I. Chủ đề
1. Chủ đề là gì?
Là đề tài chính và đối tượng mà văn bản biểu đạt, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản.
- Chủ đề bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là: Tình yêu gia đình và quê hương dào dạt trong tâm hồn người lính trẻ trên đường hành quân ra trận thời đánh Mĩ.
2. Đại ý:
Đại ý là ý lớn trong một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện. Một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện thì chưa hình thành được chủ đề. Cần phân biệt đại ý với chủ đề.
3. Tính thống nhất của chủ đề
*BÀI TẬP
Bài 1: Hãy nêu xuất xứ, chủ đề của truyện ngắn “tôi đi học” của Thanh Tịnh? Hãy chỉ ra tính thống nhất về chủ đề của văn bản đó?
Gợi ý
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2159 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kì I - Ngữ văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÑEÀ CÖÔNG OÂN THI HOÏC KÌ I-NGÖÕ VAÊN 8
PHAÀN TAÄP LAØM VAÊN
I. Chủ đề
1. Chủ đề là gì?
Là đề tài chính và đối tượng mà văn bản biểu đạt, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản.
- Chủ đề bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là: Tình yêu gia đình và quê hương dào dạt trong tâm hồn người lính trẻ trên đường hành quân ra trận thời đánh Mĩ.
2. Đại ý:
Đại ý là ý lớn trong một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện. Một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện thì chưa hình thành được chủ đề. Cần phân biệt đại ý với chủ đề.
3. Tính thống nhất của chủ đề
*BÀI TẬP
Bài 1: Hãy nêu xuất xứ, chủ đề của truyện ngắn “tôi đi học” của Thanh Tịnh? Hãy chỉ ra tính thống nhất về chủ đề của văn bản đó?
Gợi ý
1. Xuất xứ, chủ đề
Truyện “tôi đi học” như một trang hồi kí ghi lại những hoài niệm, kỉ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tựu trường, truyện được in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941
“Tôi đi học” đã thể hiện những tình cảm hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng, tâm trạng bâng khuâng, hồi hộp của một em bé trong buổi tựu trường. Em “như một con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”
2. Tính thống nhất về chủ đề của truyện “Tôi đi học”
Cho đề văn sau: “Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp Một của em”.
Có hai bạn triển khai hai hướng như sau:
Hướng 1:
a,Chú em cho em một chiếc cặp sách rất đẹp khi em sắp vào năm học lớp Tám. Chiếc cặp đã gợi nhớ kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp Một
b, Cách đây tám năm, ngày đầu tiên đi học lớp Một, bà nội đưa em đi, vì bố mẹ em đi công tác xa.
c, Bà đã già nên không kịp ra phố mua cặp mới cho em, em đựng sách trong túi vải rất to của bà, trông rất ngộ.
d, Hai bà cháu đi dò qua sông, sang trường học. Trên đò rất nhiều các bạn và các vị phụ huynh. Không khí như ngày hội, ai cũng mặc quần áo đẹp. Giá như mọi ngày em sẽ gấp chiếc thuyền giấy thả trôi sông. Nhưng hôm nay, em đứng thật nghiêm chỉnh trên đò.
e, Ấn tượng của buổi học đầu tiên là hình ảnh cô giáo của em. Cô rất dịu dàng và đặc biệt có hai bím tóc dài tới tận khoeo chân. Lời nói của cô: “con đưa mũ để cô cất nào” và nụ cười của cô- đến tận bây giờ em vẫn không quên.
Hướng 2:
a. Hôm em sang trường dự khai giảng năm học lớp Tám, em đã tự đi xe đạp một mình. Em bỗng mỉm cười nhớ lại cái ngày đầu tiên ở lớp Một mẹ đưa em đến lớp
b. Từ nhà em ở phố Mai Hắc Đế, đi qua phố Tô Hiến Thành, đi thẳng rất lâu mới đến trường cấp I, II Vân Hồ. Em rất ghét mấy chị lớn hơn em một chút, thấy em lũn cũn cắp cặp đi học, cứ đùa doạ bắt trói em và đem nhốt. Cái năm “ngớ ngẩn” ấy, em rất sợ các chị.
