- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát .
- Vật bị nhiễm điện ( vật mang điện tích ) có khả năng hút vật khác .
- Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm .
- Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau ,khác loại thì hút nhau .
- Người ta quy ước gọi điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát với lụa là điện tích dương ( + ) ; Điện tích của thanh nhựa sẩm màu vào vải khô là điện tích âm ( - ).
10 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 6630 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập vật lý 7 học kì II điện học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 HỌC KÌ II
ĐIỆN HỌC
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC :
CHỦ ĐỀ 1: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT – HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH .
Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát .
Vật bị nhiễm điện ( vật mang điện tích ) có khả năng hút vật khác .
Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm .
Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau ,khác loại thì hút nhau .
Người ta quy ước gọi điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát với lụa là điện tích dương ( + ) ; Điện tích của thanh nhựa sẩm màu vào vải khô là điện tích âm ( - ).
* Sơ lược về cấu tạo nguyên tử :
- Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.
- Xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh tạo thành lớp vỏ nguyên tử .
- Tổng điện tích âm của các Electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân .Do đó ,bình thường nguyên tử trung hòa về điện .
- Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác ,từ vật này sang vật khác .
@ Một vật nhiễm điện Âm nếu nhận thêm electron ( thừa electron ); nhiễm điện dương nếu mất bớt electron ( thiếu electron ).
CHỦ ĐỀ 2: CHẤT DẪN ĐIỆN ,CHẤT CÁCH ĐIỆN – DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI .
1. Dòng điện – Nguồn điện .
- Dòng điện là dòng các điện tích chuyển động có hướng .
- Mỗi nguồn điện đều có hai cực : cực dương ( + ) và cực âm ( - ).
- Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây dẫn .
2. Chất dẫn điện và chất cách điện :
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua .Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện .
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua .Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện .
@ Lưu ý :
Kim loại dẫn điện tốt vì trong kim loại có sẵn Electron tự do .
Các dung dịch Axit ,kiềm ,muối,nước thường dùng là những chất dẫn điện .
Ở điều kiện thường không khí là chất cách điện .trong điều kiện đặc biệt thì không khí có thể dẫn điện .
3. Dòng điện trong kim loại – Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện .
- Trong kim loại có các Electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại .Chúng được gọi là các Electron tự do .Phần còn lại của nguyên tử dao động xung quang những vị trí cố định .
- Dòng điện trong kim loại là dòng các Electron tự do dịch chuyển có hướng .
Trong mạch điện kín có dòng điện chạy qua ,các Electron tự do trong kim loại bị cực âm đẩy và cực dương hút .
- Sơ đồ mạch điện là hình vẽ mô tả cách mắc các bộ phận của mạch điện bằng các kí hiệu .
- Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng .
- Chiều dòng điện theo quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện .
Chiều dịch chuyển có hướng của các Electron tự do trong dây dẫn kim loại ngược với chiều dòng điện theo quy ước .
- Dòng điện cung cấp bởi Pin và Awcsquy có chiều không thay đổi được gọi là dòng điện một chiều .
CHỦ ĐỀ 3: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN .
1. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện :
- Dòng điện đi qua một vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên ( dòng điện gây ra tác dụng nhiệt ). Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng .
- Trong bóng đèn của bút thử điện có chứa khí Nêon. Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng trong khi bóng đèn này nóng lên hầu như không đáng kể .
- Đèn Điôt phát quang ( Đèn LED ) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng .
@ Ứng dụng:
Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện để chế tạo : Bàn là ,bếp điện ,lò nướng ,lò sưởi …..
Bóng đèn dây tóc khi có dòng điện chạy qua vừa gây ra tác dụng nhiệt vừa gây ra tác dụng phát sáng ( với ưu điểm giá thành rẻ ) được dùng khá phổ biến ở những vùng nông thôn ( dùng để thắp sáng ).
Đèn Điốt phát quang ( rẻ, bền ,ít tốn điện năng ) được dùng làm đèn báo ở nhiều dụng cụ và thiết bị điện như : Tivi, máy tính ,ổn áp ,nồi cơm điện ,điện thoại di động …..
Đèn ống ( với ưu điểm ít tiêu tốn điện năng ) được dùng rộng rải trong đời sống hằng ngày .
2. Tác dụng từ :
- Cuộn dây quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện .
- Nam châm điện có tính chất từ và nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt ,thép .Ta nói dòng điện có tác dụng từ .
