Đề cương ôn tập Vật lý lớp 11 - Chương III: Dòng điện trong các môi trường

CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG

A.LÝ THUYẾT

1. Dòng điện trong kim loại

- Các tính chất điện của kim loại có thể giải thích được dựa trên sự có mặt của các electron tự do trong kim loại. Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do.

- Trong chuyển động, các êlectron tự do luôn luôn va chạm với các ion dao động quanh vị trí cân bằng ở các nút mạng và truyền một phần động năng cho chúng. Sự va chạm này là nguyên nhân gây ra điện trở của dây dânx kim loại và tác dụng nhiệt. Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ.

- Hiện tượng khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ Tc nào đó, điện trở của kim loại (hay hợp kim) giảm đột ngột đến giá trị bằng không, là hiện tượng siêu dẫn.

2. Dòng điện trong chất điện phân

- Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các ion dương về catôt và ion âm về anôt. Các ion trong chất điện phân xuất hiện là do sự phân li của các phân tử chất tan trong môi trường dung môi.

 Khi đến các điện cực thì các ion sẽ trao đổi êlectron với các điện cực rồi được giải phóng ra ở đó, hoặc tham gia các phản ứng phụ. Một trong các phản ứng phụ là phản ứng cực dương tan, phản ứng này xảy ra trong các bình điện phân có anôt là kim loại mà muối cẩu nó có mặt trong dung dịch điện phân.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Vật lý lớp 11 - Chương III: Dòng điện trong các môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Vật lý lớp 11 - hè năm 2010 CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG A.LÝ THUYẾT 1. Dòng điện trong kim loại - Các tính chất điện của kim loại có thể giải thích được dựa trên sự có mặt của các electron tự do trong kim loại. Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do. - Trong chuyển động, các êlectron tự do luôn luôn va chạm với các ion dao động quanh vị trí cân bằng ở các nút mạng và truyền một phần động năng cho chúng. Sự va chạm này là nguyên nhân gây ra điện trở của dây dânx kim loại và tác dụng nhiệt. Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ. - Hiện tượng khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ Tc nào đó, điện trở của kim loại (hay hợp kim) giảm đột ngột đến giá trị bằng không, là hiện tượng siêu dẫn. 2. Dòng điện trong chất điện phân - Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các ion dương về catôt và ion âm về anôt. Các ion trong chất điện phân xuất hiện là do sự phân li của các phân tử chất tan trong môi trường dung môi. Khi đến các điện cực thì các ion sẽ trao đổi êlectron với các điện cực rồi được giải phóng ra ở đó, hoặc tham gia các phản ứng phụ. Một trong các phản ứng phụ là phản ứng cực dương tan, phản ứng này xảy ra trong các bình điện phân có anôt là kim loại mà muối cẩu nó có mặt trong dung dịch điện phân. - Định luật Fa-ra-đây về điện phân. Khối lượng M của chất được giải phóng ra ở các điện cực tỉ lệ với đương lượng gam của chất đó và với điện lượng q đi qua dung dịch điện phân. Biểu thức của định luật Fa-ra-đây với F ≈ 96500 (C/mol) 3. Dòng điện trong chất khí - Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dịch có hướng của các ion dương về catôt, các ion âm và êlectron về anôt. Khi cường độ điện trường trong chất khí còn yếu, muốn có các ion và êlectron dẫn điện trong chất khí cần phải có tác nhân ion hoá (ngọn lửa, tia lửa điện....). Còn khi cường độ điện trường trong chất khí đủ mạnh thì có xảy ra sự ion hoá do va chạm làm cho số điện tích tự do (ion và êlectron) trong chất khí tăng vọt lên (sự phóng điện tự lực). Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong chất khí vào hiệu điện thế giữa anôt và catôt có dạng phức tạp, không tuân theo định luật Ôm (trừ hiệu điện thế rất thấp). - Tia lửa điện và hồ quang điện là hai dạng phóng điện trong không khí ở điều kiện thường. Cơ chế của tia lửa điện là sự ion hoá do va chạm khi cường độ điện trường trong không khí lớn hơn 3.105 (V/m) - Khi áp suất trong chất khí chỉ còn vào khoảng từ 1 đến 0,01mmHg, trong ống phóng điện có sự phóng điện thành miền: ngay ở phần mặt catôt có miền tối catôt, phần còn lại của ống cho đến anôt là cột sáng anốt. Khi áp suất trong ống giảm dưới 10-3mmHg thì miền tối catôt sẽ chiếm toàn bộ ống, lúc đó ta có tia catôt. Tia catôt là dòng êlectron phát ra từ catôt bay trong chân không tự do. 4. Dòng điện trong chân không - Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dịch có hướng của các êlectron bứt ra từ catôt bị nung nóng do tác dụng của điện trường. Đặc điểm của dòng điện trong chân không là nó chỉ chạy theo một chiều nhất định tư anôt sang catôt. 5. Dòng điện trong bán dẫn - Dòng điện trong bán dẫn tinh khiết là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do và lỗ trống. Tuỳ theo loại tạp chất pha vào bán dẫn tinh khiết, mà bán dẫn thuộc một trong hai loại là bán dẫn loại n và bán dẫn loại p. Dòng điện trong bán dẫn loại n chủ yếu là dòng êlectron, còn trong bán dẫn loại p chủ yếu là dòng các lỗ trống. Lớp tiếp xúc giữa hai loại bán dẫn p và n (lớp tiếp xúc p – n) có tính dẫn điện chủ yếu theo một chiều nhất định từ p sang n. B.BÀI TẬP DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LỌAI : Câu 01 : ( 216 / 56 / 450 câu ). Chọn câu trả lời ĐÚNG. Các kim lọai đều dẫn điện tốt : A. Có điện trở suất không thay đổi B. Có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ C. Như nhau, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ D. Có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ giống nhau Câu 02 : ( 217 / 56 / 450 câu ). Chọn câu trả lời ĐÚNG. Hạt tải điện trong kim lọai là các electrôn : A. Của nguyên tử B. Ở lớp trong cùng của nguyên tử C. Hóa trị đã bay tự do ra khỏi tinh thể D. Hóa trị chuyển động tự do trong mạng tinh thể Câu 03 : ( 218 / 56 / 450 câu ). Chọn câu trả lời SAI. A. Hạt tải điện trong kim lọai là electrôn tự do B. Hạt tải điện trong kim lọai là iôn C. Dòng điện trong kim lọai tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim lọai được giữ không đổi D. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim lọai gây ra tác dụng nhiệt Câu 04 : ( 219 / 56 / 450 câu ). Chọn câu trả lời ĐÚNG. điện trở suất của kim lọai thay đổi theo nhiệt độ A. Tăng nhanh theo hàm bậc hai B. Giảm nhanh theo hàm bậc hai C. Tăng dần đều theo hàm bậc nhất D. Giảm dần đều theo hàm bậc nhất Câu 05 : ( 220 / 56 / 450 câu ). Chọn câu trả lời ĐÚNG. Hệ số nhiệt điện trở của kim lọai có giá trị dương và chỉ phụ thuộc vào : A. Nhiệt độ của kim lọai B. Độ sạch ( hay độ tinh khiết ) của kim lọai C. Chế độ gia công của kim lọai D. Cả 3 yếu tố trên Câu 06 : ( 221 / 56 / 450 câu ). Chọn câu trả lời ĐÚNG. Khi nhiệt độ của