Đề cương ôn tập thi sinh 10 học kỳ II

Câu 1. Trình bày khái niệm của chu kì tế bào, ñaëc ñieåm kì trung gian?

Câu 2. Trình bày ý nghĩa của quá trình nguyên phân?

Câu 3. Trình bày các diễn biến chính của quá trình nguyên phân?

Câu 4. Tại sao các NST lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc từ nhưng sau khi phân chia xong, NST lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh ?

Câu 1. Hướng dẫn trả lời:

– Chu kì tế bào là 1 chuoãi söï kieän coù trình töï töø khi teá baøo baét ñaàu phaân chia taïo thaønh 2 teá baøo con cho ñeán khi teá baøo con tieáp tuïc phaân chia.

- ñaëc ñieåm kì trung gian (khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào)

- gồm ba pha là G1, S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào, có điểm kiểm soát R, nếu tb vượt qua được thì sẽ tiếp tục vào pha S và QTNP

- pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể, trung tử. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2.(

Pha G1: Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào. Vào cuối pha G1 có 1 điểm kiểm soát ( R ) nếu tế bào vượt qua được mới đi vào pha S và diễn ra quá trình nguyên phân.

+ Pha S: Ở pha này diễn ra sự nhân đôi ADN, NST, nhân đôi trung tử.

+ Pha G2: Diến ra sự tổng hợp protein histon, protein của thoi phân bào( tubulin.).

- Sau pha G2 sẽ diễn ra quá trình nguyên phân.

 