@Ứng dụng :
* Nam châm điện được ứng dụng trong điện thoại ,chuông điện ,cần cẩu điện ….
3. Tác dụng cơ :
- Dòng điện chạy qua động cơ điện làm quay động cơ .
@Ứng dụng :
* Chế tạo động cơ điện dùng trong : quạt điện ,máy bơm nước ,máy xay …
4. Tác dụng hóa học :
- Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch ,tạo thành lớp đòng bám trên thỏi than nối với cực âm .Ta nói dòng điện có tác dụng hóa học . .
@Ứng dụng :
* Trong mạ điện ( mạ vàng ,mạ bạc ,mạ đồng …) tinh chế kim loại , nạp điện cho acquy ….
5. Tác dụng sinh lý :
- Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ làm các cơ co giật ,có thể làm tim ngừng đập ,ngạt thở và thần kinh bị tê liệt .Ta nói dòng điện có tác dụng sinh lý
@Ứng dụng :
* Dùng trong châm cứu điện ,chạy điện ….
CHỦ ĐỀ 4: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN – HIỆU ĐIỆN THẾ
1. Cường độ dòng điện :
- Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn
- Cường độ dòng điện kí hiệu bằng chữ I
- Đơn vị cường độ dòng điện là ampe,kí hiệu là A.
1mA = 0,001A ; 1A = 1000 mA .
- Dụng cụ để do cường độ dòng điện là ampe kế .
* Cách nhận biết ampe kế : Trên ampe kế có ghi chữ A ( thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị A.) ; hoặc ghi chữ mA ( thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị mA.)
* Lưu ý khi sử dụng ampe kế :
+ Chọn ampe kế có giới hạn đo ( GHĐ ) và độ chia nhỏ nhất ( ĐCNN ) phù hợp với giá trị cần đo .
+ Ampe kế được mắc nối tiếp vào mạch điện cần đo cường độ dòng điện ,sao cho chốt dương ( + ) của ampe kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện , chốt âm ( - ) của ampe kế được mắc về phía cực âm của nguồn điện .
+ Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện .
2. Hiệu điện thế :
- Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một Hiệu điện thế .
Trên mỗi nguồn điện có ghi giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch
- Hiệu điện thế kí hiệu bằng chữ U.
- Đơn vị Hiệu điện thế là Vôn ,Kí hiệu là V.
1mV = 0,001V ; 1kV = 1000V
- Dụng cụ để đo Hiệu điện thế là Vôn kế .
* Cách nhận biết Vôn kế : Trên vôn kế có ghi chữ V ( thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị V.) ; hoặc ghi chữ mV ( thì số đo hiệu điện thế tính theo đơn vị mV.)
* Lưu ý khi sử dụng ampe kế :
+ Chọn vôn kế có giới hạn đo ( GHĐ ) và độ chia nhỏ nhất ( ĐCNN ) phù hợp với giá trị cần đo .
+ Vôn kế được mắc song song vào mạch điện cần đo hiệu điện thế ,sao cho chốt dương ( + ) của vônkế được mắc về phía cực dương của nguồn điện , chốt âm ( - ) vôn kế được mắc về phía cực âm của nguồn điện .
+ Có thể mắc trực tiếp hai chốt của Vôn kế vào hai cực của nguồn điện ,khi đó vôn kế đo Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện .
Trong mạch điện kín ,hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng đèn đó .
Đối với một bóng đèn nhất định ,Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua có cường độ càng lớn .
Số Vôn ghi trên m,ỗi dụng cụ dùng điện cho biết giá trị hiệu điện thế định mức của dụng cụ đó .Mỗi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi hiệu điện thế sử dụng đúng bằng hiệu điện thế định mức của nó .
+ Nếu hiệu điện thế sử dụng lớn hơn hiều điện thế định mức thì dụng cụ điện sẽ hỏng
+ Nếu hiệu điện thế sử dụng nhỏ hơn hiệu điện thế định mức ,đối với các dụng cụ hoạt động dựa trên tác dụng của dòng điện như : Bàn là ,bếp điện ,bóng đèn dây tóc … vẫn có thể hoạt động nhưng yếu hơn bình thường ; Đối với các dụng cụ điện như : Quạt điện ,máy giặt ,máy bơm nước ,tủ lạnh ,tivi …. Có thể không hoạt động và dễ bị hỏng . Cho nên một số dụng cụ này thường dùng ổn áp có tác dụng điều chỉnh để luôn có hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức .
Đ1
Đ2
1
2
3
3. Đoạn mạch nối tiếp :
Mạch điện mắc như hình vẽ bên ,hai bóng đèn được gọi là mắc
Nối tiếp với nhau .Kết quả thí nghiệm cho thấy :
+ Trong đoạn mạch mắc nối tiếp ,dòng điện có cường độ
Bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch :
I1 = I2 = I3
+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện
thế trên mỗi đèn : U13 = U12 + U23
4. Đoạn mạch song song :
- Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song
Là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung :
U12 = U34 = UAB
Cường độ dòng điện trong mạch chính
bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẻ
I = I1 + I2
CHỦ ĐỀ 5: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
Cơ thể người là một vật dẫn điện nên dòng điện có thể chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào trên cơ thể .
Dòng điện có cường độ 10mA đi qua người làm cơ co rất mạnh ,không thể duỗi tay khỏi dây điện khi chạm phải .
Dòng điện có cường độ trên 25mA đi qua ngực gây tổn thương tim .
Dòng điện có cường độ từ 70mA trở lên đi qua cơ thể người ,tương ứng với hiệu điện thế từ 40V trở lên đặt lên cơ thể người làm tim ngừng đập
Khi bị đoản mạch ,cường độ dòng điện trong mạch tăng lên đáng kể ,dễ gây hỏa hoạn .
Cầu chì có tác dụng ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức ,đặc biệt khi đoản mạch .
Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện :
Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
Phải sử dụng các dây dẫn ,thiết bị điện có vỏ cách điện .
Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết cách sử dụng .
Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt điện và gọi người cấp cứu .
I/ Lí thuyết: ( Học thuộc các câu này ) Phần này Học sinh xem lại Sách giáo khoa cũng như vở ghi chép để trả lời theo từng câu vào vở soạn bài .
1. Thế nào là vật nhiễm điện ? Một vật có thể nhiễm điện bằng cách nào ?
2. Có mấy loại điện tích? Những điện tích loại nào thì đẩy nhau, hút nhau.
3. Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử ? Có vẽ hình .
4. Dòng điện là gì? Nêu đặc điểm của nguồn điện. Kể tên một số nguồn điện thường dùng.
5. Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Cho ví dụ. Dòng điện trong kim loại là gì?
6. Sơ đồ mạch điện là gì? Nêu qui ước về chiều dòng điện.
7. Dòng điện có những tác dụng gì? Hãy nêu ứng dụng của mỗi tác dụng ?.
8. Cường độ dòng điện là gì?Đơn vị đo cường độ dòng điện. Dụng cụ đo cường độ dòng điện.
9. Nguồn điện tạo gì giữa hai cực của nó? Đơn vị đo hiệu điện thế. Dụng cụ đo hiệu điện thế. Số vôn ghi trên nguồn điện cho ta biết điều gì?
10 Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho ta biết gì?
11.Trong đoạn mắc nối tiếp nêu công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế.
12.Trong đoạn mạch mắc song song nêu công thức tính cường độ dòng điện, hiệu điện thế.
13.Các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
14 Nêu qui ước về điện tích.
CÂU HỎI TỰ LUẬN :
Câu 1: Trong các phân xưởng dệt ,người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao .Làm như vậy có tác dụng gì ? Hãy giải thích ?
Trả lời : Trong các phân xưởng dệt vải thường có nhiều bụi bông bay lơ lửng trong không khí ,những bụi bông này có hại cho sức khỏe của công nhân .Những tấm kim laoij đã được nhiễm điện ở trên cao có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng ,làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn .
Câu 2: Giải thích nguyên nhân nào người ta phải buộc dây xích vào bồn xe chở Xăng ( dầu ) và thả đầu kia của dây xích cho kéo lê trên mặt đất ?
Trả lời : Khi xe chạy ,do thành xe ma sát với không khí ,bánh xe ma sát với mặt đường mà xe được tích điện .Điều này rất nguy hiểm với những xe chở các loại Xăng ( dầu ) cũng như các vật dễ bị cháy nổ .Vì vậy ,người ta thả sợi xích xuống mặt đường để các điện tích đi xuống đường và xe không còn bị nhiễm điện nữa .