dây kim lọai tăng, điện trở của nó : A. Giảm đi B. Không thay đổi C. Tăng lên D. Ban đầu tăng, sau đó giảm dần Câu 07 : ( 222 / 56 / 450 câu ). Chọn câu trả lời ĐÚNG.Trong điều kiện nào cường độ dòng điện I chạy qua dây dẫn kim lọai tuân theo định luật Ôm ? Dây dẫn kim lọai phải có : A. Dòng điện cường độ lớn chạy qua B. Nhiệt độ tăng dần C. Nhiệt độ không đổi D. Nhiệt độ rất thấp, xấp xỉ độ không tuyệt đối Câu 08 : ( 223 / 57 / 450 câu ). Chọn câu trả lời ĐÚNG. Một dây bạch kim ở 20oC có điện trở suấto = 10,6.10-8 m. Tính điện trở suất của dây dẫn này ở 500oC. Coi rằng điện trở suất của bạch kim trong khỏang nhiệt độ này tăng tỉ lệ bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở= 3,9.10-3 K-1 . A. = 31,27.10-8 m B. = 20,67.10-8 m C. = 30,44.10-8 m D. = 34,28.10-8 m Câu 09: Chất nào sau đây dẫn điện tốt nhất A. kim loại B.Chất điện phân C Bán dẫn D .Khí kém Câu 10: Lí thuyết dùng để giải thích các tính chất điện của kim loại dựa trên sự chuyển động của các electrôn tự do A Thuyết động học phân tử B Thuyết sóng điện từ C Thuyết electrôn D .Thuyết phôtôn Câu 11: Chọn phát biểu sai A.Khoảng thời gian chuyển động của electrôn giữa hai va chạm kế tiếp của nó với những chỗ mất trật tự trong mạng tinh thể kimloại gọi là thời gian bay tự do B.Đại lượng có trị số bằng nghịch đảo của điện trở suất và có đơn vị là sim gọi là điện dẫn suất C.Hạt tham gia quá trình dẫn điện dưới tác dụng của điện trường gọi là electrôn tự do D.Vận tốc chuyển động ngược chiều điện trường của electrôn trong kim loại gọi là vận tốc trôi Câu 12:Một bóng đèn 220V -75W có dây tóc làm bằng vonfram .Điện trở của dây tóc đèn ở 250 C là R0 = 55,2Ω .Tính nhiệt độ t của dây tóc đèn khi đèn sáng bình thường .Coi rằng điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tằng tỉ lệ bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở α = 4,5.10-3 K-1 A t = 25970C B t = 23500C C t = 24000C D t = 26220C Câu 13:Dòng diện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của : A.các ion dương cùng chiều điện trường B. các ion âm ngược chiều điện trường C.các electrôn tự do ngược chiều điện trường D.các prôtôn cùng chiều điện trường Câu 14.Đối với vật dẫn kim loại ,khi nhiệt độ tăng thì điện trở của vật dẫn cũng tăng .Nguyên nhân chính là : A.các electrôn tự do chuyển động nhanh hơn B.các ion kim loại dao động mạnh hơn ,làm cho các electrôn tự do va chạm với các ion nhiều hơn C.các ion dương chuyển động theo chiều điện trường nhanh hơn D .các electrôn tự do bị ``nóng lên nên chuyển động chậm hơn Câu 15. Khi nói về tính dẫn điện của kim loại ,câu nào sau đây là không đúng ? A. Kim loại là chất dẫn điện tốt .Điện trở suất ρ của chúng rất nhỏ B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm C.Khi nhiệt độ tăng ,điện trở suất của kim loại cũng tăng D.Khi nhiệt độ tăng ,điện dẫn suất σ của kim loại không thay đổi Câu 16.Câu nào sau đây là sai khi nói về cấu trúc tinh thể của kim loại A.Các ion dương của kim loại liên kết với nhau tạo thành mạng tinh thể B. Khi nhiệt độ tăng ,trật tự liên kết của các ion dương kém đi C.Mọi kim loại đều có mật êlectrôn tự do như nhau D. Các êlectrôn tự do chuyển động tự do trong khoảng trống giữa các uon dương của mạng tinh thể Câu 17.Câu nào sau đây là sai khi nói về bản chất dòng điện trong kim loại A.Khi không có tác dụng của điện trường ngoài ,các