Đề cương ôn tập vật lý 6 và 8 học kỳ II

I. LÝ THUYẾT

1. Sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng ,khí có điểm gì giống nhau, khác nhau?

2.Tìm một thí dụ chứng tỏ sự nở vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn?

3. Nhiệt kế hoạt động dưạ trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống.

4. So sánh sự nóng chảy và sự đông đặc?

6. Sự bay hơi là gì? Sự ngưng tụ là gì? Sự bay hơi xảy ra càng nhanh khi nào?

7.Đặc điểm của sự sôi?

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5942 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập vật lý 6 và 8 học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG MÔN VẬT LÝ 6_HKII (2010-2011) I. LÝ THUYẾT 1. Sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng ,khí có điểm gì giống nhau, khác nhau? 2.Tìm một thí dụ chứng tỏ sự nở vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn? 3. Nhiệt kế hoạt động dưạ trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống. 4. So sánh sự nóng chảy và sự đông đặc? 6. Sự bay hơi là gì? Sự ngưng tụ là gì? Sự bay hơi xảy ra càng nhanh khi nào? 7.Đặc điểm của sự sôi? II. BÀI TẬP * Giải thích các hiện tượng sau: Vào mùa hè đường dây điện thường bị võng xuống nhiều hơn mùa đông. Hãy giải thích tại sao? Một đĩa kim loại mỏng, chính giữa có lỗ tròn. Hỏi khi đun nóng đều đĩa, kích thước lỗ tròn có thay đổi không? Vì sao? Một HS nói: khi đun nước ta đổ đầy ấm nước vẫn không tràn ra ngoài vì bình và nước đều nở ra. Câu trả lời trên đúng hay sai? Tại sao? Tại sao vào những ngày trời nắng không nên bơm lốp xe quá căng? Tại sao khi đun nóng thức ăn hoặc các thực phẩm hàng ngày không nên đậy nắp thật kín và thật chặt? Tại sao muốn vũng nước mau khô, người ta thường dùng chổi quét rộng vũng nước ra? Tại sao bình đựng nước hoa, xăng, dầu thường đậy nút rất kín? Hãy giải thích sự tạo thành mưa trong thiên nhiên? Tại sao khi tắm ta có cảm giác mát lạnh? Tại sao những ngày lộng gió và nắng thì sản xuất được nhiều muối? Tại sao thả bèo hoa dâu, không những lúa tốt mà chống được hạn? * Các dạng bài tập: Dạng 1: Mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng. Bài 1: Một bạn có khối lượng 35kg. Tính trọng lượng của học sinh đó? Bài 2: Một vật có trọng lượng 250N thì khối lượng của vật đó là bao nhiêu? Dạng 2: Áp dụng công thức tính khối lượng riêng, trọng lượng riêng. Bài 3: Tính khối lượng của 2 lít nước? Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Bài 4: Tính trọng lượng của một khối sắt có thể tích 200cm3? Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3. Bài 5: Hai thỏi sắt và nhôm cùng khối lượng, so sánh thể tích của hai thỏi đó? Dạng 3: Đổi nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt giai khác (có trình bày cách tính). a. 500C=……0F. b. 500F=……0C. c. 500C=……K. d. 300K=……0C. ------------------Chúc các em ôn tập tốt! ------------------ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 8_HỌC KỲ II N¨m häc 2010-2011 I. Lí thuyết: Viết công thức tính công, công suất? Giải thích ý nghĩa từng đại lượng? Khi nào vật có thế năng, động năng? Phát biểu sự bảo toàn và chuyển hoá cơ năng? Các chất được cấu tạo như thế nào? Nhiệt năng là gì? Có thể thay đổi nhiệt năng bằng cách nào? Nêu các hình thức truyền nhiệt? Mỗi hình thức đó xảy ra ở môi trường nào? Viết công thức tính nhiệt lượng? Giải thích ý nghĩa các đại lượng? Nêu nguyên lí truyền nhiệt? Viết phương trình cân bằng nhiệt? II. Bài tập: * Ôn lại các bài tập liên quan : Chương nhiệt học trong sách bài tập * Bài tập thêm: Câu 1. Nung nóng miếng đồng có khối lượng 3kg ở 300C lên tới nhiệt độ 1500C . Tính nhiệt lượng miếng đồng thu vào? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kgK. Câu 2. Đun 2 lít nước ở 250C bằng một ấm nhôm có khối lượng 500g. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước? Dùng bếp dầu hoả để đun sôi lượng nước trên, hãy tính lượng dầu hoả cần dùng biết hiệu suất của bếp là 30%. (Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgK, nhôm là 880 J/kgK, năng suất toả nhiệt của dầu là 44. 106 J/ kg.) ? Câu 3. Thả một quả cầu thép có khối lượng 300g được nung nóng vào 470g nước ở 150C, sau đó người ta đo được nhiệt độ của nước khi có cân bằng là 200C. Tính nhiệt lượng mà quả cầu thép toả ra và nhiệt độ ban đầu của quả cầu thép trước khi thả vào nước? Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgK, nhiệt dung riêng của thép là 460 J/kgK. Câu 4. Một cái nồi bằng nhôm chứa nước ở 200C, cả nước và nồi có khối lượng 3kg. Đổ thêm vào nồi 1 lít nước sôi thì nhiệt độ của nước trong nồi là 450C. Hãy cho biết phải đổ thêm bao nhiêu lít nước sôi nữa để nhiệt độ của nước trong nồi là 600C. Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường ngoài trong quá trình trao đổi nhiệt, cho khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Câu 5. Người ta thả đồng thời 150g sắt ở 20oC và 500g đồng ở 25oC vào 250g nước ở nhiệt độ 95oC. Tính nhiệt độ khi cân bằng nhiệt. Cho biết nhiệt dung riêng của sắt, đồng, nước lần lượt là: 460 J/kgK, 380 J/kgK, 4200 J/kgK. Câu 6. Giải thích các hiện tượng sau: Tại sao vào trời lạnh, khi sờ tay vào miếng kim loại ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ tay vào miếng gỗ? Tại sao muốn đun nóng nước thì ta phải đun từ phía dưới nhưng để làm lạnh cá ta lại xếp các lớp nước đá ở phía trên? Vào mùa hè mặc áo màu đen thì nóng hơn so với mặc áo màu trắng, em hãy giải thích tại sao? `-------------------- Chúc các em ôn tập tốt! -------------------- ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HKII – MÔN VẬT LÝ 6 1. Sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng ,khí có điểm gì giống nhau, khác nhau ? TL: * Giống nhau: các chất rắn, lỏng ,khí đều nở ra khi nóng lean, co lại khi lạnh đi. * khác nhau: - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. 2.Tìm một thí dụ chứng tỏ sự nở vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.( tự cho ví dụ thực tế) 3. Nhiệt kế hoạt động dưạ trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống. TL: Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất. Các loại nhiệt kế thường dùng: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế ( tự tìm công dụng). 4.Sự nóng chảy là gì ? Đặc điểm của sự nóng chảy ? TL: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật không thay đổi. 5.Sự đông đặc là gì? Đặc điểm ? TL: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự nóng chảy. Phần lớn các chất đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi. 6. Sự bay hơi là gì ? Sự ngưng tụ là gì? Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc những yếu tố nào ? TL: - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí gọi là sự bay hơi. Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích ặmt thoángcủa chất lỏng. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. 7.Đặc điểm của sự sôi: - Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. - Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. 8.Vào mùa hè đư ờng dây điện thường bị võng xuống nhiều hơn mùa đông. Hãy giải thích tại sao ? TL: Vì mùa hè nhiệt độ cao hơn mùa đông, đường dây điện giãn ra nên võng xuống. 9. Một đĩa kim loại mỏng, chính giữa có lỗ tròn. Hỏi khi đun nóng đều đĩa, kích thước lỗ tròn có thay đổi không ? Vì sao ? TL: Khi đun nóng đều đĩa, đĩa tròn nở đều ra mọi phía, kích thước lỗ tròn thay đổi. 10. Một HS nói: khi đun nước ta đổ nay ấm nước vẫn không tràn ra ngoài vì bình và nước đều nở ra. Câu trả lời trên đúng hay sai? Tại sao? TL: Câu TL sai vì khi đun nóng cả nước và ấm đều nóng lên, nở ra nhưng sự nở vì nhiệt của ấm ít hơn so với sự nở vì nhiệt của nước, do đo nước sẽ tràn ra ngoài. 11.Tại sao vào những ngày trời nắng không nên bơm lốp xe quá căng ? TL:Những ngày hè nắng gắt nhiệt độ cao so với bóng râm, không khí trong ruột xe bị nóng lên, nở ra và gây ra một lực lớn làm nổ lốp xe. 12.Tại sao khi đun nóng thức ăn hoặc các thực phẩm hàng ngày không nên đậy nắp thật kín và thật chặt. TL: Khi đun nóng thức ăn hoạc các thực phẩm hàng ngày, nếu nay nắp that kín và thật chặt thì không hkí trong nồi khi đun chúng nóng lên, không khí giãn nở, nồi kín cản trở sự nở vì nhiệt của thực pahẩm và không khí gay ra một lực rất lớn, rất nguy hiểm. 13.Tại sao muốn vũng nước mau khô, người ta thường dùng chổi quét rộng vũng nước ra? TL: Để tăng diện tích mặt thoáng, nước bay hơi nhanh hơn. 14.Tại sao bình đựng nước hoa, xăng , dầu thường đậy nút rất kín ? TL: Vì các chất này có tốc độ bay hơi nhanh. 15.Hãy giải thích sự tạo thành mưa trong thiên nhiên ? TL: Hơi nước ở các ao ,ngòi, sông, suối bốc hơi lên hkông trung, gặp không khí lạnh chúng ngưng tụ thành những giọt nước, lúc đầu là những giọt nước ngưng tụ nhỏ li ti, càng ngưng tụ nhiều các giọt nước càng lớn dần, khi gặp gió, các giọt nước rơi xuống tạo thành mưa. 16. Tại sao khi tắm ta có cảm giác mát lạnh ? TL: Sau khi tắm, nước trên người bay hơi, khi nước bay hơi, nhiệt độ trong cơ thể giảm xuống gây cho ta cảm giác mát lạnh. 17.Tại sao những ngày lộng gió và nắng thì sản xuất được nhiều muối ? TL: Nắng to( nhiệt độ tăng), lộng gió đều có tác dụng làm cho tốc độ bay hơi của nước nhanh hơn, nên thu được nhiều muối hơn. 18. Tại sao thả bèo hoa dâu, không những lúa tốt mà chống được hạn ? TL: Bèo hoa dâu nổi lên trên mặt thoáng của nước làm giảm điện tích mặt thoáng của nước, làm cho nước ruộng bay hơi ít đi, giữ được nước cho ruộng. 19. Ôn lại cách đổi nhiệt độ: từ 0C sang 0F và từ 0F sang 0C. HẾT. JGood luck to you !

File đính kèm:

  • docDe_cuong_ly_6_ky_II[1].doc
Giáo án liên quan