Câu 3: Trên nóc nhà cao tầng người ta thường dựng một cây sắt dài nhô lên cao và nối với mặt đất bằng mộ dây dẫn .Người ta làm như vậy có tác dụng gì ? Giải thích ?
Trả lời : Người ta làm như vậy có tác dụng chống sét .Vì khi có sét đánh thì toàn bộ điện tích sẽ tập trung vào đầu cột chống sét và dẫn xuống đất ,vì thế không gây nguy hiểm cho ngôi nhà .
Câu 4: Biết rằng khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì lược nhựa nhiễm điện Âm .Hỏi tóc nhiễm điện gì ?Khi đó các electron đã dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc hay ngược lại ? Vì sao khi chải tóc đôi khi thấy một số sợi tóc dựng đứng thẳng lên ?
Trả lời: Khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì lược nhựa nhiễm điện âm còn tóc thì nhiễm điện dương . Electron đã dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa .
Khi chải tóc ,các sợi tóc đều bị nhiễm điện dương tức là chúng bị nhiễm điện cùng loại do đó chúng đẩy nhau và vì vậy mà đôi khi ta thấy một số sợi tóc dựng đứng thẳng lên
Câu 5: Để tránh chập điện gây hỏa hoạn hoặc làm cháy các thiết bị dùng điện trong gia đình ,người ta thường mắc thêm cầu chì vào mạng điện .Hãy quan sát và cho biết nguyên tắc hoạt động của Cầu chì ?
Trả lời: Cầu chì là một thiết bị an toàn về điện .Hoạt động của cầu chì dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện .Chì chỉ có nhiệt độ nóng chảy là 3270C ,ở nhiệt độ này khi mạng điện trong nhà hoạt động bình thường ,dây chì có nóng lên nhưng không đạt tới nhiệt độ nóng chảy của dây chì ,dây chì vẫn dẫn điện tốt .Khi có hiện tưởng đoản mạch ( chập mạch ) ,dòng điện trong mạch tăng nhanh làm nhiệt độ của dây dẫn tăng .Khi vượt quá giới hạn 3270C dây chì sẽ nóng chảy và cắt dòng điện trong mạch .
Câu 6: Khi cầu chì trong gia đình bị đứt ,một số người đã dùng dây Đồng để thay cho cầu chì .Làm như vậy đúng hay không ? Tại sao ?
Trả lời: Làm như vậy là không đúng . Tác dụng của cầu chì là bảo vệ các thiết bị điện ,khi dòng điện có cường độ quá mức cho phép ,dây chì sẽ đứt và ngắt dòng điện ,nếu thay bằng dây đồng thì khi dòng điện tăng lên đột ngột ,chúng không bị đứt ,dòng điện vẫn chạy qua và làm cháy các thiết bị điện .
Câu 7: Người ta sữ dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết:
a/ Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ cao nhất của ấm là bao nhiêu độ?
b/ Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xãy ra? Vì sao?
Trả lời:
a/ Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là 1000. (Nhiệt độ của nước đang sôi)
b/ Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì ấm điện bị cháy, hỏng.Vì khi cạn hết nước, do tác dụng nhiệt của dòng điện, nhiệt độ của ấm tăng lên rất cao. Dây nung nóng(ruột ấm) sẽ nóng chảy, không dùng được nữa. Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy, gây hỏa hoạn.
Câu 8: Trong mạch điện có sơ đồ sau, ampe kế A1 có số chỉ 0,35A. Hãy cho biết:
A11
A2
a. Số chỉ của ampe kế A2. + - K
b. Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2.
Đ1 Đ2
Trả lời:
a/ Số chỉ của ampe kế A2 là: 0,35A
b/ Cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 là: I1 = 0,35A.
Cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 là: I2 = 0,35A
Câu 9: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ sau:
a. Biết các hiệu điện thế U12= 2,4V; U23= 2,5V. + - K
Hãy tính U13.
b. Biết U13= 11,2V; U12= 5,8V. Hãy tính U23.
c. Biết U23= 11,5V; U13= 23,2V. Hãy tính U12.
1 2 3
Giải:
a/ Do hai bóng đèn được mắc nối tiếp nên U13 = U12 + U23 = 2,4V + 2,5V = 4,9V
b/ Do hai bóng đèn được mắc nối tiếp nên:
U13 = U12 + U23 => U23 = U13 - U12 = 11,2V – 5,8V = 5,4V
c/ Do hai bóng đèn được mắc nối tiếp nên:
U13 = U12 + U23 => U12 = U13 – U23 = 23,2V – 11,5V = 11,7V
Câu 10: Cho mạch điện có sơ đồ sau. Hỏi phải đóng, ngắt các công tắc như thế nào để:
K + -
a. Chỉ có đèn Đ1 sáng.
b. Chỉ có đèn Đ2 sáng. K1 Đ1
c. Cả hai đèn Đ1 và Đ2 đều sáng.