c. Vào lớp học, cô giáo đi thu mũ nón của các bạn trong lớp để gọn gàng một góc lớp. Em đã thật thà hỏi cô: “lát nữa con về, cô có trả mũ nón không ạ?”. Cô giáo bật cười, xoa đầu em và bảo: “Có chứ, con!”
d, Cô giáo em có giọng nói rất hay, cô viết chữ mẫu trên bảng rất đẹp, nhưng cô lại có tên không hay. Em nghe các bạn gọi là cô Chưng
e, Khi về nhà, sau buổi học đầu tiên, em đã hãnh diện nói với bố mẹ và chị của em là em học lớp cô Chưng. Lập tức em đã bị chị em cười rất to và giễu: “Đó là cô Hưng. Thật là ngớ ngẩn. Tên cô giáo cũng nghe nhầm” (Chị em học lớp ba cùng trường mà). Thật là ngượng nhớ đời!
Theo em, hai hướng triển khai của hai bạn học sinh trên về đề văn đã cho, bạn nào đúng, bạn nào sai? Vì sao? Có điểm nào ai bạn cùng giống nhau không ? Em thích khai triển theo hướng nào?
Hãy trình bày hướng triển khai đề văn của riêng em và viết thành bài cụ thể.
Gợi ý: Cả hai hướng triển khai của hai bạn học sinh đều đúng. Vì các sự việc, các chi tiết nêu ra đều hướng tới làm rõ ý cơ bản của đề bài là về kỉ niệm buổi đi học đầu tiên của em (tức là bài văn đã xác định được sự thống nhất của chủ đề văn bản)
II- Bố cục của văn bản
1. Ghi nhớ :
a. Văn miêu tả
- Mở bài: giới thiệu chung về ấn tượng cảm xúc đối với cảnh vật
- Thân bài: tả từng phiên cảnh cụ thể, tả khái quát toàn cảnh
- Kết bài: nêu cảm xúc, ý nghĩ
b. Văn tự sự
- Mở bài: giới thiệu câu chuyện
- Thân bài: kể diễn biến câu chuyện
- Kết bài: kết cục câu chuyện, hoặc nói lên suy nghĩ, cảm nghĩ
c. Văn nghị luận
- Mở bài: nêu vấn đề
- Thân bài: giải quyết vấn đề. Có thể lần lượt dùng lí lẽ hoặc dẫn chứng để giải thích, hay chứng minh, hay bình luận từng luận điểm, từng khía cạnh của vấn đề
- Kết bài: khẳng định vấn đề. Liên hệ cảm nghĩ
VD: Bài “tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh
- Mở bài: Tác giả nêu vấn đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Lòng yêu nước của nhân dân ta là một truyền thống quý báu, có sức mạnh vô địch để chiến thắng thù trong, giặc ngoài.
- Thân bài:tác giả chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta
+ Những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Pháp: đủ các lứa tuổi, các thành phần giai cấp, tôn giáo, khắp mọi miền đất nước (miền ngược, miền xuôi, tiền tuyến, hậu phương, những hành động yêu nước…)
- Kết bài: tác giả nêu lên nhiệm vụ của toàn dân là phải phát huy tinh thần yêu nước để kháng chiến và kiến quốc.
2. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài
Thân bài là phần chính trung tâm, phần trọng tâm của bài văn, của văn bản. Mỗi loại văn bản ở phần thân bài có cách bố trí, sắp xếp nội dung khác nhau.
a. Thân bài văn miêu tả: có thể sắp xếp bố trí từ cảnh này đến cảnh khác, từ bộ phận này đến bộ phận khác theo thời gian và không gian, có cảnh chính và cảnh phụ.
b. Thân bài văn tự sự, có thể sắp xếp, bố trí các tình tiết, các sự việc, các nhân vật nối tiếp hoặc xen kẽ nhau xuất hiện theo diễn biến tự nhiên của câu chuyện.
c. Thân bài văn nghị luận: chất liệu làm nên bài văn nghị luận là lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận. Thân bài của một bài văn nghị luận là hệ thống các luận điểm, luận cứ. Qua các luận điểm, luận cứ, người viết dùng lí lẽ, dẫn chứng để giải thích, chứng minh, bình luận để làm nổi bật luận đề (vấn đề đã nêu ra)
3. Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
a. Đoạn văn là gì?