doc17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3592 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập thi sinh 10 học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIOLOGY Bài 18: Chu kì tế bào và nguyên phân Câu 1. Trình bày khái niệm của chu kì tế bào, ñaëc ñieåm kì trung gian? Câu 2. Trình bày ý nghĩa của quá trình nguyên phân? Câu 3. Trình bày các diễn biến chính của quá trình nguyên phân? Câu 4. Tại sao các NST lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc từ nhưng sau khi phân chia xong, NST lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh ? Câu 1. Hướng dẫn trả lời: – Chu kì tế bào là 1 chuoãi söï kieän coù trình töï töø khi teá baøo baét ñaàu phaân chia taïo thaønh 2 teá baøo con cho ñeán khi teá baøo con tieáp tuïc phaân chia. - ñaëc ñieåm kì trung gian (khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào) - gồm ba pha là G1, S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào, có điểm kiểm soát R, nếu tb vượt qua được thì sẽ tiếp tục vào pha S và QTNP - pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể, trung tử. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2.( Pha G1: Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào. Vào cuối pha G1 có 1 điểm kiểm soát ( R ) nếu tế bào vượt qua được mới đi vào pha S và diễn ra quá trình nguyên phân. + Pha S: Ở pha này diễn ra sự nhân đôi ADN, NST, nhân đôi trung tử. + Pha G2: Diến ra sự tổng hợp protein histon, protein của thoi phân bào( tubulin...). - Sau pha G2 sẽ diễn ra quá trình nguyên phân. Câu 2. Hướng dẫn trả lời: _ Về mặt lí thuyết; giúp cơ thể đa bào lớn lên - Giúp mô phân sinh (thực vật) tăng trưởng thay thế các tế bào già, tế bào chết. – Với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản. Từ một tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống hệt nhau. – Với sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, tái sinh các mô, cơ quan bị tổn thương. – Ở các các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ. Ứng dụng đặc điểm này trong nuôi cấy mô tế bào, giâm, chiết, ghép cành đạt hiệu quả. - Ở các loài sinh sản vô tính; Duy trì và ổn định bộ NST từ THTB này sang THTB khác. Từ THCT này sang THCT khác Câu 3. Hướng dẫn trả lời: Nguyên phân gồm 2 giai đoạn: phân chia nhân và phân chia tế bào chất. – Phân chia nhân (phân chia vật chất di truyền): được chia làm 4 kì là kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. Diễn biến chính của các kì: + Kì đầu: các NST kép sau khi nhân đôi ở kì trung gian bắt đầu co xoắn lại; cuối kì màng nhân và nhân con biến mất; thoi phân bào dần xuất hiện. + Kì giữa: các NST kép co ngắn cực đại, tập trung thành 1 hàng dọc ở mặt phẳng xích đạo; thoi phân bào được đính vào 2 phía của NST tại tâm động. - sl, hình dạng NST đặc trưng cho từng loài. + Kì sau: 2 nhiễm sắc tử trong mỗi NST kép tách nhau ra và phân ly đồng đều trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào. + Kì cuối: các NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh; màng nhân và nhân con xuất hiện. thoi phân bào biến mất. – Phân chia tế bào chất: + Xảy ra ở kì cuối sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền. + Tế bào chất phân chia dần, tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con. Các tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo, tạo thành 2 tb con, còn tế bào thực vật lại tạo thành vách ngăn tế bào ở mặt phẳng xích đạo tạo thành 2 tb con. Câu 4. Hướng dẫn trả lời: – Các NST xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ di chuyển trong quá trình phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn. – Sau khi phân chia xong, NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh giúp thực hiện việc nhân đôi ADN, tổng hợp ARN và các prôtêin, chuẩn bị cho chu kì sau. Nguyên phân xảy ra ở loại tb nào? SVNThực; tb sinh dưỡng, sdục sơ khai. Kì Số NST Số chromatic Số tâm động Kì trung gian 2n kép 4n 2n Kì đầu 2n kép 4n 2n Kì giữa 2n kép 4n 2n Kì sau 4n đơn 0 4n Kì cuối 2n đơn 0 2n Câu hỏi lệnh; Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật Câu 1. Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này? Câu 2. Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra? Câu 3. Vẽ đồ thị đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục và trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn? Câu 4. Trình bày các khái niệm: sinh trưởng của vi sinh vật, thời gian thế hệ, nuôi cấy không liên tục, nuôi cấy liên tục? Câu 5. So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục? Câu 1. Hướng dẫn trả lời: – Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục cần có pha tiềm phát để giúp vi khuẩn có thời gian thích nghi với môi trường mới, enzim cảm ứng tương ứng được hình thành để phân giải cơ chất. – Trong nuôi cấy liên tục, chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, môi trường sống của vi khuẩn được ổn định, chúng đã có enzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát. Câu 2. Hướng dẫn trả lời: – Trong nuôi cấy không liên tục, các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, đồng thời các chất độc hại được tạo ra qua quá trình chuyển hóa vật chất được tích lũy ngày càng nhiều đã ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật, chúng tự phân hủy ở pha suy vong. – Trong nuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng liên tục được bổ sung, các chất được tạo ra qua quá trình chuyển hóa cũng được lấy ra một lượng tương đương, do đó môi trường nuôi cấy luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng vi sinh vật bị phân hủy. Câu 3. Hướng dẫn trả lời: Đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khẩn: quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha: + Pha tiềm phát (pha lag): đây là thời gian tính từ khi vi khuẩn được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Trong pha này vi khuẩn phải thích ứng với môi trường mới, do đó chúng phải tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim chuẩn bị cho sự phân bào. + Pha luỹ thừa (pha log) : trong pha này, vi khuẩn bắt đầu phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo luỹ thừa và đạt đến cực đại, thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất. + Pha cân bằng : trong pha này tốc độ sinh trưởng cũng như trao đổi chất của vi khuẩn giảm dần. Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào chết cân bằng với số lượng tế bào được tạo thành). Hơn nữa, kích thước tế bào nhỏ hơn trong pha log. Có một số nguyên nhân khiến vi khuẩn chuyển sang pha cân bằng như: chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, nồng độ ôxi giảm (đối với vi khuẩn hiếu khí), các chất độc (êtanol, một số axit) tích luỹ, pH thay đổi… + Pha suy vong: pha này thể hiện ở số lượng tế bào chết cao hơn số lượng tế bào mới được tạo thành do chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ. Một số vi khuẩn chứa các enzim tự phân giải tế bào, số khác có hình dạng tế bào thay đổi do thành tế bào bị hư hại. Câu 4. Hướng dẫn trả lời: – Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể. – Thời gian thế hệ (kí hiệu là g): là thời gian từ khi sinh ra của một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hay số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi. – Môi trường nuôi cấy không liên tục: môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá vật chất được gọi là môi trường nuôi cấy không liên tục. – Môi trường nuôi liên tục: là môi trường duy trì ổn định nhờ việc bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng chất thải. Nuôi cấy liên tục được sử dụng để sản xuất sinh khối vi sinh vật, các enzim, vitamin, êtanol… Câu 5. Hướng dẫn trả lời: Sinh trưởng của vi sinh vật là gì? là sự tăng số lượng tb của quần thể vi sinh vật. *công thức tính sltb của quần thể vi khuẩn sau thời gian nuôi cấy? Nt = No . 2n Trong đó; n = t : g Nt; sltb sau thời gian nuôi cấy t. No; sltb ban đầu của quần thể n; số lần phân chia. t; thời gian nuôi cấy g; thời gian thế hệ @@ để thu đc sl vsv tối đa thì nên dừng ở cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng Bài 29: Cấu trúc các loại virut Câu 1. Quan sát sơ đồ thí nghiệm của Franken và Conrat tiến hành ở virut gây bệnh khảm thuốc lá chứng minh vai trò của axit nuclêic (hệ gen). Từ đó mô tả thí nghiệm và giải thích tại sao virut phân lập được không phải là chúng B? Câu 2. Tại sao gọi virut là kí sinh nội bào bắt buộc? Chúng được phân loại như thế nào? Câu 3. Trình bày cấu tạo của virut? Câu 4. Trình bày đặc điểm hình thái của virut? Câu 5. So sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn Trả Lời: Câu 1. Hướng dẫn trả lời – Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtêin của hai chủng virut A và B. Cả hai chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá, nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm chủng virut lai vào cây thì cây sẽ bị bệnh. Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được chủng virut A. – Virut nhận được không phải chủng B vì virut lai mang hệ gen của chủng A. – Kết luận: mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định. Câu 2. Hướng dẫn trả lời: – Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào. Có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanômet) và có cấu tạo rất đơn giản, chỉ gồm một loại axit nuclêic được bao bọc bởi vỏ prôtêin. Virut không thể sống tự do và tồn tại bên ngoài tế bào sinh vật, đồng thời để nhân lên, virut phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào, vì thế chúng là kí sinh nội bào bắt buộc. – Virut được phân loại chủ yếu dựa vào axit nuclêic, cấu trúc vỏ capsit, có hay không có vỏ ngoài. Có 2 nhóm virut lớn: + Virut ADN (có vật chất di truyền là ADN, ví dụ như: virut đậu mùa, viêm gan B, hecpet...). + Virut ARN (có vật chất di truyền là ARN, ví dụ như: virut cúm, virut sốt xuất huyết Dengi, virut viêm não Nhật Bản, virut HIV...). Câu 3. Hướng dẫn trả lời: – Tất cả các virut đều bao gồm hai thành phần cơ bản: lõi là axit nuclêic (tức hệ gen) và vỏ là prôtêin (gọi là capsit) bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic. Phức hợp gồm axit nuclêic và vỏ capsit gọi là nuclêôcapsit. – Hệ gen của virut có thể là ADN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) hoặc ARN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) trong khi hệ gen của tế bào luôn luôn là ADN chuỗi kép. – Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là capsôme. – Một số virut còn có thêm một vỏ bao bên ngoài vỏ capsit, gọi là vỏ ngoài. vỏ ngoài là lớp lipit kép và prôtêin. Trên mặt bỏ ngoài còn có các gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ. Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần. Câu 4. Hướng dẫn trả lời: Virut chưa có cấu tạo tế bào nên mỗi virut thường được gọi là hạt. Hạt virut có 3 loại cấu trúc: xoắn, khối và hỗn hợp (hay phức tạp): – Cấu trúc xoắn: Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic. Cấu trúc xoắn thường làm cho virut có hình que hay sợi (virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại) nhưng cũng có loại hình cầu (virut cúm, virut sởi). – Cấu trúc khối: Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều (virut bại liệt). – Cấu trúc hốn hợp: Cấu tạo giống con nòng nọc, đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn (ví dụ virut phagơ). Câu 5. Hướng dẫn trả lời: Sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn: (Chú thích: dấu + là Có, dấu – là Không) Virut Lµ thùc thÓ ch­a cã cÊu t¹o tÕ bµo, cã kÝch th­íc siªu nhá vµ cã cÊu t¹o rÊt ®¬n gi¶n. chỉ gồm 1 loại axit nucleic đc bao bởi vỏ protein. Phức hợp gồm axit nucleic và vỏ capsit gọi là nuclêôcapsit Vá lµ pr«tªin( Capsit) ®­îc cÊu t¹o tõ c¸c ®¬n vÞ pr«tªin lµ caps«me. 1 số virut còn có them 1 vỏ bao bên ngoài vỏ capsit, gọi là vỏ ngoài(lipit kép và protein) CÊu t¹o virut; - Lâi lµ axit nuclªic( ADN hoÆc ARN) lµ hÖ gen cña virót. - Vá lµ pr«tªin( Capsit) ®­îc cÊu t¹o tõ c¸c ®¬n vÞ pr«tªin lµ caps«me. - 1 sè virót cßn cã thªm líp vá ngoµi( lipit kÐp vµ pr«tªin). Trªn bÒ mÆt vá ngoµi cã gai glic«pr«tªin. Virót kh«ng vá lµ virót trÇn Virut là thể vô sinh khi xét ở ngoài tb chủ. Virut không là thể vô sinh khi xét trong tb chủ.(lúc này chúng có thể nhân lên) Có thể nuôi virut trong mt nhân tạo như nuôi vi khuẩn được không? VR cũng thuộc vào nhóm VSV như VK tuy nhiên nó thuộc vào loại VSV chưa có cấu tạo TB.Vì thế nó không có hệ enzim để tự tổng hợp chất cần thiết cho mình,do đó nó có đời sống ký sinh bắt buộc trong TB vật chủ, dựa vào bộ máy di truyền của TB vật chủ để tổng hợp các chất cần thiết cho nó như ADN, vỏ capsit...Khi ở ngoài TB vật chủ VR ở dạng tinh thể(vô sinh) vì vậy nó không thể sinh trưởng ở ngoài môi trường tự nhiên hay nhân tạo ngoài cơ thể.Do đó chỉ có thể nuôi cấy VR trên các cơ thể sống. Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ Câu 1. Trình bày chu trình nhân lên của virut trong tế bào? Câu 2. Thế nào là bệnh cơ hội và vi sinh vật gây bệnh cơ hội? Câu 3. Trình bày các con đường lây truyền HIV, các giai đoạn phát triển và các biện pháp phòng ngừa bệnh AIDS? Câu 4. Tại sao nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải? Trả Lời: Câu 1. Hướng dẫn trả lời: Chu trình nhân lên của virut trong tế bào bao gồm 5 giai đoạn. Các giai đoạn: Câu 2. Hướng dẫn trả lời: – Một số vi sinh vật ở điều kiện bình thường thì không gây bệnh nhưng khi cơ thể bị suy yếu hoặc hệ thống miễn dịch bị suy giảm thì chúng lại trở thành tác nhân gây bệnh. Những vi sinh vật đó được gọi là vi sinh vật cơ hội, bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh cơ hội. – Hiện nay nhiễm HIV/AIDS được coi là bệnh đại dịch toàn cầu, AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, người bị nhiễm HIV không phải bị chết vì virut HIV mà do các bệnh cơ hội khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Câu 3. Hướng dẫn trả lời: – HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người, chúng có khả năng gây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch, sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể. – Có 3 con đường lây truyền HIV phổ biến: + Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng... + Qua đường tình dục không an toàn. + Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ – Các giai đoạn phát triển của bệnh HIV/AIDS: + Giai đoạn sơ nhiễm hay giai đoạn “cửa sổ”: kéo dài 2 tuần đến 3 tháng. Triệu chứng bệnh thường không biểu hiện hoặc biểu hiện nhẹ. + Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1 - 10 năm. Lúc này số lượng tế bào Limphô T – CD4 giảm dần. + Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Các bệnh cơ hội xuất hiện: tiêu chảy, viêm da, sưng hạch, lao, ung thư Kapôsi, mất trí, sốt kéo dài, sút cân... cuối cùng dẫn đến cái chết . – Hiện nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu, các thuốc hiện có chỉ có thể làm chậm tiến trình dẫn đến bệnh AIDS. Do vậy, thực hiện lối sống lành mạnh, vệ sinh y tế, loại trừ tệ nạn xã hội là biện pháp tốt nhất để phòng HIV/AIDS. Câu 4. Hướng dẫn trả lời: – Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch trở nên yếu, giảm hoặc không có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là sự suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể không phải do nguyên nhân di truyền mà do bị lây nhiễm bởi các tác nhân trong cuộc sống. – Virut HIV có khả năng gây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch, sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, HIV chính là một tác nhân gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. - Vì sao mỗi loại VR chỉ có thể xâm nhập vào 1 số loại TB nhất định? - Do trên bề mặt TB có các thụ thể mang tính đặc hiệu đối với mỗi loại VR. Bài 31: Virut gây bệnh. Ứng dụng virut trong thực tiễn Câu 1. Trình bày ứng dụng của virut trong thực tiễn? Câu 2. Thuốc trừ sâu sinh học có chứa virut dựa trên cơ sở khoa học nào? Câu 3. Trình bày phương thức xâm nhập của virut thực vật, triệu chứng của cây bị bệnh và cách phòng ngừa? Câu 4. Tại sao virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào thực vật mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước? Trả Lời: Câu 1. Hướng dẫn trả lời: – Trong nghiên cứu, bằng việc loại bỏ những đoạn gen không quan trọng của virut, thay vào đó các gen mong muốn và biến chúng thành vật chuyển gen lý tưởng. Bằng kĩ thuật này đã tạo ra những chế phẩm sinh học quý nhưng có giá thành rẻ, như interfêron, insulin... Cũng có thể dùng virut để nghiên cứu cách thức của tế bào vật chủ thải loại virut hay cách xâm nhập của virus vào trong tế bào vật chủ, từ đó tìm ra biện pháp để phòng ngừa virut. – Nhiều loại virut gây bệnh cho người và động vật đã được nghiên cứu để sản xuất vacxin phòng chống có hiệu quả của bệnh này. Nhờ đó đã hạn chế và ngăn chặn được hầu hết các đại dịch đã từng là mối đe doạ trong lịch sử loài người như: đậu mùa, dịch cúm, dịch