iot → natri iotua → natri nitrat
d.Iot → natri iotua→ natri bromua→natri clorua→khí clo→ sắt (III) clorua
e.Kaliclorat→oxi→natrioxit→ natri hidroxit→ natrisunfat→ natriclorua→ natri nitrat
f.Lưu huỳnh ® hidro sunfua ® lưu huỳnh ® lưu huỳnh đioxit ® lưu huỳnh trioxit ® axit sunfuric ® hidro sunfua ® axit sunfuric
g.Quặngpirit®lưu hùynh đioxit®axit sunfuric®natrisunfat®natriclorua®natri nitrat
h.Kalipemanganat®khíoxi®lưu hùynh đioxit®lưu hùynh®hidrosunfua®chì sunfua
Câu 10. Giải thích tại sao khi tham gia phản ứng oxi hóa khử:
a.H2S luôn luôn đóng vai trò chất khử. b.H2SO4 luôn luôn đóng vai trò chất oxi hóa.
c.SO2 có khi đóng vai trò chất khử, có khi đóng vai trò chất oxi hóa.
d. S có khi đóng vai trò chất khử, có khi đóng vai trò chất oxi hóa.
Câu 11. Giải thích:
6.1 Vì sao dùng lọ Al và sắt chứa H2SO4 đặc, nguội, mà không chứa được H2SO4 loãng.
6.2 Vì sao không dùng bình Cu mà dùng bình Al, Fe chứa H2SO4 đặc nguội
6.3 Vì sao dùng axít sunfuric đặc làm khô khí CO2 mà không làm khô được khí H2S
Câu 12: Cho 8,8 gam hỗn hợp 2 kim loại nằm ở 2 chu kì liên tiếp và thuộc nhóm IIIA tác dụng với HCl dư thu được 6,72 lit khí (đkc). Xác định 2 kim loại đó.
Câu 13: Hòa tan 28,4 g một hh gồm 2 muối cacbonat của 2 kim lọai hóa trị 2 bằng dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí (đktc) và một dung dịch A.
a. Tính tổng số gam 2 muối clorua có trong dung dịch A.
b. Xác định 2 kim lọai nếu 2 kim lọai đó thuộc 2 chu kì liên tiếp của phân nhóm chính nhóm IIA
c. Tính thành phần trăm khối lượng mỗi muối trong hh ban đầu.
d. Nếu dẫn toàn bộ khí CO2 cho hấp thụ hoàn toàn vào 1,25 lít dd Ba(OH)2 để thu được 39,4 g kết tủa thì nồng độ của dd Ba(OH)2 là bao nhiêu ?.
Câu 14:Cho 4,12 g muối NaX tác dụng với dd AgNO3 dư ta thu được 7,52 g kết tủa.
a. Tính khối lượng nguyên tử của X.
b. Nguyên tố X có 2 đồng vị, biết đồng vị thứ 2 có số notron trong hạt nhân nhiều hơn số notron trong đồng vị thứ nhất là 2. Phần trăm của các đồng vị bằng nhau. Tính số khối của mỗi đồng vị.
Câu 15: Xét một hh X gồm 2 muối clorua của 2 kim lọai kiềm A và B với khối lượng nguyên tử của A nhỏ hơn B và A, B ở hai chu kì liên tiếp. Cho 19,15 g hh X tác dụng vừa đủ với 300g dd AgNO3 , sau phản ứng ta thu được 43,05 g kết tủa và một dd D.
a. Xác định nồng độ % của dd AgNO3.
b. Cô cạn dd D ta thu được bao nhiêu gam muối khan.
c. Định tên và khối lượng hai muối clorua trong hh X. .
Câu 16: Cho 14,7994g muối clorua của kim lọai M tác dụng với dd AgNO3 dư thu được 30,3072 g kết tủa AgCl (hiệu suất của phản ứng là 96%).
a. Viết ptpư xảy ra và tính khối lượng nguyên tử M, biết MM <90.
b. Nguyên tố M có đồng vị là X và Y, có tổng số khối là 128. Số nguyên tử của đồng vị X bằng 0,37 lần số nguyên tử của đồng vị Y.Tính số khối của mỗi đồng vị.
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG
File đính kèm:
- DE CUONG ON TAP KT HOC KI 1 CHUYEN HOA.doc