K2 Đ2
Trả lời:
a/ K và K1 đóng, K2 mở.
b/ K và K2 đóng, K1 mở
c/ K , K1 , K2 đều đóng.
Câu 11: Trên hầu hết các bóng đèn, quạt điện và các dụng cụ điện được sử dụng trong các gia đình đều có ghi 220V, Hỏi:
a. Khi các dụng cụ này hoạt động bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ là bao nhiêu?
b. Các dụng cụ này được mắc nối tiếp hay song song ở mạng điện gia đình, biết rằng hiệu điện thế của mạng điện này là 220V.
Trả lời:
Khi các dụng cụ này hoạt động bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ là 220`V.
Các dụng cụ này được mắc song song ở mạng điện gia đình.
Hãy tự trả lời các bài tập sau :
1. Em hãy giải thích nghịch lý sau đây:
a. Càng lau chùi bàn ghế thì càng bám nhiều bụi bẩn .
b. Càng chải tóc thì tóc càng dựng đứng .
2. Lấy thanh thủy tinh ,cọ xát với miếng lụa .Miếng lụa tích điện âm .Sau đó ta thấy thanh thủy tinh đẩy vật B,hút vật C và hút vật D.
Thanh thủy tinh nhiểm điện gì ? Các vật B,C,D nhiễm điện gì ? Giữa B và C ; C và D ; B và D xuất hiện lực hút hay lực đẩy ?
3. Không khí có phải là môi trường cách điện không ? Tại sao khi đứng gần dây điện cao thế có thể nguy hiểm mặc dù ta chưa chạm vào dây ?
4.Trong một mm3 vật dẫn điện có 30 tỉ electron tự do . Hãy tìm số electron tự do trong : 0,25m3 vật dẫn điện .
5. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm một bóng đèn ,một công tắc ,nguồn điện coa hai pin mắc nối tiếp và một số dây dẫn .
6. Chất dẫn điện là gì? chất cách điện là gì? lấy ví dụ minh họa?
7. Khi:
a. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau.
b. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau.
Hiện tượng trên xảy ra như thế nào, tại sao?
8. Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi?
9. Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng?
10. Trên một bóng đèn có ghi 6V, em hiểu như thế nào về con số ghi trên bóng đèn? bóng đèn này có thể sử dụng tốt nhất với hiệu điện thế bao nhiêu?
11. Kể tên các tác dụng của dòng điện và trình bày những biểu hiện của các tác dụng này?
12. Dùng dụng cụ đo nào để xác định cường độ dòng điện trong một vật dẫn? Phải mắc dụng cụ đo đó như thế nào vào một vật dẫn? Giải thích vì sao?
II/ Bài tập: Tự giải
Bài 1:
Vẽ sơ đồ mạch điện sau: giữa hai cực của nguồn điện 6V có một Ampe kế, một bóng đèn, một công tắc mắc nối tiếp với nhau. Một vôn kế mắc song song với hai đầu bóng đèn.
Bài 2:
a. Vẽ sơ đồ một mạch điện kín với 2 bóng đèn cùng loại như nhau được mắc song song, một khóa K đóng?
b. Trong mạch điện trên, nếu tháo bớt 1 bóng đèn thì bóng đèn còn lại có sáng không? Sáng mạnh hơn hay yếu hơn lúc trước?
Bài 3:
a. Vẽ sơ đồ mạch điện kín với hai bóng đèn cùng loại được mắc nối tiếp, 1 khóa k đóng. Dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch lúc này.
b. Gỉa sử trong mạch điện trên nguồn điện có hiệu điện thế là 6V, hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 6V. Em hãy nêu cách mắc hai bóng đèn vào mạch để chúng sáng bình thường. Vẽ sơ đồ mạch điện đó?
Bài 4:
1/ A. 250mA=…………A B. 45mV=………….V C.16kV=…………..V ;
D. 100A=…………..mA
2/ a , Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 1 nguồn , 2 khoá k sử dụng độc lập cho hai bóng đèn
b, Hãy biểu diễn chiều dòng điện trên sơ đồ đó.
