Câu 1: Khi nào ta nhìn thấy một vật?
- Khi có ánh sáng từ vật truyên vào mắt ta.
Câu 2: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
4 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập vật lý 7 kì một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề cương ôn tập vật lý 7 kì một
Câu 1: Khi nào ta nhìn thấy một vật?
Khi có ánh sáng từ vật truyên vào mắt ta.
Câu 2: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Câu 3: Nhật thực toàn phần , nhật thực một là gì ?
khi mặt Trăng ở giữa trái đất và mặt Trời .Thì trên trái đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối .Đứng ở trỗ bóng tối không nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là có nhật thực toàn phần.Đứng ở trỗ bóng nửa tối ,nhìn thấy một phần mặt trời ,ta gọi có nhật thực một phần.
Câu 4: Nguyệt thực là gì ?
Khi Mặt Trăng bị che không được mặt trời chiếu sáng nữa ,lúc đó ta không nhìn thấy mặt trăng. ta nói là có nguyệt thực.
Câu 5: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng
Vận dụng :Dựng ảnh của điểm S qua gương phẳng
(bằng cách sử dụng các tia tới và tia phản xạ)
Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới vàb đương pháp tuyến của gương ở điểm tới.
Góc phản xạ bằng góc tới.
Câu 6: ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là gì ? Độ của ảnh và khoảng cách của ảnh tới gương so với vật( nêu tính chất của ảnh tạo bởi gươnsg phẳng)
ảnh toạ bởi gương phẳng là ảnh ảo và bằng vật .Khoảng cách từ vật tới gương bằng khoảng cách từ ảnh tới gương.
Câu 6-1:hãy giải thích vì sao ta nhìn thấy bóng của cái cây trên mặt hồ nước phẳng lại lộn ngược so với cây.
Mặt hồ nước phẳng có tác dụng như một gương phẳng .Gốc cây ở trên mặt đất, nghĩa là gần mặt nước nên ảnh của nó cũn ở gần mặt nước . Ngọn cây ở xa mặt nước nên ảnh của nó cũng ở xa mặt nước nhưng ở phía dưới mặt nước nên ta thấy ảnh lộn ngược dưới nước.
Câu 7: ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất gì giống và khác với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ?
ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi và ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng đều là ảnh ảo.
ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương phẳng.
Câu 8 : So sánh độ lớn ảnh ảo của cùng một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm ?
Với cùng một vật thì
ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng có độ lớn bằng vật
ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lồi có độ lớn nhỏ hơn vật.
ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật
Vậy với cùng một vật thì ảnh ảo bởi gương cầu lồi < ảnh ảo tạo bởi gương phăng < ảnh tạo bởi gương cầu lõm.
Câu 9 : So sánh vùng nhìn thấy của một GP và một GC lồi cùng kích thước khi đặt mắt ở một vị trí .(Người lái xe ôtô dùng GC lồi đặt ở phía trước mặt để quan sát ảnh của các vật sau lưng có lợi hơn dùng GP )
vùng nhìn thấy của một GC lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của GP có cùng kích thước khi đặt mắt ở một vị trí .
Câu 10:hãy giải thích vì sao có thể dùng gc lõm để tập trung ánh sàng mặt trời.
Vì Mặt Trời ở rất xa nên các tia sáng chiếu từ mặt trời tới gương cầu lõm coi như những tia sáng song song, sau khi phản xạ trên gương sẽ cho chùm tia phản xạ tập chung ở một điểm, nghĩa là toàn bộ ánh sáng từ mặt trời đến gương đều tập trung ở điểm đó.
Câu 11: Dùng GC lõm hướng về phía mặt trời khi trời nắng có thể đốt cháy được một mẩu giấy . Giải thích tại sao?(C4-23)
Vì Mặt Trời ở rất xa nên các tia sáng chiếu từ mặt trời tới gương cầu lõm coi như những tia sáng song song, sau khi phản xạ trên gương sẽ cho chùm tia phản xạ tập chung ở một điểm, nghĩa là toàn bộ ánh sáng từ mặt trời đến gương đều tập trung ở điểm đó.ánh sáng mặt trời có nhiệt năng cho nên mẩu giấy bị đốt cháy.
Câu 12: vật phát ra âm khi nào ?
vật phát ra âm khi vật dao động.
Câu 13: các nguồn âm có chung đặc điểm gì ?
- vật phát ra âm đều dao động.
Câu 14: Tần số là gì ? Đơn vị tần số ? Tai người bình thường có thể nghe được những âm có tần số bao nhiêu?
Số giao động trong một giây gọi là tần số .Đơn vị tần số là héc kí hiệu là Hz.