êlectrôn tự do chuyển động nhiệt theo mọi phương B.Khi có tác dụng của điện trường ngoài ,các êlectrôn tự do chuyển động có hướng ngược chiều điện trường ngoài C.Khi có tác dụng của điện trường ngoài ,các êlectrôn tự do vừa chuyển động nhiệt theo mọi phương vừa chuyển động có hướng ngược chiều điện trường ngoài D.Lực điện mà điện trường ngoài tác dụng lên mỗi êlectrôn tự do cùng phương và ngược chiều với điện trường ngoài Câu 18. Câu nào sau đây là sai ? A. Trong kim loại ,các êlectrôn tự do chuyển động tự do giữa các ion dương mà không bị cản trở B. Các ion dương trong kim loại được sắp xếp thành mạng tinh thể C.Các êlectrôn tự do va chạm vào các chỗ mất trật tự của mạng tinh thể ,do đó gây ra điện trở của kim loại D.Khi nhiệt độ tăng ,dao động của các ion dương tăng,sự mất trật tự của mạng tinh thể cũng tăng và làm cho điện trở của kim loại tăng Câu 19.Câu nào sau đây là sai ? A.Điện trường ngoài tác dụng lực điện vào êlectrôn tự do đang chuyển động hỗn độn làm chúng chuyển động có hướng B.Lực điện đó truyền cho êlectrôn tự do một động năng bổ sung ,thêm vào động năng sẳn có của êlectrôn tự do C. Động năng bổ sung đó được truyền cho mạng tinh thể ,làm tăng nội năng của kim loại D.Động năng bổ sung đó được giữ nguyên ở các êlectrôn tự do và tạo thành năng lượng của dòng điện Câu 20. Câu nào sau đây là sai khi nói về bản chất của dòng điện trong kim loại ? A.Sự mất trật tự của mạng tinh thể cản trở chuyển động của các êlectrôn tự do ,do đó gây ra điện trở của kim loại B. Nhiệt độ càng cao ,các ion dương trong mạng tinh thể dao động càng mạnh,sự mất trật tự của mạng càng lớn và điện trở của kim loại càng tăng C. Tốc độ truyền của dòng điện trong dây dẫn kim loại rất lớn ,chứng tỏ tốc độ chuyển động của các êlectrôn tự do rất lớn D.Tốc độ truyền của dòng điện trong dây dẫn kim loại rất lớn ,nhưng tốc độ chuyển động của từng êlectrôn tự do lại rất nhỏ Câu 21. Câu nào sau đây là sai ? A. Dưới tác dụng của trường ngoài ,các êlectrôn tự do chạy dọc theo suốt dây dẫn B. Dưới tác dụng của trường ngoài ,các êlectrôn tự do chạy được một quãng đường nào đó rồi va chạm với mạng tinh thể và đổi hướng chuyển động C. Sau khi va chạm với tinh thể ,một số êlectrôn tự do bị bật lùi trở lại D.Các êlectrôntự do không thể chạy một mạch suốt sợi dây Câu 22. Một bóng đèn Đ:220V – 100W khi sáng bình thường nhiệt độ dây tóc là 20000C ,điện trở của đèn khi thắp sáng A. 484Ω B. 45,45Ω C. 2,2Ω D.48,4Ω Câu 23. Một bóng đèn Đ:220V – 100W khi sáng bình thường nhiệt độ dây tóc là 20000C ,điện trở của đèn khi không thắp sáng (ở nhiệt độ 200C ) có giá trị là : (Cho biết dây tóc của đèn làm bằng Vônfrôm có hệ số nhiệt điện trở là 4,5.10-3 K-1 ) A. 488,3Ω B.484Ω C. 48,839Ω D.4,883Ω Câu 24. Nguyên tử lượng của đồng là A = 64.10-3 kg/mol ;khối lượng riêng là 9.103 kg/m3 .Biết mỗi nguyên tử đồngđóng góp xấp xỉ một êlectrôn tự do .Mật độ êlectrôn tự do trong đồng là A. n = 8,47.1028 êlectrôn/m3 B.n = 84,7.1028 êlectrôn/m3 C.n = 3469,248.1023 êlectrôn/m3 D.n = 42,830.1017 êlectrôn/m3 Câu 25. Một sợi dây đồng có điện trở 50Ω ở nhiệt độ 00C hệ số nhiệt điện trở của đồng là 4,3.10-3 K-1 .Điện trở của dây đồng ở nhiệt độ 500C là A.67,5Ω B. 65,7Ω C. 65,07Ω D.60,75Ω DÒNG NHIỆT ĐIỆN : Câu 1 ( 224 / 57 / 450 câu ). Chọn câu trả lời SAI. A.Cặp nhiệt điện gồm 2 dây dẫn khác bản chất hàn nối với nhau thành mạch kín, hai mối hàn ở hai nhiệt độ khác nhau B.Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất C.Suất điện động nhiệt điện E tỉ lệ nghịch với hiệu nhiệt độ ( T1 – T2 ) giữa hai mối hàn của cặp nhiệt điện D.Suất điện động nhiệt điện E xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ ( T1 – T2 ) giữa hai mối hàn của cặp nhiệt điện Câu 2 ( 225 / 57 / 450 câu ). Chọn câu ĐÚNG. Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện trở= 65V/ K được đặt trong không khí ở nhiệt độ 20oC, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 232oC . Suất điện động nhiệt của cặp nhiệt điện đó là : A. E = 13,00 mV B. E = 13,58 mV C. E = 13,98 mV D. E = 13,78 mV Câu 3. Câu nào sau đây là sai ? A.Cắt đôi một dây kim loại thành hai đoạn AB và A/B/ .Hàn các đầu A với A/ ;B với B/ ta được một cặp nhiệt điện B. Giữ hai mối hàn củamột cặp nhiệt điện ở hai nhiệt độ khác nhau ,trong mạch kín của cặp nhiệt điện xuất hiện một dòng điện nhỏ C.Dòng điện chạy trong cặp nhiệt điện gọi là dòng nhiệt điện D. Độ chênh lệch nhiệt độ giữa hai mối hàn càng lớn thì dòng nhiệt điện càng lớn Câu 4. Câu nào sau đây là sai ? A.Trong một cặp nhiệt điện ,sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mối hàn làm xuất hiện một suất điện động nhiệt điện B. Suất nhiệt điện động gây ra một dòng điện chạy trong mạch kín do cặp nhiệt điện tạo thành C. Nếu mắc nhiều cặp nhiệt điện thành bộ ,có thể dùng bộ cặp nhiệt điện làm nguồn điện thắp sáng D.Hiệu nhiệt độ giữa hai mối hàn càng lớn thì suất nhiệt điện động càng lớn Câu 5. Câu nào sau đây là sai ? A.Nếu đo được suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện và nhiệt độ của một mối hàn ,ta có thể tính được nhiệt độ của mối hàn kia B. Pin nhiệt điện là một nguồn điện thông dụng C. Suất điện động nhiệt điện có giá trị rất ổn định ,vì vậy dùng cặp nhiệt điện có thể đo được nhiệt độ một cách chính xác D.Dùng nhiệt kế nhiệt điện có thể đo được những nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp ,điều mà các nhiệt kế thông thường không làm được Câu 6. Câu nào sau đây là đúng về hiện tượng siêu dẫn ? A. Khi ta hạ dần nhiệt độ của một kim loại siêu dẫn ,điện trở của nó giảm dần và tới một nhiệt độ tới hạn TC thì bằng 0 B. Khi ta hạ dần nhiệt độ của một kim loại siêu dẫn ,điện trở của nó giảm dần và tới một nhiệt độ tới hạn TC thì giảm đột ngột xuống 0 C. Khi ta hạ dần nhiệt độ của một kim loại siêu dẫn ,điện trở của nó không đổi, nhưng tới một nhiệt độ tới hạn TC thì giảm đột ngột xuống 0 D.Một nguồn điện đang duy trì một dòng điện trong một cuộn dây siêu dẫn .Nếu ta bỏ nguồn điện ra thì dòng điện bị ngắt ngay Câu 7. Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT =65μV/k được đặt trong không khí ở 200C ,còn mối hàn kia được núng nóng đến nhiệt độ 2320C .Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện đó là A.E = 13,9 mV B. E = 13,85 mV C. E = 13,87 mV D.E = 13,78 mV Câu 8. Khi nhúng một đầu của cặp nhiệt điện vào nước đá đang tan ,đầu còn lại nhúng vào nước sôi thì suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện là E = 0,860mV .Hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện đó là A. 6,8 μV/K B. 8,6 μV/K C. 6,8 V/K D.8,6 V/K Câu 9. Dùng cặp nhiệt điện Cu – Constantan có hệ nhiệt điện động αT = 42,5μV/K nối với milivôn kế để đo nhiệt độ nóng chảy của thiếc .Giữ nguyên mối hàn thứ nhất của cặp nhiệt điện này trong nước đá đang tan và nhúng mối hàn thứ hai của nó vào thiếc nóng chảy .Khi đó milivôn kế chỉ 10,03mV .Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là A. 3350C B. 353 0C C.236 0C D.326 0C Câu 10. Cặp nhiệt điện Sắt – Constantan có hệ số nhiệt điện động αT = 50,4μV/K và điện trở trong r =0,5Ω .Nối cặp nhiệt điện này với điện kế G có điện trở RG = 19,5Ω.Đặt mối hàn thứ nhất vào trong không khí ở nhiệt t1 = 270C ,nhúng mối hàn thứ hai vào trong bếp điện có nhiệt độ 3270C .Cường độ dòng điện chạy qua điện kế G là A. 0,756 mA B. 0,576 mA C. 675 mA D.765 mA DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN : Câu 01 : ( 226 / 57 / 450 câu ). Chọn câu trả lời ĐÚNG. Dòng điện trong chất điện phân là chuyển động có hướng của : A. Các chất tan trong dung dịch B. Các iôn dương trong dung dịch C. Các iôn dương và các iôn âm dưới tác dụng của điện trường trong dung dịch D. Các iôn dương và các iôn âm theo chiều của điện trường trong dung dịch Câu 02 : ( 227 / 57 / 450 câu ). Chọn câu trả lời ĐÚNG. Khi dòng điện chạy qua bình điện phân, hạt tải điện A. Các iôn âm và electrôn về anốt, iôn dương về catốt B. Chỉ có electrôn về anốt, iôn dương về catốt C. Các iôn âm về anốt, iôn dương về catốt D. Chỉ có các electrôn đi từ catốt về anốt Câu 03 : ( 228 / 58 / 450 câu ). Chọn câu trả lời ĐÚNG. Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với hai cực bằng đồng là : A. Không có thay đổi gì ở bình điện phân B. Anốt bị ăn mòn C. Đồng bám vào catốt D. Đồng chạy từ catốt sang anốt Câu 04 : ( 229 / 58 / 450 câu ). Chọn câu trả lời ĐÚNG. A.Khi hòa tan axit, badơ hoăc muối vào trong nước, tất cả các phân tử đều bị phân li thành iôn B.Số cặp iôn được tạo thành trong dung dịch điện phân không thay đổi theo nhiệt độ C.Bình điện phân nào cũng có suất phản điện D.Khi có hiện tượng dương cực tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật Ôm Câu 05 : ( 230 / 58 / 450 câu ). Chọn câu trả lời ĐÚNG. Đương lượng điện hóa của niken là k = 3.10-4 g/C. Khi cho một điện luợng q = 10C chạy qua bình điện phân có anốt bằng niken thì khối lượng niken bám vào catốt là : A. m = 0,3.10-4 g B. m = 3.10-3 g C. m = 0,3.10-3 g D. m = 3.10-4 g Câu 6: Chất nào sau đây là chất điện phân A.các dung dịch bazơ B.các dung dịch axít C các dung dịch muối D.Cả A ,B và C đều đúng Câu 7 :Trong các dung dịch điện phân ,hạt tải điện : A chỉ là các ion âm B: chỉ là các ion dương C: Chỉ là các electrôn tự do D: là các ion dương và ion âm Câu 8 Khi dung dịch điện phân đặt trong điện trường do một nguồn điện tạo ra thì : A. trong dung dịch điện phân có dòng điện chạy qua B các ion âm chuyển động ngược chiều điện trường C. các ion dương chuyển động theo chiều điện trường D.Cả A ,B ,C đều đúng Câu 9 Điện phân một muối kim loại ,hiện tượng cực dương tan xảy ra khi : A.catốt làm bằng chính kim loại của muối B.hiệu điện thế giữa anốt và catốt rất lớn C. atốt làm bằng chính kim loại của muối D.dòng điện qua bình điện phân đi từ anốt sang catốt Câu 10 Dòng diện qua bình điện phân tuân theo định luật Ôm khi A.có hiện tượng cực dương tan B.dung dịch điện phân là muối nóng chảy C.các điện cực đều làm bằng kim loại D.trong dung dịch điện phân có hiện tượng phân li Câu 11 Nếu trong bình điện phân không có hiện tượng cực dương tan thì có thể coi bình điện phân đó như A.một tụ điện B .một nguồn điện C một máy thu điện D một điện trở thuần Câu 12 Theo định luật Pha -ra –đâyvề hiện tượng điện phân thì khối lượng chất được giải phóng ra ở điện cực tỉ lệ với: A .số Pha-ra –đây B.