Một văn bản gồm có nhiều đoạn văn hợp thành. Vậy, đoạn văn là một phần của văn bản. Đoạn văn chỉ có một câu văn, hoặc do một số câu văn tạo thành. Đoạn văn biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn của văn bản. Về hình thức, chữ đầu đoạn văn phải viết hoa, lùi vào độ một ô tính từ lề. Kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm xuống dòng.
b. Câu chủ đề của đoạn văn
Câu chủ đề (còn gọi là câu chốt) mang nội dung khái quát lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính C- V; nó có thể đứng đầu đoạn văn (đoạn diễn dịch) cũng có thể đứng cuối đoạn (đoạn quy nạp)
4. Cách trình bày nội dung trong đoạn văn:
- Dựng đoạn diễn dịch ( là cách thức trình bày ý đi từ ý chung, khái quát đến các ý cụ thể chi tiết. Đoạn diễn dịch thì câu chốt đứng đầu đoạn, các câu đi kèm sau nhằm minh hoạ câu chốt.
- Dựng đoạn quy nạp ( là cách trình bầy nội dung đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý chung khái quát. Trong đoạn quy nạp, các câu mang ý chi tiết, cụ thể đứng trước, câu chủ đề đứng cuối đoạn.
Chú ý: đoạn diễn dịch có thể đảo lại thành đoạn quy nạp, hoặc ngược lại
- Dựng đoạn song hành (là đoạn văn được sắp xếp các ý ngang nhau, bổ sung cho nhau, phối hợp nhau để diễn tả ý chung. Đoạn song hành không có câu chủ đề.
- Dựng đoạn móc xích ( là đoạn văn trong đó cách sắp xếp ý nọ tiếp theo ý kia theo lối móc nối vào ý trước (qua những từ ngữ cụ thể) để bổ sung, giải thích cho ý trước.
B. Văn tự sự
I. Định nghĩa
1. Chuyện là gì? Là các sự việc do nhân vật gây ra, cũng gọi là các tình tiết, diễn biến liên tục trong một thời gian nhất định, trên không gian nhất định, thể hiện tư duy và phẩm chất con người mang ý nghĩa đời sống.
2. Thế nào gọi là văn tự sự?
Văn tự sự là loại văn trong đó tác giả giới thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, hành động và tâm tư tình cảm của nhân vật, kể lại diễn biến câu chuyện… sao cho người đọc, người nghe hình dung được diễn biến và ý nghĩa của câu chuyện ấy.
II- Lập dàn bài cho một bài văn tự sự
1. Mở bài:
Có thể giới thiệu nhân vật và tình huống xẩy ra câu chuyện.. Cũng có lúc người ta bắt đầu từ một sự cố nào đó, hoặc kết cục câu chuyện, số phận nhân vật rồi ngược lên kể lại từ đầu.
2. Thân bài: Kể các tình tiết làm nên câu chuyện. Nếu tác phẩm truyện có nhiều nhân vật thì tình tiết lồng vào nhau, đan xen nhau theo diễn biến của câu chuyện
3. Kết bài: câu chuyện kể đi vào kết cục. Sự việc kết thúc, tình trạng và số phận nhân vật được nhận diện khá rõ.
III. Phương pháp cụ thể
1. Miêu tả trong văn tự sự
Miêu tả không chỉ làm nổi bật ngoại hình mà còn có thể khắc hoạ nội tâm nhân vật, làm cho chuyện kể trở nên đậm đà, lí thú
Trong văn tự sự thường có 4 yếu tố miêu tả đan xen vào các tình tiết theo diễn biến của câu chuyện:
- Miêu tả cảnh vật- không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ( Dế Mèn phiêu lưu kí - đoạn miêu tả vùng cỏ may, võ đài diễn ra cuộc thì đấu giữa Trũi và Mèn)
- Miêu tả ngoại hình nhân vật ( Miêu tả Dế Mèn)
- Miêu tả hành động nhân vật: ( hành động của tên cai lệ và người nhà lí trưởng, hành động của chị Dậu…)
- Miêu tả tâm lí, tâm trạng nhân vật (tâm trạng nhân vật chị Dậu trong cảnh bán con)
2.Biểu cảm trong văn tự sự
a. Sự biểu hiện và giá trị của yếu tố biểu cảm trong văn tự sự
- Trong văn tự sự, ngoài các yếu tố tình tiết, yếu tố miêu tả cảnh vật, nhân vật… còn có yếu tố biểu cảm. Những yếu tố biểu cảm (vui, buồn, giận, hờn, lo âu, mong ước, hi vọng, nhớ thương….) luôn luôn hoà quyện vào cảnh vật, sự việc đang diễn ra, đang được nói đến.
