Đề cương ôn tập văn 6 - Học kì II, năm học: 2012 - 2013

Câu 1. Tóm tắt đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài.

Dế Mèn nhờ ăn uống điều độ nên đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, khoẻ mạnh. Mèn thường khinh miệt Dế Choắt, cà khịa với bà con trong xóm. Một hôm, Mèn bày trò trêu chọc chị Cốc làm chị nổi giận và gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Trước khi tắt thở, Choắt khuyên mèn:’’ Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào thân.” Mèn rất hối hận nên chôn cất bạn tử tế và rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.

Câu 2: Qua sự việc Dế Mèn trêu chọc chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì?

Trước cái chết thảm thương của Dế Choắt, Dế Mèn ân hận về lỗi của mình và thấm thía bài học đường đời đầu tiên. Bài học ấy được nói lên qua lời khuyên của Dế Choắt: “. ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà chẳng biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân đấy”.

Câu 3: Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản Buổi học cuối cùng của nhà văn Đô- đê?

Ý nghĩa văn bản- Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc , yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc ,là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước . Sức mạnh của văn hóa của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không có một thế lực nào có thể thủ tiêu .Tự do của một dân tộc gắn với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình .

Câu 4: Viết thuộc lòng hai khổ thơ cuối trong bài thơ Lượm của Tố Hữu?

Chú bé loắt choắt Ca lô đội lệch

Cái xắc xinh xinh Mồm huýt sáo vang

Cái chân thoăn thoắt Như con chim chích

Cái đầu nghênh nghênh Nhảy trên đường vàng

Câu 5: Ghi lại khổ thơ cuối trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ. Cho biết nội dung khổ thơ đó ?

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

Bác Hồ lo cho dân, cho nước nên việc thức suốt đêm là chuyện thường tình chứ không riêng gì đêm nay.

