Đề Cương Ôn Thi Học Kì 1 Vật Lí 6
I. LÝ THUYẾT
1. Dụng cụ dùng để đo độ dài ? đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta ?
TL: dụng cụ đo độ dài là thước. Đơn vị đo độ dài hợp pháp là mét (kí hiệu: m)
2. Dụng cụ dùng để đo khối lượng ? đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước ta ?
TL: dụng cụ đo khối lượng là cân. Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nnước ta là kg (kí hiệu: kg)
3. Dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng ? đơn vị đo thể tích chất lỏng hợp pháp của nước ta ?
TL: dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng là bình chia độ, ca đong, chai ,lọ
- Đơn vị đo thể tích hợp pháp của nước ta là mét khối (kí hiệu: m3); lít (kí hiệu: l)
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kì 1 Vật lí 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Cương Ôn Thi Học Kì 1 Vật Lí 6
LÝ THUYẾT
Dụng cụ dùng để đo độ dài ? đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta ?
TL: dụng cụ đo độ dài là thước. Đơn vị đo độ dài hợp pháp là mét (kí hiệu: m)
Dụng cụ dùng để đo khối lượng ? đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước ta ?
TL: dụng cụ đo khối lượng là cân. Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nnước ta là kg (kí hiệu: kg)
Dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng ? đơn vị đo thể tích chất lỏng hợp pháp của nước ta ?
TL: dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng là bình chia độ, ca đong, chai ,lọ
- Đơn vị đo thể tích hợp pháp của nước ta là mét khối (kí hiệu: m3); lít (kí hiệu: l)
Dụng cụ dùng để đo thể tích vật rắn không thấm nước ? nêu cách đo vật rắn bằng bình tràn ?
- Dụng cụ dùng để đo thể tích vật rắn không thấm nước là bình chia độ, bình tràn.
- Cách đo bằng bình tràn: đổ nước ngang bằng miệng tràn, đặt bình chứa dưới miệng tràn. Thả từ từ vật rắn vào bình tràn đến khi ngập hoàn toàn vào trong nước, nước tràn ra bình chứa. Ta lấy nước ở bình chứa đổ vào bình chia độ, xác định thể tích đó chính là thể tích vật rắn.
Lực là gì ? dụng cụ dùng để đo lực ? đơn vị của lực ? thế nào là hai lực cân bằng ? hai lực cân bằng tác dụng vào cùng một vật đang đứng yên sẽ có hiện tượng gì ?
TL: Tác dụng đẩy, kéo giữa vật này với vật kia gọi là lực. Dụng cụ đo lực là: lực kế. Đơn vị đo lực là Niu-tơn (N).
- Hai lực cân bằng là hai lực bằng nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều. Hai lực cân bằng tác dụng vào cùng một vật đang đứng yên thì vật đó sẽ đứng yên mãi mãi.
Cho biết cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của một dụng cụ đo ?
- Giới hạn đo (GHĐ)là giá trị lớn nhất được ghi trên dụng cụ đo.
- Độ chia nhỏ nhất(ĐCNN) là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo.
Trọng lực là gì ? kí hiệu, đơn vị của trọng lực ? trọng lực có phương và chiều như thế nào ? viết công thức chỉ mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng ?
TL: Trọng lực là lực hút của trái đất. Kí hiệu: P. đơn vị của trọng lực: New – tơn(kí hiệu: N)
- Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều hướng về trái đất.
- Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng: P = 10.m
Lực có thể gây ra những tác dụng gì ? lấy ví dụ minh họa ?
TL: khi có lực tác dụng vào một vật thì vật đó có khả năng bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động.
Khi quả bóng lăn bật vào tường, dội ngược ra. Ta nói quả bóng đã thay đổi chuyển động.
- Một lò xo khi ta kéo hay ép lại thì nó dài ra hay ngắn đi. Ta nói lò xo đã bị biến dạng.
Những vật như thế nào thì có tính đàn hồi ? cho ví dụ ? lực đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào ?
TL: Những vật khi có lực tác dụng vào nó thì nó bị biến dạng, nhưng khi thôi tác dụng lực thì nó trở về hình dạng ban đầu. Ta nói vật đó có tính đàn hồi. Ví dụ: lò xo, dây cao su, quả bóng
- Lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật đàn hồi. Tức là vật càng bị biến dạng thì lực đàn hồi càng tăng. Nhưng chỉ trong một giới hạn nhất định.
Khối lượng riêng là gì ? kí hiệu và đơn vị ? công thức tính khối lượng riêng ?
TL: Khối lượng riêng là khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) một chất.
Khối lượng riêng có kí hiệu: D. đơn vị: kg/m3. công thức tính khối lượng riêng: D = m/v.
m: khối lượng (kg); v: thể tích (m3); D: khối lượng riêng (kg/m3)
Trọng lượng riêng là gì ? viết công thức tính trọng lượng riêng ? tên các đại lượng, đơn vị ?
TL: Trọng lượng riêng là trọng lượng của một mét khối một chất. Công thức: d = P/v
Trong đó: P là trọng lượng (N); v là thể tích(m3); d là trọng lượng riêng (N/m3)
Có những loại máy cơ đơn giản nào ? các máy cơ đơn giản giúp con người làm việc như thế nào ? nêu những ứng dụng của máy cơ đơn giản trong đời sống ?
TL: các loại máy cơ đơn giản: ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng. Các máy cơ giúp con người làm việc đễ dàng hơn.