Luyện tập:
1.Cho sự việc và nhân vật sau đây: Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo cho ông giáo biết. Hãy đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.
Lão Hạc ra về rồi. Nước mắt ứa ra nơi hai hõm mắt. Như một kẻ mất hồn. Thương lão quá. Cảnh già cô đơn chỉ có con chó làm bạn sớm khuya, giờ lại bán đi. Cảnh cậu Vàng bị thằng Xiên, thằng Mục bất ngờ túm lấy hai chân sau dốc ngược lên rồi trói lại, đôi mắt đờ ra, dại đi, rên ư ử như khóc như van… cứ hiện ra trước mắt tôi. Và hình ảnh lão Hạc, sau khi báo tin “cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!, “Mặt co rúm lại, cái đầu ngọeo về một bên, cái miệng móm mém cất tiếng khóc hu hu của lão làm cho tôi đau đớn và xúc động vô cùng. Tôi nghĩ về kiếp chó, kiếp cậu Vàng, nghĩ về kiếp người. Câu nói của lão Hạc làm tôi day dứt và thảng thốt mãi: “thì ra tôi già bằng ngần này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”.
2. Em haõy keå veà moät kó nieäm vôùi ngöôøi baïn tuoåi thô khieán em xuùc ñoäng vaø nhôù maõi
C.VĂN THUYẾT MINH
I. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
1.Thuyết minh là gì?
- Thuyết minh nghĩa là nói rõ, giải thích, giới thiệu
- Thuyết minh còn có nghĩa là hướng dẫn cách dùng
2. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, trong xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
3. Văn bản thuyết minh có tính chất khách quan, thực dụng, là loại văn bản có khả năng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người.
4. Một văn bản thuyết minh hay, có giá trị là một văn bản trình bày rõ ràng hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
5. Văn bản thuyết minh sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.
II. Tính chất của văn thuyết minh
- Một văn bản thuyết minh hay có giá trị là một văn bản trình bầy rõ ràng, hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
- Ngôn ngữ diễn đạt trong văn bản thuyết minh phải chính xác, chặt chẽ, cô đọng và sinh động. Cách viết màu mè, dài dòng sẽ gây cho người nghi ngờ, khó chịu, cần hết sức tránh.
III. Yêu cầu và phương pháp thuyết minh
1. Yêu cầu:
- Trước hết phải hiểu rõ yêu cầu của bài làm là cung cấp tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh
- Phải quan sát, tìm hiểu kĩ lưỡng, chính xác đối tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bầy các biểu hiện không phải tiêu biểu, không quan trọng.
- Phải sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc
- Cần chú ý thời gian được thuyết minh, đối tượng đọc, nghe bài thuyết minh của mình.
2. Phương pháp
Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như : nêu định nghĩa, ví dụ, liệt kê, so sánh, đối chiếu phân tích, phân loại, dùng số liệu.
Tham khảo ví dụ trong sách trên (như mục III)
IV. Cách làm bài văn thuyết minh
1. Phải tìm hiểu đề bài, nhằm xác định đối tượng sẽ thuyết minh
2. Tiếp theo, người làm bài phải tìm các tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh (có thể đến tận nơi quan sát, tìm hiểu kĩ lưỡng, chính xác, ghi chép lại) hoặc tìm đọc ở sách báo các kiến thức tin cậy về đối tượng thuyết minh
3. Tiếp theo nữa, sau khi có kiến thức rồi, cần tìm một hướng trình bày theo một trình tự thích hợp với đối tượng cần thuyết minh, sao cho người đọc dễ hiểu
VD: Nếu thuyết minh về chiếc xe đạp có thể đi từ bộ phận quan trọng, đến không quan trọng, đến tác dụng của xe đạp với người sử dụng…
Nếu thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam cần đi theo trình tự từ nguồn gốc, cách làm nón, các kiểu dáng nón, tác dụng khi con người sử dụng…
4. Khi làm văn thuyết minh, chú ý sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Chú ý “chất văn” phù hợp với văn thuyết minh.