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2725 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập văn 6 - Học kì II, năm học: 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN 6 - HỌC KÌ II . NH: 2012-2013 A/ VĂN BẢN: Câu 1. Tóm tắt đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài. Dế Mèn nhờ ăn uống điều độ nên đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, khoẻ mạnh. Mèn thường khinh miệt Dế Choắt, cà khịa với bà con trong xóm. Một hôm, Mèn bày trò trêu chọc chị Cốc làm chị nổi giận và gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Trước khi tắt thở, Choắt khuyên mèn:’’ Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào thân.” Mèn rất hối hận nên chôn cất bạn tử tế và rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Câu 2: Qua sự việc Dế Mèn trêu chọc chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì? Trước cái chết thảm thương của Dế Choắt, Dế Mèn ân hận về lỗi của mình và thấm thía bài học đường đời đầu tiên. Bài học ấy được nói lên qua lời khuyên của Dế Choắt: “... ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà chẳng biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân đấy”. Câu 3: Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản Buổi học cuối cùng của nhà văn Đô- đê? Ý nghĩa văn bản- Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc , yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc ,là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước . Sức mạnh của văn hóa của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không có một thế lực nào có thể thủ tiêu .Tự do của một dân tộc gắn với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình . Câu 4: Viết thuộc lòng hai khổ thơ cuối trong bài thơ Lượm của Tố Hữu? Chú bé loắt choắt Ca lô đội lệch Cái xắc xinh xinh Mồm huýt sáo vang Cái chân thoăn thoắt Như con chim chích Cái đầu nghênh nghênh Nhảy trên đường vàng… Câu 5: Ghi lại khổ thơ cuối trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ. Cho biết nội dung khổ thơ đó ? Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. Bác Hồ lo cho dân, cho nước nên việc thức suốt đêm là chuyện thường tình chứ không riêng gì đêm nay. Câu 6: Em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả trong văn bản Vượt thác của Võ Quảng. Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. Câu 7:Dựa vào tác phẩm Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh. Hãy đóng vai nhân vật người anh , viết đoạn văn kể – tả lại tâm trạng mình khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của người em(Kiều Phương). + Bất ngờ vì Kiều Phương đã vẽ chính mình(như vậy người anh là thân thuộc nhất  đối với em gái) và người anh cũng không ngờ được hình ảnh mình trong mắt em gái lại đẹp đẽ đến vậy. + Hãnh diện : trong tranh cậu rất đẹp, được bao người chiêm ngưỡng, là anh của cô em gái tài năng. + Xấu hổ : tự nhận ra những yếu kém của mình, thấy mình chưa đẹp ; xấu hổ trước tâm hồn trong sáng và sự bao dung, độ lượng của em gái. + Người anh tự nhận ra hạn chế của mình để phấn đấu vươn tới sự hoàn thiện về nhân cách. * HS rút ra bài học cho bản thân :(0,5 đ) + Không ích kỉ, đố kị trước thành công của người khác. + Cần có lòng bao dung độ lượng để giúp người khác nhận ra lỗi lầm... Câu 8:Sông nước Cà Mau ( trích Đất rừng phương Nam) Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng tận cùng phía nam Tổ quốc Câu 9: Qua văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”, em cho biết bức thông điệp mà thủ lĩnh Xi-át-tơn muốn nhắn gửi cho mọi người là gì? Em nhận thức được điều gì từ bức thông điệp đó? - Bức thông điệp : con người cần phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo, bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình. (1,5 điểm) - Qua