sốt… và điều trị một cách hiệu quả một số bệnh được coi là nan y như: bệnh dại, viêm gan B, viêm gan C… Một số virut ở động vật được nghiên cứu để giảm thiểu sự phát triển của một số loại động vật hoang dã như virut pox để hạn chế sự phát triển quá mức những đàn thỏ tự nhiên. – Trong nông nghiệp, virus được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học nhằm khống chế số lượng của một số loài sâu bệnh gây hại. Chế phẩm này có ưu điểm là: có tính đặc hiệu cao nên chỉ gây hại cho một số sâu bệnh nhất định, không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích; dễ sản xuất, hiệu quả diệt sâu bệnh cao, giá thành hạ... – Trong nghiên cứu sinh học phân tử, virut cung cấp một hệ thống đơn giản để thao tác và phát hiện chức năng của nhiều loại tế bào. Câu 2. Hướng dẫn trả lời: Một số loại virut kí sinh và gây bệnh cho côn trùng cũng như một số vi sinh vật gây hại cho cây trồng. Do có tính đặc hiệu cao nên một số loại virut chỉ gây hại cho một số sâu bệnh nhất định mà không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích. Nhờ tính chất này mà một số loại virut được sử dụng để sản xuất các chế phẩm sinh học có tác dụng như những thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu bệnh, bảo vệ mùa màng. Câu 3. Hướng dẫn trả lời: – Virut tự nó không có khả năng xâm nhập vào tế bào thực vật. Phần lớn virut gây nhiễm do côn trùng, cây bị bệnh có thể truyền cho thế hệ sau qua hạt, số khác truyền qua các vết xây xát do nông cụ bị nhiễm gây ra. – Sau khi nhân lên trong tế bào, virut di chuyển sang tế bào khác qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào và cứ thế lan rộng ra. – Cây bị nhiễm virut thường có hình thái thay đổi: lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, lá bị xoăn hay héo, bị vàng rồi rụng, thân bị lùn hay còi cọc. – Hiện nay không có thuốc chống virut thực vật, biện pháp tốt nhất là chọn giống cây sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng và tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh. Câu 4. Hướng dẫn trả lời: Virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào thực vật mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước, bởi vì: thành tế bào thực vật dày và không có thụ thể nên đa số virut xâm nhập vào tế bào thực vật nhờ côn trùng (chúng ăn lá, hút nhựa cây bị bệnh rồi truyền sang cây lành); một số virut khác xâm nhập qua các vết xước. - Nguyên nhân gì khiến cho bình nuôi VK đang đục bỗng dưng trở nên trong? - Là do nhiễm phagơ. Phagơ nhân lên trong TB, phá vỡ TB, TB chết lắng xuống làm cho MT trở nên trong Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch Câu 1. Miễn dịch là gì? Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu? Câu 2. Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào? Câu 3. Trình bày các con đường lây nhiễm bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây nên và cách phòng tránh? Câu 4. Bệnh truyền nhiễm là gì? Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut? Câu 5. Lấy ví dụ về một số bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây ra trên cơ thể con người? Trả Lời: Câu 1. Hướng dẫn trả lời: – Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (các vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phân tử lạ…) khi chúng xâm nhập vào cơ thể. – Miễn dịch được chia làm 2 loại là miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu: + Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể: da, niêm mạc, các dịch do cơ thể tiết ra (dịch tiêu hoá, dịch mật, nước mắt, nước bọt…), dịch nhầy và lông rung ở hệ hô hấp, các đại thực bào, các bạch cầu trung tính đều có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy. + Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, bao gồm 2 loại: miễn dịch tế bào (là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của tế bào limphô T độc) và miễn dịch thể dịch (là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong thể dịch của cơ thể do tế bào limphô B tiết ra). Câu 2. Hướng dẫn trả lời: – Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào đều là những loại miễn dịch đặc hiệu: + Miễn dịch thể dịch: là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong thể dịch của cơ thể do tế