Bài tập 1: Hãy giới thiệu một món ăn của các bé ở lứa tuổi nhi đồng.
Sau khi tìm hiểu đề, cần thực hiện tiếp những bước nào để hoàn thành bài thuyết minh trên?
- Đối tượng thuyết minh: cách làm một món ăn
- Học sinh có thể đọc sách báo, tài liệu hoặc học hỏi những người lớn hiểu biết.
- Làm theo trình tự hợp lí:
+ Nguyên liệu
+ Cách làm
+ Chất lượng sản phẩm
Bài tập 2: Hãy thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử của địa phương em.
Bài tập 3: Hãy thuyết minh về các loài hoa ngày tết cổ truyền Việt Nam
A. Dạng bài tập luyện số 1.
Bài tập luyện:
Bài 1: Lập dàn ý cho đề văn : Hãy giới thiệu trường của em
Cách làm:
1. Dựa vào phòng truyền thống của trường, nắm được những thành tích nổi bật của trường em
2. Lưu ý ngắm khung cảnh của trường ở từng khu vực, từng lớp học
3.Biết rõ những hoạt động của trường từng tuần, từng ngày.
4. Tìm các số liệu, các công việc cụ thể.
5. Nêu tên các thầy cô giáo tiêu biểu (các học sinh tiêu biểu, các lớp tiêu biểu)
B. Dạng bài tập số 2: Thuyết minh về một loài động vật có ích đối với con người.
Bài tập 2: Lập dàn ý nói cho đề bài sau:
“Thuyết minh về một con vật nuôi mà em yêu thích (chó, mèo, thỏ, gà...)
Dàn ý nói thuyết minh về mèo:
1. Mèo là động vật bốn chân thuộc lớp thú, mình nó khoác một bộ lông dày mượt mà. Bộ lông ấy có thể màu đen trắng (mèo khoang), có thể màu tro (mèo mướp) và cũng có khi là ba màu khác nhua (mèo tam thể)
2. Mèo nhà em có bộ ria mép dài, trắng như cước, nói chính là trợ thủ giúp mèo bắt chuột trong đêm.
3. Khi mọi người đi ngủ, màn đêm buông xuống là lúc mèo bắt đầu hoạt động.
4. Ngoài bộ ria nhạy bén, tai và mũi mèo cũng góp phần quan trọng, đặc biệt là tai mèo nghe được mọi cử động của chuột.
5. Mèo chuyển động nhẹ nhàng; sinh con, nuôi con rất khéo. Nó thể hiện rõ nét về tình mẫu tử.
6. Em thích con mèo nhà em. Tên nó chính là “Miu”
* Dàn ý thuyết minh về chó :
1. Chó là loài động vật rất có ích cho đời sống con người.
2. Chó là loài động vật rất trung thành, dễ gần và là bạn của con người.
3. Chó có nhiều loại, nhiều giống khác nhau
4. Đặc điểm chung của chúng :
- Là loại động vật có bốn chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc, nhưng khi hoạt động (đi lại) thì cụp vào.
- Não chó rất phát triển, tai và mắt rất tinh vào ban đêm, có khả năng đánh hơi rất tài.