bức thông điệp học sinh nhận thức được về vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực và lâu dài : Để chăm lo và bảo vệ mạng sống của mình, con người phải biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh. Câu 10:Cô Tô( Đoạn trích ) Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và một nét sinh hoạt của người dân trên đảo Cô Tô Câu 11:Cây tre Việt Nam Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam TIẾNG VIỆT I. Các thành phần chính của câu Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc phải có trong câu được gọi là thành phần phụ. 1. Vị ngữ Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì ?, Làm sao ?, Như thế nào ? hoặc Là gì ? Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ. Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ. 2. Chủ ngữ -Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái, … được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai ?, Con gì ? hoặc Cái gì ? -Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ. Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ. II. Nhân hóa 1. Nhân hóa là gì ? Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. 2. Các kiểu nhân hóa Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là : Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. III. So sánh 1. So sánh là gì ? So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 2. Cấu tạo của phép so sánh Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm : Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh) ; Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A) ; Từ ngữ chỉ phương diện so sánh ; Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh). Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều : Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt. Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh. Vế A (sự vật được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (sự vật dùng để so sánh) Chị ấy đẹp như tiên 3. Các kiểu so sánh Có hai kiểu so sánh : So sánh ngang bằng ; So sánh không ngang bằng. 4. Tác dụng của so sánh So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động ; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. IV. Ẩn dụ 1. Ẩn dụ là gì ? Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 2. Các kiểu ẩn dụ Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là : Ẩn dụ hình thức ; Ẩn dụ cách thức ; Ẩn dụ phẩm chất ; Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. V. Hoán dụ 1. Hoán dụ là gì ? Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 2. Các kiểu hoán dụ Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là : Lấy một bộ phận để gọi toàn thể ; Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng ; Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật ; Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. VI. Câu trần thuật đơn: - Cấu tạo: Là loại câu do một cụm C – V tạo thành (Câu đơn ) -Chức năng: Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. VII. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là: Câu miêu tả. VD: Dưới gốc tre, những mầm măng tua tủa. Câu tồn tại. VD: Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. C/ TẬP LÀM VĂN : Dàn bài chung của văn tả cảnh và văn tả người. Dàn bài chung về văn tả cảnh Dàn bài chung về văn tả người 1/ Mở bài Giới thiệu cảnh được tả : Cảnh gì ? Ở đâu ? Lý do tiếp xúc với cảnh ? Ấn tượng chung ? Giới thiệu người định tả : Tả ai ? Người được tả có quan hệ gì với em ? Ấn tượng chung ? 2/ Thân bài a. Bao quát : Vị trí ? Chiều cao hoặc diện tích ? Hướng của cảnh ? Cảnh vật xung quanh ? b. Tả chi tiết : ( Tùy từng cảnh mà tả cho phù hợp) * Từ bên ngoài vào ( từ xa) : Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả ?... * Đi vào bên trong ( gần hơn) : Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả ?... * Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường thấy ( rất gần) : Cảnh nổi bật ? Từ ngữ hình ảnh miêu tả... a. Ngoại hình : Tuổi tác ? Tầm vóc ? Dáng người ? Khuôn mặt ? Mái tóc ? Mắt ? Mũi ? Miệng ? Làn da ? Trang phục ?...