- Uùng dụng máy cơ trong đời sống: đòn bẩy như: cái kéo, kìm,
- Ròng rọc như: cần cẩu, cáp treo, vận chuyển trong xây dựng
- Mặt phẳng nghiêng: đường đèo, cầu thang..
Lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng so với khi kéo vật trực tiếp theo phương thẳng đứng có giống nhau không ? muốn làm giảm lực kéo trên mặt phẳng nghiêng ta cần làm thế nào?
TL: Lực kéo vật trên mpn nhỏ hơn khi kéo vật trực tiếp. Muốn làm giảm lực kéo ta cần tăng chiều dài mpn hay giảm độ cao cần đưa vật lên.
BÀI TẬP
Đổi các đơn vị sau:
20,5m = km
0,5m3 = .lít
450 lít = ..m3
0,2m3 = .dm3
12,5dm3 = lít
10,4N = kg
Giải
a) 0,0205km b) 500lít c) 0,45 m3 d) 200dm3 e) 12,5 lít f) 1,04 kg
2. Một vật có khối lượng 0,15kg, được kéo lên từ từ theo phương thẳng đứng. Tính lực kéo đó ?
Giải
Khi kéo vật từ từ theo phương thẳng đứng thì lực kéo bằng với trọng lượng của vật.
Do đó , ta có P = 10.m = 10 x 0,15 = 1,5 N = Fk. Vậy lực kéo lúc này là 15N
3. Một vật có thể tích là 50cm3, có khối lượng riêng là 1200kg/m3. tính khối lượng vật đó ?
Giải
Khối lượng của vật đó là:
Ta có D = m/V => m =V.D
= 0,00005 x 1200 = 0,06 (kg)
Biết:
V = 50 cm3 = 0,00005m3
D = 1200kg/m3
m = ? kg
4. Một thước có ĐCNN là 0,5cm. các kết quả đo sau, kết quả nào là chính xác ?
a. 10,1 cm b. 10,2cm c. 10,4 cm d. 10,5 cm
Đáp án: d ( vì các kết quả nó chênh lệch một giá trị bằng ĐCNN của dụng cụ đo)
5. Nêu cách đo trọng lượng của một vật bằng lực kế ?
- Cầm lực kế theo phương thẳng đứng. Điều chỉnh lực kế ngay vạch số 0
- Móc vật cần đo vào lực kế
- Đọc và ghi kết quả đo ứng với vạch chia gần nhất
6. Giải thích tại sao mọi vật đều rơi xuống mặt đất ?
TL: Mọi vật đều chịu tác dụng của lực hút trái đất. Nên các vật đều rơi hướng về trái đất.
7. Quả bóng đang nằm yên trên mặt đất, nó chịu tác dụng của những lực nào ? có phương và chiều như thế nào
. Quả bóng chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
Đó là lực hút của trái đất, và lực đẩy của mặt đất. Hai lực này có cùng phương (phương thẳng đứng), nhưng ngược chiều.
8. Người thợ nề dùng sợi dây buộc vào hòn đá để ngắm bức tường. Hãy giải thích việc làm trên. ?
TL: Dưới tác dụng của trọng lực, sợi dây có phương thẳng đứng cùng phương với lực hút của trái đất.
Nên người thợ nề có thể ngắm bức tường thẳng hơn.
9. Một vật có chiều dài tự nhiên của nó là 10 cm, khi kéo dãn nó có chiều dài là 13,5 cm. tính độ biến dạng của vật đó?
Giải Độ biến dạng : l - lo = 13,5 – - 10 = 3,5 (cm)
10. Cần đưa một vật có khối lượng 120 kg lên cao 1,2m. Nếu dùng một lực 800 N có đưa vật này lên nổi không ? vì sao ?
Giải: Được. Vì vật có khối lượng (m = 120kg -> P = 1200N), Ta có thể dùng mặt phẳng nghiêng vì khi sử dụng mpn ta chỉ cần tác dụng lực nhỏ hơn trọng lượng của vật
11. Có hai người kéo một vật trực tiếp theo phương thẳng đứng có khối lượng 100kg. Mỗi người tác dụng một lực là 450N. Hỏi hai người đó có kéo nổi vật đó lên không ?Vì sao ? muốn kéo nổi thì làm thế nào ?
Trả lời: Kéo không nổi. Vì vật có khối lượng 100kg -> có trọng lượng P = 10m = 10.100=1000(N)
Mà lực kéo tổng của hai người là 450x2 = 900N nhỏ hơn trọng lượng của vật. Do đó không thể kéo vật lên trực tiếp được. Muốn kéo nổi hai người này có thể dùng mặt phẳng nghiêng. Vì sử dụng mpn thì lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
12. Một bạn đá quả bóng, quả bóng bị va vào tường rồi bật ra. Hỏi lực bạn đó đã gây những tác dụng gì lên quả bóng?
- Quả bóng đã bị biến đổi chuyển động khi bị bật ngược ra và bị biến dạng khi chạm vào bức tường.
13. Muốn xác định khối lượng riêng một vật ta làm thế nào?
Ta cần dùng cân đo khối lượng (m) của vật đó, và dùng bình chia độ hay bình tràn đo thể tích (V) vật đó. Sau đó áp dụng công thức: D = m/V để tính khối lượng riêng của vật đó.
File đính kèm:
- DE CUONG KI 1 LI 6.doc