- Chúng thường nặng từ 15- 20 kg, tuổi thọ trung bình từ 16- 18 năm
- Hiện nay chó làm được rất nhiều việc giúp con người như trinh thám, cứu hộ…
5. Em rất yêu con chó mà nhà em đang nuôi, em gọi nó là Lu.
C. Dạng bài tập luyện số 3 : Thuyết minh đặc điểm một văn bản, một thể thơ hoặc thể loại.
Bài tập 1 : (tham khảo sách « cảm thụ ngữ văn 8 – trang 125- 126)
a.Chép chính xác bài thơ « Qua Đèo Ngang » của Bà Huyện Thanh Quan (đã học ở Ngữ văn 7).
b.Quan sát kĩ và mô tả đặc điểm của thể thơ mà bài thơ trên thể hiện. Tên gọi của thể thơ ấy là gì ?
c. Ghi lại các đặc điểm kiến thức của thể thơ lập thành dàn ý, sau đó viết thành văn bản thuyết minh hoàn chỉnh.
Bài tập 2 : (tham khảo sách cảm thụ ngữ văn 8 trang 126- 127)
Trên cơ sở các truyện ngắn đã học như : « Tôi đi học », « Lão Hạc », « Chiếc lá cuối cùng », hãy thuyết minh đặc điểm chính của thể loại truyện ngắn. Hãy chỉ ra các bước chuẩn bị từ đầu cho đến tận khâu cuối để viết văn bản.
D. Dạng bài tập luyện số 5 : Thuyết minh đặc điểm các đồ dùng trong c/s.
Bài tập : Thuyết minh về một thứ đồ dùng trong gia đình (chiếc bàn là điện kiểu thông dụng, phích nước điện…)
E. Dạng bài tập luyện số 6: Thuyết minh một phương pháp, một thí nghiệm.
G.Dạng bài tập luyện số 7 : Thuyết minh một danh lam thắng cảnh.
VI. Luyện viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
- Khi làm văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.
- Khi viết đoạn văn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác vào.
- Viết đoạn văn, nên tuân theo thứ tự, cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức (từ tổng đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần…) theo thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước, sau hay thứ tự chính phụ : cái chính nói trước, cái phụ nói sau.
PHẦN THỨ HAI
TÁC PHẨM VĂN HỌC
Bài 1 : TRONG LÒNG MẸ
Nguyên Hồng
I – Vài nét về tác giả, tác phẩm
II.Tóm tắt:
- Gần đến ngày giỗ đầu bố, mẹ của bé Hồng ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Một hôm người cô gọi bé Hồng đến bên cười hỏi là bé Hồng có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ không... Biết những rắp tâm tanh bẩn của người cô, bé Hồng đã từ chối và nói cuối năm thế nào mẹ cũng về. Cô lại cười nói. Cô hứa cho tiền tàu vào thăm mẹ và thăm em bé. Nước mắt bé Hồng ròng ròng rớt xuống, thương me vô cùng. Người cô nói với em các chuyệ về người mẹ ở Thanh Hoá : mặt mày xanh bủng, người gầy rạc... ngồi cho con bú bên rổ bóng đèn, thấy người quen thì vội quay đi, lấy nón che... Bé Hồng vừa khóc vừa căm tức những cổ tục muốn vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. Cô nghiêm nghị đổi giọng bảo bé Hồng đánh giấy cho mẹ về để rằm tháng Tám « giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày »
- Bé Hồng chẳng phải viết thư cho mẹ đến ngày giỗ đầu của bố, mẹ về một mình, mua cho bé Hồng và em Quế bao nhiêu là quà. Chiều tan học ở trường ra, thoáng thấy một người đàn bà ngồi trên xe kéo giống mẹ, bé chạy theo và gọi : « Mợ ơi ! Mợ ơi ! Xe chạy chậm lại, mẹ cầm nón vẫy lại. Con nức nở, mẹ sụt sùi khóc. Em thấy mẹ vẫn tươi sáng, nước da mịn, gò má màu hồng. Miệng xinh xắn nhai trầu thơm tho. Bé Hồng ngả đầu vào cánh tay mẹ. Mẹ xoa đầu con và dỗ : « Con nín đi ! Mợ đã về với các con rồi mà ».
II – Phân tích chương “trong lòng mẹ”
1)Sự kiện 1: Tình cảnh đáng thương và nỗi đau của bé Hồng
Qua đoạn 1 và qua lời tự thuật của nhân vật “tôi”, ta thấy chú bé Hồng có tình cảnh đáng thương như thế nào ?