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả) b. Tả chi tiết : ( Tùy từng người mà tả cho phù hợp) * Nghề nghiệp, việc làm ( Cảnh vật làm việc + những động tác, việc làm...). Nếu là học sinh, em bé : Học, chơi đùa, nói năng...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả) * Sở thích, sự đam mê : Cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả) * Tính tình : Tình yêu thương với những người xung quanh : Biểu hiện ? Lời nói ? Cử chỉ ? Hành động ?( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả) 3/ Kết bài Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc; Tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân ?... Tình cảm chung về người em đã tả ? Yêu thích, tự hào, ước nguyện ?... Chú ý: Dù là tả cảnh hay tả người, bất cứ một đề nào, các em cũng phải nhớ lập dàn bài phù hợp. Phải làm bài, viết bài đàng hoàng, tuyệt đối không được làm sơ sài, lộn xộn. ĐỀ TẬP LÀM VĂN ( THAM KHẢO ) Đề1:Tả một buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em. Thứ hai nào cũng vậy, trường em lại tổ chức lễ chào cờ đầu tuần theo quy định. Tham dự buổi lễ hôm nay có thầy hiệu trưởng, các thầy cô giáo và đông đảo các bạn học sinh. Trời hôm nay thật trong xanh, mát mẻ. Những bông hoa tươi thắm toả hương thơm như muốn chào đón chúng em bắt đầu một tuần học mới. Trên sân trường, các bạn học sinh ngồi truy bài, một số bạn khác thì lại cười đùa, nói chuyện to nhỏ với nhau, khuôn mặt ai nấy cũng thật vui vẻ. Hôm nay bạn nào cũng mặc những bộ quần áo thật sạch sẽ, gọn gàng. Những bạn nam thì mặc chiếc quần ka ki màu xanh với những chiếc áo đồng phục màu trắng. Còn các bạn nữ thì lại mặc váy kẻ ca rô với chiếc áo cổ viền hoa, tất cả đều đeo chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai. Cột cờ đã được dựng lên giữa bồn hoa rực rỡ muôn màu sắc. Các thầy, cô giáo thì lại mặc những bộ comlê và chiếc áo dài truyền thống. Bỗng một hồi trống giòn giã vang lên, chúng em lại nhanh chóng tập trung ngay thẳng trước cột cờ. Đúng bảy giờ mười lăm, khi mọi người đã ổn định thì tiếng nói trầm ấm của cô tổng phụ trách nhắc nhở mọi người chỉnh lại đội ngũ, trang phục. Cả trường im lặng, sau đó cô hô dõng dạc: “Nghiêm! Chào cờ, chào!”. Cả trường đều đứng thẳng, đầu ngẩng cao nhìn lá cờ đỏ sao vàng đang từ từ được kéo lên. Những cánh tay xinh xắn của các bạn đồng thời giơ lên cùng tiếng Quốc ca hoành tráng: “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa. Mọi người đều như cảm thấy không khí thiêng liêng trang trọng của buổi lễ nhắc nhở chúng em nhớ tới bao anh hùng đã ngã xuống vì Tổ quốc, vì tương lai con em. Khi bài Quốc ca kết thúc, cô lại hô to: “Đội ca”.  Cùng hoà với tiếng trống là tiếng hát của chúng em: “Cùng nhau ta đi lên  theo bước đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ” như muốn quyết tâm học tập thực hiện tốt lời Bác để sau này dựng xây đất nước. Kết thúc của phần nghi thức là lời tuyên thệ: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Sẵn sàng!”