3/ Có một vật đã nhiễm điện, làm thế nào để biết được nó nhiễm điện âm hay dương?
Bài 5:
Vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện ( 2 pin ) ,dây dẫn, công tắc dùng chung cho cả hai bóng đèn mắc song song, một Ampe kế đo cường độ dòng điện qua mạch chính và một Vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song.
Bài 6:
Với mạch điện trên, khi hai đèn sáng:
a) Nếu Ampe kế chỉ 1,5A và biết cường độ dòng điện qua đèn 1 là 0,5A. Tìm cường độ dòng điện qua
đèn 2
b) Nếu Vôn kế chỉ 6V thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn là bao nhiêu . Tại sao ?
Bài 7:
Có 3 nguồn điện loại : 12V ; 6V ; 3V và hai bóng đèn cùng loại đều ghi 3V . Hãy trình bày và vẽ sơ đồ cách mắc hai đèn vào một trong ba nguồn trên để cả hai đèn đều sáng bình thường ?
Bài 8:
Cho nguồn 2 pin ,2 bóng đèn giống nhau, 1 ampe kế ,1 khóa K và một số dây dẫn.Khi đóng khóa K đèn sáng bình thường.
a.Hãy vẽ sơ đồ mạch điện trong trường hợp 2 đèn mắc nối tiếp và ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch
b.Kí hiệu các cực của pin, các chốt của ampe kế và chiều dòng điện trong mạch
Bài 9:
Vẽ sơ đồ mạch điện kín với hai bóng đèn cùng loại như nhau được mắc song song, công tắc đóng
Bài 10:
Cho mạch điện như sơ đồ hình bên + -
.
.
.
Đ2
Đ1
Hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là U12 = 2,8V ;
1
2
3
X
X
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch nối tiếp
hai đèn là U13 = 6V
a) Tìm hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2
b) Nều trong mạch điện trên, ta tháo bớt đi đèn Đ2 thì bóng đèn Đ1 sẽ sáng như thế nào ? Giải thích ?
Bài 11:
Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: nguồn điện (pin), 2 bóng đèn Đ1và Đ2 mắc nối tiếp, công tắc đóng, dây dẫn.
Dùng mũi tên vẽ chiều dòng điện cho sơ đồ mạch điện trên.
So sánh cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn Đ1và Đ2?
Biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ1 là U1 = 2,3 V; hiệu điện thế trong mạch chính U = 4,8 V. Tính hiệu điện thế U2 giữa hai đầu bóng đèn Đ2?
Bài 12:
Cho mạch điện như hình vẽ. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1 là U1 = 3V, cường độ dòng điện I1 = 0.4A, I = 0.75A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 và cường độ dòng điện I2.
I I1
Đ1
I2 Đ2
Hình 1
A1
A2
Đ1
Đ2
Câu 13. Trong mạch điện theo sơ đồ (hình 1) biết ampekế A1 có số chỉ 0,35A. Hãy cho biết:
a. Số chỉ của am pe kế A2
b. Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2
Hình 2
Đ1
Đ2
1
2
3
Câu 14. Cho mạch điện theo sơ đồ hình vẽ (hình 2).
a. Biết các hiệu điện thế U12 = 2,4V; U23 = 2,5V. Hãy tính U13.
b. Biết các hiệu điện thế U13 = 11,2V; U12 = 5,8V. Hãy tính U23.
c. Biết các hiệu điện thế U23 = 11,5V; U13 = 23,2V. Hãy tính U12.
Câu 15: Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 4V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 5V thì dòng điẹn chạy qua đèn có
cường độ I2.
a. Hãy so sánh I1 và I2.Giải thích.
b. Phải mắc bóng đèn vào hiệu điện thế là bao nhiêu để đèn sáng bình thường? Vì sao?
Câu 16: Cho đèn 1 và đèn 2 cùng loại , 1nguồn điện , công tắc và dây dẫn .
a. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm hai đèn mắc nối tiếp , công tắc đóng .
b. Trong mạch điện trên khi tháo bớt một đèn thì đèn còn lại có sáng không ? Vì sao ?
c. Mắc thêm một dụng cụ để đo hiệu điện thế của đèn 2.
Vẽ sơ đồ mạch điện và xác định chiều dòng điện trên sơ đồ .
File đính kèm:
- DE CUONG ON TAP HOC KY II VAT LY 7.doc