đương lượng hoá học của chất đó C.khối lượng dung dịch qua bình điện phân D. số electrôn đi qua bình điện phân Câu 13 .Câu nào sau đây là sai ? A. Trong các dung dịch axít ,bazơ, và muối ,các phân tử dễ tách thành các ion ngược dấu B. Dưới tác dụng của điện trường ngoài ,các ion đó chuyển động và tạo thành dòng điệ trong chất điện phân C. Trong các muối nóng chảy cùng diễn ra sự phân li và tái hợp D. Số cặp ion trái dấu trong các dung dịch axít ,baxơ hoặc muối là một lượng không đổi Câu 14. Câu nào sau đây là đúng ? A. Quá trình các phân tử axít ,bazơ hoặc muối trong dung dịch tự tách ra thành các ion trái dấu được gọi là sự tái hợp B. Quá trình các ion dương và âm trong dung dịch axít,bazơ hoặc muối hợp lại với nhau thành các phân tử trung hoà gọi là sự là phân li C. Trong dung dịch axít bazơ ,hoặc muối ,tổng số các ion dương bằng số các ion âm nên dung dịch trung hoà về điện D. Trong dung dịch axít bazơ ,hoặc muối ,các hạt tải điện chuyển động theo chiều điện trường ngoài Câu 15 .Vì sao dung dịch muối và muối nóng chảy là chất dẫn điện mà muối ở dạng rắn thì không dẫn điện ? A. Vì muối ở dạng dung dịch và nóng chảy có ion ,ở dạng rắn không có ion B. Vì các ion trong muối nóng chảy và dung dịch muối di chuyển được ,còn trong muối ở dạng rắn không di chuyển được C. Vì các ion trong muối ở dạng rắn nhanh chóng tái hợp thành phân tử trung hoà D. Vì các ion trong muối ở dạng rắn chuyển động nhiệt rất yếu Câu 16 .Khi nào có hiện tượng cực dương tan trong chất điện phân ? A. Khi anốt làm bằng một chất dễ tan trong chất điện phân B. Khi điện phân diễn ra ở nhiệt độ cao C. Khi chất điện phân là muối của một kim loại và catốt làm bằng chính kim loại đó D.Khi chất điện phân là muối của một kim loại và atốt làm bằng chính kim loại đó Câu 17 .Trong bình điện phân có muối của một kim loại .Khi nào thì bình điện phân không có suất phản điện ? A. Khi anốt làm bằng chính kim loại đó B. Khi Catốt làm bằng chính kim loại đó C. Khi anốt làm bằng graphít D. Khi catốt làm bằng graphít Câu 18 .Câu nào sau đây là sai ? A. Khối lượng chất được giải phóng ở điện cực bình điện phân tỉ lệ với điện lượng chạy qua bình m= kQ B. Hệ số k là đương lượng điện hoá của chất được giải phóng ở điện cực k = 9. 109 Nm2 /c2 C. Đương lượng điện hoá phụ thuộc bản chất của chất được giải phóng ở điện cực D. Điện lượng chạy qua bình điện phân có độ lớn bằng Q = It 19. Cho dòng điện chạy qua bình điện phân đựng dung dịch muối của niken, có anôt làm bằng niken, biết nguyên tử khối và hóa trị của niken lần lượt bằng 58,71 và 2. Trong thời gian 1h dòng điện 10A đã sản ra một khối lượng niken bằng: A. 8.10-3kg. B. 10,95 (g). C. 12,35 (g). D. 15,27 (g). 20. Cho dòng điện chạy qua bình điện phân chứa dung dịch CuSO4, có anôt bằng Cu. Biết rằng đương lượng hóa của đồng kg/C. Để trên catôt xuất hiện 0,33 kg đồng, thì điện tích chuyển qua bình phải bằng: A. 105 (C). B. 106 (C). C. 5.106 (C). D. 107 (C). 