Tai người bình thường có thể nghe được những âm có tần số từ 20Hz đến 20.000Hz.
Câu 15 :Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào ? Đơn vị độ to của âm?
Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động .Biên độ dao động càng lớn , âm càng to.
Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben kí hiệu là dB.
Câu 16: Vì sao muốn cho kèn lá chuối phát ra âm to thì ta phải thổi mạnh.
Khi ta thổi càng mạnh làm cho lá chuối ở đầu bẹp của kèn dao động mạnh lên biên độ dao động lớn thì ta nghe thấy âm phát ra càng to.
Câu 17:Tại sao khi thổi sáo nếu thổi càng mạnh thì âm phát ra càng to ?
khi thổi sáo nếu thổi càng mạnh thì cột khí trong ống sáo dao động càng mạnh nên âm phát ra càng to.
Câu 18:Âm truyền qua được những môi trường nào?và môi trường nào không truyền được âm?
Âm có thể truyền qua được những môi trường như khí , rắng, lỏng và không thể truyền qua được trong môi trường trân không.
Câu 19:Ngày xưa để phát hiện tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Tại sao?
Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn không khí nên ta nghe được tiếng vó ngựa từ xa khi áp tai sát xuống mặt đất.
Câu 20: Tại sao ta nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét?
vì ánh sáng truyền trong không khí nhanh hơn âm thanh rất nhiều . Vận tốc của ánh sáng là 300.000m/s trong khi đó vận tốc của âm thanh trong không khí là 340 m/s. Vì vậy khoảng thời gian để nghe tiếng sét truyền đến tai ta dài hơn thời gian mà ánh sáng chớp truyền đến mắt ta.
Câu 21:Trong phòng hoà nhạc , phòng chiếu bóng, phòng ghi âm người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung ?
làm tường sần sùi và treo rèm nhung để hấp thụ âm thanh tốt hơn , nên giảm tiếng vang.Âm nghe được rõ hơn.
câu 22: tại sao tiếng nói của ta trong một phòng kín và trống trải nghe oang oang không được thật dọng .còn trong phong có nhiều người hoặc đồ đạc thì tiếng nói thật dọng hơn?
Vì phòng kín và trống trải phản xạ âm tốt nên ta nghe thấy tiếng vang làm cho giọng nói oang oang không thật .còn phong có nhiều đồ đặc hoặc đông người phản xạ âm kém hấp thụ âm tốt nên tiêng nói của ta không bị vang ta nghe được dọng thật.
Câu 23:Nêu các biện pháp để chống ô nhiễm tiếng ồn .
TReo biển báo cấm bóp còi .
Xây dựng tường bêtông ngăn cách khu dân cư với đường .
Trồng nhiều cây xanh để phân tán âm.
Làm trần nhà , tường nhà dày bằng xốp ,tường phủ dạ, phủ nhung.
Câu 24:trường em ở cạnh chợ .Em hẫy đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn .
TReo biển báo cấm họp chợ những nơi thuộc khu vực của trường.
Trồng nhiều cây xanh để phân tán âm.
Xây tường bêtông ngăn cách.
Đóng các cửa phòng, treo rèm.
Nếu có thể chuyển trường học hoặc chợ đi nơi khác.
Câu 25: trường em(bệnh viện, cơ quan) ở cạnh đường Quốc Lộ .Em hẫy đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn .
TReo biển báo cấm bóp còi
Trồng nhiều cây xanh để phân tán âm.
Xây tường bêtông ngăn cách.
Đóng các cửa phòng, treo rèm.
Câu 26:bài tập 5.3; 5.4; 5.a; 5.b; C1(26-sgk); C3(40-sgk); C7(42-sgk)
Câu 27: một người cao 1,7m đứng cách G treo sát tường một khoảng 1,3m.Hỏi ảnh của người đó cao bao nhiêu và cách G bao nhiêu?
Câu 27:Hải đứng trước G 1,8 m để soi g.Do nhìn không rõ Hải đã tiến lại gần G một khoảng. Tại vị trí đó khoảng cách từ Hải tới ảnh của Hải là 2,2 m .Hỏi hải đã tiến lại gần G mội khoảng là bao nhiêu.
Câu28:Một tàu dùng sóng siêu âm để định vị độ sâu của đáy biển .Sau khi phát tín hiệu 0,1 phút thì nhận được tín hiệu trở lại.Hãy xác định độ sâu của đáy biển ở vị trí đó . Biết vận tốc truyền âm là 1500 m/s.
File đính kèm:
- decuong on tap vat li 1tu luan.doc