* Tình cảnh đáng thương của Hồng
- Hồng mồ côi cha gần 1năm
- Mẹ Hồng do bị mọi người hắt hủi, khinh ghé, xa lánh nên phải đi vào Thanh hoá tha phương kiếm sống. Người mẹ khốn khổ ấy một phần vì túng bấn, một phần khác vì chưa hết tang chồng mà lại có con, nên không thể sống nổi với cái xã hội đầy những thành kiến, hủ tục độc ác, đã phải bỏ nhà đi xa.
=> Chú bé đã mất bố, lại xa mẹ, sống cuộc sống côi cút, bơ vơ đói rách giữa sự ghẻ lạnh của những người họ hàng giầu có mà ích kỉ, cay nghiệt. Em thiếu một mái ấm gia đình, một chỗ dựa cho tuổi ấu thơ, thiếu một tình thương yêu đích thực.
Song nỗi đau khổ sâu xa không chỉ dừng lại ở sự thiếu tình thương mà Hồng còn phải chịu những nỗi đau khác nữa do người khác xúc xiểm một cách độc ác về mẹ chú. Nỗi đau ấy được thể hiện rõ nhất trong cuộc đối thoại giữa bé Hồng và bà cô của bé.
Em hãy lược thuật lại cuộc đối thoại giữa bà cô với bé Hồng? Qua đoạn đối thoại, em thấy chú bé Hồng phải chịu thêm những nỗi đau như thế nào ? Hãy phân tích tâm trạng đau đớn ấy của Hồng ?
- Cuộc trò chuyện với bà cô là kỷ niệm không thể quên về một nỗi đau uất nghẹn mà tuổi thơ NH đã phải trải qua. Đã xa mẹ, nhớ mẹ, bé Hồng lại luôn luôn phải nghe những lời nói xấu cay nghiệt về mẹ. Những lời nói cay nghiệt của bà cô chính là những nhát dao cứa sâu vào trái tim thơ trẻ của chú bé.
+ Đầu tiên, bà cô gợi ý cho bé Hồng vào thăm mẹ. Nỗi nhớ mẹ của đứa tre từng nhiều phen “rớt nước mắt” vì “thiếu thốn một tình thương ấp ủ” lại được khơi dậy. Chú bé “im lặng cúi đầu không đáp.” “chú bé nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói rất kịch của bà ta.
* Tóm lại, đây là những trang miêu tả hay và tinh tế của nhà văn về tâm trạng của bé Hồng. Những nét thay đổi nhỏ nhất, sâu kín nhất trong tâm hồn bé Hồng đã được tác giả ghi lại bằng những câu văn bình dị, rất trẻ thơ nhưng chính xác và gợi cảm. Bé Hồng đã hiện lên qua những dòng miêu tả là một em bé giầu tình cảm, đặc biệt là lòng thương mẹ, một đứa trẻ thông minh và cũng rất quả quyết. Nguyên Hồng muốn nói to lên nỗi bất hạnh của phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ, qua đó kết án đanh thép sự tàn nhẫn, bất công của xã hội ấy.
Qua đoạn đối thoại, ta thấy bà cô bé Hồng là người như thế nào ?
* Bà cô:
- Bên ngoài: đóng vai người cô tốt
+ Nói cười ngọt ngào, làm ra vẻ quan tâm.
+ Có lúc bà ta tỏ sự ngậm ngùi thương xót Hồng và người cha bất hạnh của em. Lúc nào bà ta cũng nhân danh vì quyền lợi của Hồng “sao lại không vào ? mợ mày phát tài lắm …vào đi, tao chạy tiền tầu cho)..
- Thâm tâm: Bà ta cố ý, tìm mọi cách nói xấu mẹ Hồng, rắp tâm tanh bẩn là gieo rắc vào đầu óc chú bé những hoài nghi để chú bé khinh miệt và ruồng rẫy người mẹ.