21. Đặt một hiệu điện thế U = 50 (V) vào hai cực bình điện phân để điện phân một dung dịch muối ăn trong nước, người ta thu được khí hiđrô vào một bình có thể tích V = 1 (lít), áp suất của khí hiđrô trong bình bằng p = 1,3 (at) và nhiệt độ của khí hiđrô là t = 270C. Công của dòng điện khi điện phân là: A. 50,9.105 J B. 0,509 MJ C. 10,18.105 J D. 1018 kJ 22. Để giải phóng lượng clo và hiđrô từ 7,6g axit clohiđric bằng dòng điện 5A, thì phải cần thời gian điện phân là bao lâu? Biết rằng đương lượng điện hóa của hiđrô và clo lần lượt là: k1 = 0,1045.10-7kg/C và k2 = 3,67.10-7kg/C A. 1,5 h B. 1,3 h C. 1,1 h D. 1,0 h 23. Chiều dày của lớp Niken phủ lên một tấm kim loại là d = 0,05(mm) sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 30cm2. Cho biết Niken có khối lượng riêng là r = 8,9.103 kg/m3, nguyên tử khối A = 58 và hoá trị n = 2. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là: A. I = 2,5 (μA). B. I = 2,5 (mA). C. I = 250 (A). D. I = 2,5 (A). 24. Một nguồn gồm 30 pin mắc thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song, mỗi pin có suất điện động 0,9 (V) và điện trở trong 0,6 (Ω). Bình điện phân dung dịch CuSO4 có điện trở 205 mắc vào hai cực của bộ nguồn. Trong thời gian 50 phút khối lượng đồng Cu bám vào catốt là: A. 0,013 g B. 0,13 g C. 1,3 g D. 13 g 25. Khi hiệu điện thế giữa hai cực bóng đèn là U1 = 20mV thì cường độ dòng điện chạy qua đèn là I1 = 8mA, nhiệt độ dây tóc bóng đèn là t1 = 250 C. Khi sáng bình thường, hiệu điện thế giữa hai cực bóng đèn là U2 = 240V thì cường độ dòng điện chạy qua đèn là I2 = 8A. Biết hệ số nhiệt điện trở α = 4,2.10-3 K-1. Nhiệt độ t2 của dây tóc đèn khi sáng bình thường là: A. 2600 (0C) B. 3649 (0C) C. 2644 (0K) D. 2917 (0C) 26. Một bình điện phân đựng dung dịch bạc nitrat với anốt bằng bạc. Điện trở của bình điện phân là R= 2 (W). Hiệu điện thế đặt vào hai cực là U= 10 (V). Cho A= 108 và n=1. Khối lượng bạc bám vào cực âm sau 2 giờ là: A. 40,3g B. 40,3 kg C. 8,04 g D. 8,04.10-2 kg 27. Khi điện phân dung dịch muối ăn trong nước, người ta thu được khí hiđrô tại catốt. Khí thu được có thể tích V= 1 (lít) ở nhiệt độ t = 27 (0C), áp suất p = 1 (atm). Điện lượng đã chuyển qua bình điện phân là: A. 6420 (C). B. 4010 (C). C. 8020 (C). D. 7842 (C). DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ : Câu 01 : ( 231 / 58 / 450 câu ). Chọn câu trả lời ĐÚNG. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của CÁC ELECTRÔN : A. Mà ta đưa vào trong chất khí B. Mà ta đưa từ bên ngòai vào trong chất khí C. Và iôn mà ta đưa từ bên ngòai vào trong chất khí D. Và iôn sinh ra trong chất khí hoặc đưa từ bên ngòai vào trong chất khí Câu 02 : ( 232 / 58 / 450 câu ). Chọn câu ĐÚNG. Tia lửa điện là quá trìng phóng điện tự lực của chất khí hình thành do : A. Phân tủ khí bị điện trường mạnh iôn hóa B. Catốt bị nung nóng phát ra electrôn C. Quá trình nhân số hạt tải điện kiểu thác lũ trong chấi khí D. Chất khí bị tác dụng của các tác nhân iôn hóa Câu 03 : ( 244 / 61 / 450 câu ). Chọn câu trả lời ĐÚNG. Bản chất của tia catốt : A. Chùm iôn âm phát ra tứ catốt bị nung nóng đỏ B. Chùm iôn dương phát ra tứ catốt C. Chùm electrôn phát ra tứ catốt bị nung nóng đỏ D. Chùm tia sáng phát ra tứ catốt bị nung nóng đỏ Câu 04 : ( 245 / 61 / 450 câu ). Chọn câu trả lời SAI. Khi nói về sự dẫn điện tự lực của chất khí A.Nếu nó xảy ra và duy trì được khi đốt nóng mạnh chất khí để phun các hạt tải điện vào nó B.Nếu nó xảy ra và duy trì được mà không cần phun các hạt tải điện và

File đính kèm:

  • docLY 11ON LUYEN CHUONG III.doc
Giáo án liên quan