. Chúng em hô theo cô: “Sẵn sàng!” như phá tan bầu không khí. Sau phần nghi thức, cô lại thay mặt cho Ban Giám hiệu nhận xét về tình hình học tập của các bạn trong tuần qua. ở phía dưới, những lớp được khen thưởng có vẻ vui mừng lắm, còn những lớp khác nghe chừng rất buồn bã. Sau nhận xét, cô giới thiệu thầy Hiệu trưởng lên phát biểu và dặn dò chúng em. Nét mặt nghiêm trang với dáng đi khoẻ khoắn, thầy tiến về phía lễ đài. Thầy vui vẻ tuyên dương những tập thể có thành tích trong học tập và phong trào của trường, sau đó thầy nhắc nhở các lớp chưa cố gắng hay còn khuyết điểm. Lời dặn của thầy thấm sâu vào lòng chúng em. Buổi lễ chào cờ kết thúc với bài hát “Bốn phương trời”. Chúng em vào lớp với khuôn mặt lấm tấm mồ hôi nhưng rất vui vẻ. Ngoài kia, lá cờ vẫn tung bay hẹn tuần sau gặp lại. Qua không khí trang nghiêm nhưng cũng thật thân mật của buổi lễ đã nhắc chúng em phải rèn luyện để xứng đáng với cha anh. Đề 2: Trời đang nắng bỗng đổ trận mưa rào. Hãy tả lại trận mưa đó. a.Mở bài Thời gian hoàn cảnh, thời gian đổ cơn mưa rào. b. Thân bài Tả cơn mưa theo trình tự * Quang cảnh trước khi mưa -Khí trời, cảnh vật, con người… khi chưa có cơn mưa. - Dấu hiệu báo cơn mưa đến: mây, bầu trời, sấm chớp, gió, loài vật, ….. * Khi cơn mưa đến: tả chi tiết cơn mưa từ nhỏ đến lớn: - Hạt nưa to và thưa - Mưa như trút nước, sấm chớp vang trời - Mưa càng to gió cáng lơn, câu cối nghiêng ngã - Con người trú mưa hai bên đường - Các loài vật tìm chỗ trú mưa….. * Quang cảnh sau cơn mưa - Mưa nhỏ dần rồi tạnh hẳn, bầu trời trong xanh trở lại - Mọi người tiếp tục công việc của mình, cây cối hả hê……. c. Kết bài Cảm nghĩ của em về cơn mưa rào. Đề 3: Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của em. 1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật miêu tả (Ông Tiên) Đặt tình huống cụ thể: Cuộc gặp gỡ trong mơ với ông tiên để qua đối thoại, qua quan sát miêu tả nhân vật. 2. Thân bài: Dựa vào truyện cổ tích để tả: Ngoại hình: + Xuất hiện toàn thân toả ánh hào quang, huyền ảo. + Dáng vẻ ung dung, mặc bộ quần áo chùng cổ xưa, ống tay rộng. + Tay chống gậy trúc, hoặc cầm cây phất trần, hồ lô… + Khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đôi mắt tinh anh, vầng trán rộng,… + Râu tóc trắng phau, da dẻ hồng hào,… Việc làm và tính cách: hiền hậu, hay giúp đỡ những người bất hạnh... + Luôn quan tâm theo dõi mọi chuyện trong dân gian. + Xuất hiện kịp thời để giúp đỡ người lương thiện và trừng trị kẻ ác. + Giọng nói ấm áp, ân cần, gần gũi với những người bất hạnh. + Ban phép lạ, gỡ bí cho người lương thiện. + Thường biến mất sau mỗi lần hoàn thành xứ mệnh. 3. Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên: yêu quý, kính trọng,... muốn làm nhiều việc thiện, việc tốt giống ông Tiên trong những câu chuyện dân gian. Đề 4: Tả người bạn thân Năm tháng cứ thế trôi đi, chỉ có thời gian là thước đo tốt nhất cho tình cảm bạn bè. Trong suốt thời gian đó, có lẽ Ánh Tuyết là người bạn mà em thân nhất, bạn ấy đã học với em từ suốt năm học lớp một đến giờ. Dáng người của Tuyết tròn trịa.Cách ăn mặc rất lịch sự nhưng luôn có phần nhí nhảnh. Nước da mịn màng,trắng hồng. Mái tóc dài óng ả,suôn mượt, luôn được mẹ bạn ấy cột gọn gàng trông rất đẹp.Khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu.Cặp mắt sáng đen láy,biểu lộ cho sự thông minh,sáng dạ.Cái miệng tuy móm nhưng khi cười,em thấyTuyết rất có duyên và khi ấy,bạn như một búp sen hồng đang hé nở.Ở Ánh Tuyết khi nào cũng toát lên vẻ hiền dịu, nhanh nhẹn, hóm hỉnh và hài hước nên bạn ấy rất dễ mến. Tuyết rất chăm chỉ học hành,luôn là một lớp phó học tập gương mẫu trong lớp em.Bạn ấy luôn chơi với những bạn khác trong lớp.Tuyết rất hòa đồng,lúc nào cũng giúp đỡ những bạn khó khăn,chậm tiến.Hiền dịu và ngoan ngoãn là hai đức tính tốt mà em quý nhất ở Tuyết.Bạn luôn thùy mị,dịu dàng trước mọi người và rất ngoan ngoãn, không bao giờ cãi lời người lớn.Tính tình Tuyết cởi mở nhưng cũng rất nghiêm túc và thẳng thắng trong học tập,không thích đùa giỡn với việc học.Bạn ấy rất nhanh nhẹn trong mọi việc cô giao.Nhiều lúc từ những câu chuyện mà Tuyết kể đã làm cho em và các bạn cười ngả cười nghiêng một cách sảng khoái.Cả lớp,ai ai cũng đều nể Ánh Tuyết.