bào limphô B tiết ra, kháng thể nằm trong tất cả các chất lỏng (thể dịch) của cơ thể như: sữa, máu, dịch bạch huyết, dịch tuỷ sống, màng phổi... vì vậy nên có tên gọi là “miễn dịch thể dịch”. Chúng có nhiệm vụ ngưng kết, bao bọc các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, lắng kết các loại độc tố do chúng sinh ra. + Miễn dịch tế bào: là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của tế bào limphô T độc. Các tế bào mang kháng thể này có nhiệm vụ tiêu diệt các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, thu gom các mảnh vụn trong cơ thể, bằng cách tiết ra loại prôtêin làm tan các tế bào bị nhiễm độc, ngăn cản sự nhân lên của virut. Trong những bệnh do virut gây ra, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể. Câu 3. Hướng dẫn trả lời: – Các con đường lây nhiễm bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây nên: + Lây truyền theo đường hô hấp: qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí) bắn ra khi ho hoặc hắt hơi. + Lây truyền theo đường tiêu hoá: vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm. + Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp (qua da và niêm mạc bị tổn thương, qua vết cắn của động vật và côn trùng, qua đường tình dục). + Truyền từ mẹ sang thai nhi (khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ). – Muốn phòng tránh các bệnh do vi sinh vật gây nên cần tiêm phòng vacxin, kiểm soát vật trung gian (muỗi, ve, bét...), giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống, vệ sinh ăn uống và thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm, an toàn trong truyền máu và quan hệ tình dục... Câu 4. Hướng dẫn trả lời: – Khái niệm bệnh truyền nhiễm: Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: có thể là vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut... Không phải cứ có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh. Muốn gây bệnh phải hội tụ đủ 3 điều kiện: độc lực (mầm bệnh và độc tố), số lượng nhiễm đủ lớn và con đường xâm nhiễm thích hợp. – Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut: + Bệnh đường hô hấp: virut từ sol khí đi qua niêm mạc vào mạch máu rồi tới các nơi khác nhau của đường hô hấp. Các bệnh thường gặp như: viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp (bệnh SARS)... + Bệnh đường tiêu hoá: virut xâm nhập qua miệng, lúc đầu nhân lên trong mô bạch huyết, sau đó một mặt vào máu rồi tới các cơ quan khác nhau của hệ tiêu hóa, một mặt vào xoang ruột rồi ra ngoài theo phân. Các bệnh thường gặp như: viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày - ruột... + Bệnh hệ thần kinh: virut vào cơ thể theo nhiều con đường: hô hấp, tiêu hóa, niệu, sau đó vào máu rồi tới hệ thần kinh trung ương (như viêm não, viêm màng não, bại liệt). Một số virut (bệnh dại) tới thần kinh trung ương theo dây thần kinh ngoại vi. + Bệnh lây qua đường sinh dục: lây trực tiếp qua quan hệ tình dục như HIV, hecpet (bóng nước sinh dục, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung), viêm gan B. + Bệnh da: virut vào cơ thể qua đường hô hấp, sau đó vào máu rồi mới đi đến da. Tuy nhiên cũng thường lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng hàng ngày. Các bệnh trên da như đậu mùa, mụn cơm, sởi... Câu 5. Hướng dẫn trả lời: – Bệnh cúm do virut cúm gây ra, lây truyền qua đường hô hấp. – Bệnh AIDS do virut HIV gây nên, lây truyền qua đường máu, đường tình dục hoặc truyền từ mẹ sang con. – Bệnh tả, lị do vi khuẩn gây ra, lây truyền qua đường tiêu hóa. – Bệnh quai bị là bệnh do virus quai bị gây ra, lây truyền chủ yếu do các chất tiết của đường hô hấp. – Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra, lây truyền qua đường hô hấp. A/ Vi rut gây bệnh- ứng dung của virut trong thưc tiễn. I/ Các virut kí sinh ở VSV, thực vật và côn trùng. 1. Virut kí sinh ở VSV (Phagơ) - Có khoảng 3000 VR kí sinh ở hầu hết VSV nhân sơ (VK, xạ khuẩn), VSV nhân thực (nấm men, nấm sợi) - Xâm nhập trực tiếp & nhân lên theo 5 giai đoạn. - Tác hại: Gây những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp vi sinh. 2. Virut kí sinh ở thực vật. - Có khoảng 1000 loại VR gây bệnh cho TV. - Chúng không c

File đính kèm:

  • docDe cuong on thi hk2 sinh 10.doc