=> Nhân vật bà cô được thể hiện khá sắc sảo, sinh động. Chỉ cần ghi lại một cuộc trò chuyện, đối thoại bằng mấy câu nói, có kèm theo vài chi tiết gợi tả giọng điệu, cử chỉ, nhà văn dựng lại khá sinh động chân dung nhân vật bà cô tiêu biểu cho một hạng người. Bà ta chẳng những tiêu biểu cho cái thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo của xã hội khi đó, mà còn là người đàn bà có tâm địa đen tối khi cố ý khoét sâu vào nỗi đau rướm máu trong tâm hồn nhạy cảm của đứa cháu mồ côi, cố ý gieo vào lòng nó thái độ khinh miệt, ruồng rẫy đối với người mẹ mà nó vô vàn yêu thương.
2)Sự kiện hai: Cuộc gặp gỡ đầy nước mắt của niềm vui và hạnh phúc
Phần cuối của chương hồi ký thuật lại cảnh bé Hồng bất ngờ được gặp mẹ. Niềm vui, niềm hạnh phúc tuyệt vời được trở về “trong lòng mẹ” của đứa trẻ “thiếu thốn một tình thương ấp ủ “là kỷ niệm sâu sắc nhất, ngọt ngào nhất của cuộc gặp gỡ ấy
Niềm vui sướng cao độ của Hồng khi gặp mẹ được diễn tả bằng những chi tiết nào ? Hãy tìm và phân tích ?
Tác giả đặc biệt miêu tả những cảm xúc bên trong của Hồng, đó là những cảm xúc gì ?
- Hồng đã gặp lại mẹ một cách bất ngờ sau buổi học. Chỉ cần thoáng qua
+ Thoáng nhìn thấy -> cuống quýt gọi mẹ một cách thất thanh, thảng thốt, bối rối, mừng rỡ, hy vọng. Nhưng do quá sung sướng, bất ngờ nên Hồng nghĩ “mình đã lầm” nhưng em vẫn gọi và chạy theo. Nếu người quay lại mà là người khác thì thật là điều tủi cực, là thất vọng to lớn cho Hồng. Chính em cũng nói “thực sự nếu em nhầm lẫn thì khác nào người bộ hành đang sắp gục ngã đi giữa sa mạc mênh mông bắt gặp ảo ảnh của bóng râm và dòng suối”. Có đặt cái thất vọng cùng cực trước khi chết khát như vậy, mới thấy niềm vui sướng, hạnh phúc trần gian vô hạn của đứa con đang khao khát tình mẹ được gặp mẹ, nhất là được “nằm trong lòng mẹ”. Nỗi khắc khoải mong mẹ tới cháy ruột của Hồng đã được thể hiện thật thấm thía, xúc động bằng hình ảnh so sánh đó.
- Nỗi sung sướng đến cuống quýt của bé Hồng được thể hiện ở những hành động: “Thở hồng hộc”, “Trán đẫm mồ hôi”, “ríu cả chân lại”, “oà lên khóc, khóc nức nở khi mẹ kéo tay, xoa đầu em
- Dưới cái nhìn vô vàn thương yêu của đứa con mong mẹ, mẹ chú hiện ra thật đẹp, thật phúc hậu, thật hiền: “vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật mầu hồng của hai gò má”. Em đã có một phán đoán rất người lớn và cũng rất trẻ thơ “hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc”. Cảm xúc này là kết quả của tâm trạng Hồng sau những cuộc đối thoại đầy cay đắng với bà cô.
=> Tóm lại, khi gặp mẹ, Hồng đã tỏ rõ những cảm xúc mãnh liệt của mình. Có lẽ chưa nhà văn nào diễn tả tình mẹ con một cách chân thật và sâu sắc, thấm thía như dưới ngòi bút của Nguyên Hồng. Ông đã viết những dòng miêu tả tâm lí trẻ thơ rất hay, xúc động có thể xếp vào những trang miêu tả tâm lí đặc sắc nhất của văn chương Việt Nam. Đằng sau những dòng chữ, những câu văn trên đã là “những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại” (Thạch Lam)
IV – TỔNG KẾT
1) Nội dung:
- Là chương cảm động về tình cảm mẹ con, tình cảm của Hồng khi xa mẹ và niềm hạnh phúc lớn lao của Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ. Qua đó NH thể hiện thái độ cảm thông, tôn trọng đối với Phụ nữ và trẻ em, và luôn
File đính kèm:
- de cuong on tap ngu van 8HKI.doc