Đối với mọi thầy cô cũng như người ngoài lớn tuổi hơn mình,bạn luôn lễ phép chào hỏi nên ai cũng mến Tuyết cả và em cũng thế. Sau bao nhiêu năm tháng học chung với nhau,em đã học được rất nhiều những đức tính tốt của Tuyết.Em rất quý bạn ấy,em sẽ cố gắng giữ mãi tình bạn tốt đẹp này cho đến lớn.Ôi,tình bạn này thật là đáng quý! Đề 5: Tả cô giáo của em. §· bao lÇn em ®îc nghe c¸c thµy c« gi¸o say sưa gi¶ng bµi. Nhng kh«ng bao giê em quªn ®ưîc c« Hoa d¹y m«n v¨n. Lêi gi¶ng say sưa ®Çy truyÒn c¶m cña c« khiÕn em cßn nhí m·i. C« Hoa ®· nhiÒu n¨m lµ gi¸o viªn d¹y giái cña trưêng em. C« míi ngoµi 30 tuæi. Víi lµn da tr¾ng trÎo, d¸ng ngêi thon th¶ nom c« rÊt ưa nh×n. M¸i tãc ãng ¶ rÊt hîp víi khu«n mÆt thanh tó vµ ®«i m¾t lóc nµo còng ¸nh lªn sù th©n thiÖn. Häc trß chóng em ai còng quý mÕn vµ coi c« như ngưêi mÑ. Trèng vµo häc võa døt còng lµ lóc c« gi¸o bưíc vµo líp. Sau vµi phót æn ®Þnh vµ kiÓm tra bµi cò, lêi giíi thiÖu bµi míi cña c« vang lªn cuèn hót c¶ líp "C« vµ c¸c em sèng trong hoµ b×nh h«m nay, lµ nhê c«ng ¬n cña biÕt bao anh hïng ®· ng· xuèng, trong ®ã cã nh÷ng ngưêi cßn rÊt nhá tuæi. Xóc ®éng tríc sù hi sinh cña chó bÐ Lưîm nhµ th¬ Tè H÷u ®· s¸ng t¸c bµi th¬ cïng tªn ca ngîi tÊm gư¬ng dòng c¶m hi sinh cña ngêi anh hïng nhá tuæi nµy". Võa dÉn d¾t c« võa viÕt nh÷ng nÐt ch÷ trßn trÞa vµ mÒm m¹i lªn b¶ng. C¶ líp im ph¨ng ph¾c chØ cßn nghe thÊy tiÕng ngßi bót sét so¹t ®a trªn giÊy. C« gi¸o ®äc bµi, giäng cña c« ng©n vang Êm ¸p, th¸nh thãt theo nhÞp bưíc ch©n cña chó bÐ nh¶y trªn ®ưêng vµng. Míi chØ nghe c« ®äc bµi th«i mµ chóng em c¶m thÊy nh ®îc trë vÒ, ®ưîc trß chuyÖn víi chó bÐ Sau khi nghe c¸c nhãm tr¶ lêi c« kÕt luËn vµ gi¶ng thªm cho chóng em hiÓu vÒ phÈm chÊt cao ®Ñp cña Lưîm. Chó lµ mét chó bÐ hån nhiªn, yªu ®êi, dòng c¶m, s½n sµng hi sinh v× ®Êt nưíc th©n yªu. Chưa bao giê em thÊy lêi c« gi¶ng hay ®Õn thÕ, em cø ch¨m chó, say mª vµ hiÓu ®ưîc néi dung bµi häc mét c¸c dÔ dµng. PhÇn tæng kÕt vµ luyÖn tËp ®· khÐp l¹i tiÕt häc nhưng lêi c« say sưa gi¶ng bµi vÉn cßn vang väng ®©u ®©y. Bçng tiÕng trèng tïng…tïng…tïng… vang lªn giê häc kÕt thóc nhưng c¶ líp vÉn cßn luyÕn tiÕc v× lêi gi¶ng say sưa hót hån, v× cö chØ yªu mÕn vµ v× t×nh yªu thư¬ng c« dµnh cho häc trß. Mçi giê ng÷ v¨n cña c« Hoa ®Òu cã søc hÊp dÉn k× l¹ vµ rÊt riªng. C« ®· t¹o cho chóng em nhiÒu c¬ héi kh¸m ph¸ nh÷ng ®iÒu hay vÎ ®Ñp mu«n mµu cña v¨n chư¬ng. §iÒu ®ã lµm chóng em thÝch thó vµ ưíc ao c« lu«n lµ c« gi¸o d¹y ng÷ v¨n cña chóng em trong nh÷ng n¨m häc tíi. :Đê6:Tả khu vườn Từ ngay ông mất bố mẹ em có nhiệm vụ chăm sóc vườn .Khu vườn không rộng lắm nhưng được trồng nhiều loại cây khác nhau . Theo em có lẽ khu vườn đẹp nhất vào buổi sáng. Vì em phải bận học nên ko theo bố mẹ vào vườn được . Nhưng hôm nay là ngày chủ nhật nên em cùng bố mẹ ra thăm vườn và phụ giúp bố mẹ làm vườn. Người mở cổng vườn đầu tiên là em . Sáng hôm đó ko khí trong lành mát mẻ, cảnh vật còn chìm trong màn sương đêm,bầu trời trong xanh cao vời vợi . Pha lẫn là những đám mây trắng đang trôi bồng bềnh . Trên những chiếc lá còn động lại những hạt sương sớm nó lấp lánh như kim cương . Những hàng cây đang đung đưa theo gió như nói chuyện với nhau . Những chú chim ríu rit líu lo gọi bầy . Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên đẹp sinh động . Mới bước vào vườn em đã nghe tiếng sủa của chú chó vệnh lông vàng đang ngoe ngoẩy cái đuôi hít hít cái mũi . Chắc nó mừng vì sau một tuần gặp lại cô chủ xa cách . Bố mẹ trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau nào là : xoài , ổi , sầu riêng . Cây sầu riêng la loai cây cao nhất không biết nó được trồng từ bao giờ mà nó cao đến thế . Hoa sầu riêng mọc từng chùm nó có mùi thơm ngào ngạt khắp cả vườn . Cây sầu riêng đã vào mùa những quả như những chú nhím treo lủng lẳng trên cành . Nó lớn dần theo từng ngày . Dọc theo hàng ranh là những hàng cây mít . Thân nó sù xì to cao khỏe như những chàng sĩ canh giữ khu vườn . Mít đã ra quả non . Nhìn từ xa những quả mít như những chú heo con treo lủng lẳng trên cành rất dễ thương . Ở cuối vườn bố mẹ trồng cây măng cụt . Thân măng cụt không to lắm nhưng cành lá lại sum xuê, những tán lá của nó lớn to khép kín vào nhau còn ủ đầy sương . Quả của nó khi chưa chín thì nó phát lên một màu xanh non . Nhưng khi chín , quả tròn trịa khoác lên màu tím . Cầm trên tay , ta có thể biết được số múi của nó . Xung quanh nhà là cây đu đủ thân cây không to lắm , nhưng quả sum xuê . Quả đu đủ dài màu vàng nghệ treo lủng lẳng trên cành . Em thích nhất là ăn đu đủ . Mặt trời càng lên cao xua đi màn sương đêm khu vườn càng nhộn nhịp hơn những chú sóc lông vàng mát dịu với những sọc đen dài trên lưng đang chuyền cành từ cành này sang cành nọ như đang tìm trái mít chín cây thơm lừng . Nó tranh dành một trái mít chín nó kêu chíp chíp khoái chí . Vì có một bữa sáng ngon lành . Chị chào mào hót líu lo như đón một buổi sáng bình minh . Tất cả đã tạo nên một âm thanh " Lao Xao " của khu vườn nhà em . Khu vườn trong nắng mai của nhà em thật đẹp để lại cho em nhiều ấn tượng không bao giờ phai . Em sẽ chăm sóc khu vườn để nó luôn luôn tươi đẹp . Đề 7: Tả cảnh trường em vào giờ ra chơi Cuối tiết học thứ ba như thường lệ, những dòng chữ cuối củng của bài học mới vừa được viết xong, cũng là lúc tiếng trống Tùng…tùng…tùng báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Được lệnh cô giáo, chúng em nhanh chóng chào cô,rồi vội vã ra sân. Sân trường đang vắng lặng, khó tìm thấy bóng người, bỗng chốc trở nên ồn ào, náo nhiệt của học sinh từ các lớp ùa ra nhanh chóng xếp hàng. Bỗng khẩu lệnh vang lên từ phòng máy : Nghỉ! Nghiêm! Tiếng ồn dần dần tắt hẳn, cùng lúc đó, tiếng nhạc cất lên, tất cả các học sinh nghiêm trang tập thể dục theo điệu nhạc. Sân trường giờ đây đã đổi màu. Một màu trắng xóa của áo học sinh pha chút đỏ thắm của khăn quàng và màu vàng da của hàng nghìn cánh tay, đồng loạt đưa lên, hạ xuống,đôi chân lúc thì bước trái, lúc lại bước phải thật nhịp nhàng, đồng điệu, trông thật đẹp mắt. Tiếng nhạc vừa dứt, bài thể dục cũng kết thúc, tất cả học sinh đồng loạt giơ tay thật khí thế, hô to: “Khỏe…khỏe…khỏe…” Đồng thời rời khỏi hàng ngũ. Những bạn gái vội chiếm những gốc bàng to, có nhiều bóng mát để chơi nhảy dây, tiếng vi vút của dây quay, hòa lẫn với đôi chân nhịp nhàng của các bạn nữ, nghe thật êm tai. Trong khi đó, các bạn nam cũng nhanh chân không kém, đến những gốc cây to khác để chơi đá cầu, những chiếc cầu lông có màu xanh, đỏ được tâng lên, rơi xuống thật ngoạn mục. Sân trường bình thường rộng là thế mà giờ đây em có cảm giác như hẹp lại, các băng ghế đá giờ đã chật ních những bạn. Phía căn-tin thì giống như nhóm chợ. Trên cành cây, chim chóc đua nhau nhảy nhót, chuyền cành hót líu lo thật là thích nhưng nổi trội nhất vẫn là tiếng cười nói thật vui vẻ của các bạn. Bất thình lình, tiếng trống vào học hùng dũng lại vang lên, chúng em nhắc nhở nhau nhanh chân vào lớp mà không quên cái hẹn: “ ..vui quá ngày mai chơi tiếp nha các bạn!.” Giờ chơi trôi qua rất nhanh nhưng chúng em đã tìm được sự vui vẻ và thoải mái rất nhiều trong thời gian ít ỏi ấy. Nó giúp chúng em học tốt trong tiết học kế tiếp của hôm nay và chắc chắn, nó sẽ còn là kỉ niệm khó phai cho mai sau khi chúng em rời xa mái trường thân yêu này. Đề 8: Tả người mẹ. Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất. Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng. Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường... Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, m

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap van 6 hk2 20122013.doc
Giáo án liên quan