Đề cương ôn vật lí 8 HK 1

I-LÍ THUYẾT :

1) Chuyển động cơ học là : Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác .

- Vật đứng yên là vật không thay đổi vị trí so với vật làm mốc .

- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật chọn làm mốc .

Ví dụ : Người lái xe Honđa đang chạy dời nhà đến cơ quan . So với nhà ngừoi lái xe chuyển động , còn so với xe Honđa thì ngừoi lái xe đứng yên .

2)Vận tốc là : Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian .

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3141 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn vật lí 8 HK 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN VẬT LÍ 8 HKI 2009-2010 I-LÍ THUYẾT : 1) Chuyển động cơ học là : Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác . - Vật đứng yên là vật không thay đổi vị trí so với vật làm mốc . - Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật chọn làm mốc . Ví dụ : Người lái xe Honđa đang chạy dời nhà đến cơ quan . So với nhà ngừoi lái xe chuyển động , còn so với xe Honđa thì ngừoi lái xe đứng yên . 2)Vận tốc là : Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian . Công thức tính vận tốc: Trong đó : s là độ dài quãng đường đi được ( km ; m ; …) t là thời gian đi hết quãng đường ( h ; s ; . . ) v là vận tốc ( km/h ; m/s ; . . . ) ngoài ra còn tính : km/s ; cm/s ; m/ phút ....Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chọn làm độ dài và thời gian . 3) Chuyển động đều là : chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian - Chuyển động không đều là : động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian - Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều : Trong đó : s là độ dài quãng đường đi được ( km ; m ; …) t là thời gian đi hết quãng đường ( h ; s ; . .) v là vận tốc ( km/h ; m/s ; . . . ) ngoài ra còn tính : km/s ; cm/s ; m/ phút ....Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chọn làm độ dài và thời gian . a) b) 4) lực là : một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có : Gốc là điểm đặt của lực . Phương , chiều trùng với Phương , chiều của lực . Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước . ♣ Đơn vị lực : N ( Niutơn) ; 1 kg = 10 N ♣Hai lực cân bằng là : hai lực cùng đặt lên một vật , có cường độ bằng nhau , phương nằm trên một đường thẳng , chiều ngựơc nhau . ♣Dưới tác dụng của các lực cân bằng , một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên ; Đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều . Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính . ♣ Quán tính là : giữ nguyên vận tốc khi không có lực tác dụng -Khi có lực tác dụng , một vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính . Ví dụ : đang ngồi trên xe chuyển động , thắng gấp bị ngã chúi về đằng trước . 5) Lực ma sát trượt : sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác . ♣ Lực ma sát lăn : sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác . ♣ Lực ma sát nghỉ : giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác . ♣Tác dụng của lực ma sát : có ý nghĩa quan trọng trong thực tế .Nó có thể có hại , nhưng cũng có thể có ích . Do đó , ta cần biết cách làm giảm cũng như làm tăng ma sát . 6)Áp lực là : lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép . Trong đó : P là áp suất – Đơn vị tính : Pa = N / m2 F là áp lực (N) S diện tích ( m2 ) ♣Áp suất : được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép . 7)Áp suất chất lỏng : Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên theo mọi phương lên đáy bình , thành bình và các vật ở trong lòng nó . ♣ Công thức tính áp suất chất lỏng : P = d . h Trong đó : P là áp suất ( đơn vị : N / m2 ; Pa ) ; d là trọng lượng riêng của chất lỏng (đơn vị : N / m3 ) ; h là độ sâu trong một chất lỏng so với mặt thoáng chất lỏng (đơn vị : m ) ♣ Cấu tạo bình thông nhau : -một bình có hai nhánh thông nhau -Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên , các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao . ♣Công dụng bình thông nhau : dùng bình thông nhau để cân các mặt bằng ( đặc biệt trong xây dựng ) ♣ Thí nghiệmTô-ri-xe-li : Lấy một ống thủy tinh dài 1 m , một đầu kín , đổ đầy thủy ngân vào . Lấy ngón tay bịt miệng ống rồi quay ngược ống xuống . Sau đó , nhúng chìm miệng ống vào một chậu đựng thủy ngân rồi bỏ ngón tay bịt miệng ống ra . Thấy thủy ngân trong ống tụt xuống còn khoảng 76 cm tính từ mặt thoáng của thủy ngân trong chậu . ♣Áp suất khí quyển bằng áp suất của một cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li , do đó ngừơi ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển . ♣Đơn vị đo áp suất khí quyển : 1 atmotphe = 76 cmHg = 101 300 pa Ví dụ : áp suất khí quyển ở bãi biển Sầm Sơn vào khoảng 76 cmHg ( 760 mmHg) 8)Lực đẩy Ác-si-mét là : Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dứoi lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lòng mà vật chiếm chỗ ♣ Công thức tính Ác-si-mét : FA = d . v Trong đó : FA là lực đẩy Ác-si-mét ( đơn vị : N ) d là trong lượng riêng của chất lỏng ( đơn vị : N/m3 ) v là thể tích của phần chất lòng mà vật chiếm chỗ ( đơn vị : m3 ) ♣ Cách làm thí ngiệm về lực đẩy Ác-si-mét : a) Treo cốc A chưa đựng nước và vật nặng vào lực kế . Lực kế chỉ giá trị p1 b) Nhúng vật nặng vào bình đựng đầy nứơc , nước bình tràn chảy vào cốc B . Lực kế chỉ giá trị p2 c) Đổ nước từ cốc B vào cốc A . Lực kế chỉ giá trị p1 9) Sự nổi của vật : ♣Nhúng một vật vào chất lỏng thì : + Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác-si-mét FA nhỏ hơn trọng lượng p : FA < p + Vật nổi lên khi : FA > p + Vật lơ lửng trong chất lỏng khi : FA = p ♣ Các công thức tính : - Khối lượng riêng : D = (kg/m3) ( m là khối lượng (kg) ; V là thể tích vật(m3) - Trọng lượng riêng : d = (N/m3) ( P là trọng lượng (N) , V là thể tích (m3) ) Hay d = 10 . D ( N/m3) - Trọng lượng : p = 10 . m (N) ( m là khối lượng tính bằng kg ) 10)Công cơ học là : công của lực ( khi một vật tác dụng lực và lực này sinh công ) ♣ Điều kiện để có công cơ học : khi có lực tác động vào vật và làm cho vậtchuyển dời . ♣ Công thức tính công : A = F . s (J) ( J đọc là Jun : 1 J = 1Nm ) Trong đó : F là lực tác dụng vào vật (đơn vị : N ) ; s là quãng đường mà vật dịch chuyển được (đơn vị : m )  A là công của lực F (đơn vị : J) Chú ý : khi lực tác dụng theo phương vuông góc với chuyển động của vật thì lực không sinh công . ♣ Định luật về công : Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công . Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại . ♣ Hiệu suất làm việc của các máy : Thực tế , ở các máy cơ đơn giản bao giờ cũng có ma sát .Vì vậy , công mà ta phải tốn (A2) để nâng vật lên bao giờ cũng lớn hơn công (A1) dùng để nâng vật khi không có ma sát , đó là vì phải tốn một công để thắng ma sát .Công A2 là công toàn phần , công A1 là công có ích . Tỉ số gọi là hiệu suất của máy .Kí hiệu H: Vì A2 luôn lớn hơn A1 nên hiệu suất luôn nhỏ hơn 100% ♣ Công suất : Được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian Công thức tính công suất : p = (w) hay (J/s ) ( Jun trên giây ) Trong đó : công A tính bằng J ; thời gian t tính bằng giây (s) Đơn vị : 1 w (oat) = 1 J/s ; 1kw (kilooat) = 1 000 w ; 1 Mw (mêgaoat) = 1000000 w II-BÀI TẬP : xem lại các bài tập trong sách bài tập . Treo vật nhỏ vào lực kế và đặt chúng trong không khí thấy lực kế chỉ F = 12 N . Vẫn treo vật bằng lực kế nhưng nhúng chìm hoàn toàn trong nước thì lực kê chỉ F = 7 N . GIẢI : a)Treo vật ở ngoài không khí, các lực tác động vào vật gồm : trọng lực P thẳng đứng hướng xuống , lực đàn hồi Fđh thẳng đứng hứơng lên . Hai lực này cân bằng và số chỉ của lực kế là độ lớn của lực đàn hồi . Do đó : p = Flkkk=Fđh = 12 N b) Khi ở trong nước , các lực tác dụng vào vật gồm . Trọng lực P thẳng đứng hướng xuống , lực đàn hồi Fđh và lực đẩy Ac-si-met FA đều thẳng đứng hướng lên . Ba lực này cân bằng và số chỉ của lực kế là độ lớn của lực đàn hồi . Do đó : Flktn = Fđh =P– FA=7N = > FA = P – 7 = 12 – 7 = 5 N FA = dnước . Vvật = > Vvật = = 0, 0005 (m3) P = dvật . v = > dvật = = 24 000 N/m3 Vậy Vvật = 0,0005 m3 ; dvật = 24 000 N/m3 Cho khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 . Tính thể tích của vật và trọng lượng riêng của nó . Tóm tắt : Flkkk = 12 N Flktn = 7 N DN ước = 1 000 kg/m3 dnước = 10 000N/m3 Vvật = ? dvật = ? 3) Một vật làm bằng kim loại , nếu bỏ vào bình có vạch chia thể tích thì nước trong bình dâng thêm 100 cm3 . Nếu treo vật vào lực kế thì lực kế chỉ 7,8 N . Cho dnước = 10 000N/m3 . Tính FA , vật làm bằng chất gì ? GIẢI : Theo Ác-si-mét : FA = d . v = 10 000 . 0,0001 = 1 N Vật làm bằng kim loại có khối lượng riêng là : D = = kg/m3 Vây vật làm bằng sắt . Tóm tắt Vvật = 100 cm3 = 0,0001m3 F = 7,8 N P = 7,8 N => m = 0,78 kg dnước = 10 000N/m3 . FA = ? vật làm bằng chất gì ? (hay Dvật = ?) 4) Một thùng cao 1,2 m đựng đầy xăng , tính áp suất của xăng lên đáy thùng và một điểm cách đáy thùng 60 cm , cho dxăng = 7 000 N/m3 . GIẢI : Áp suất của xăng lên đáy thùng là : P1 = dxăng . h1 = 7 000 . 1,2 = 8 400 ( N/m2) Áp suất của xăng lên một điểm cách đáy thùng 60 cm : P2 = dxăng . h2 = 7 000 . 0,6 = 4 200 ( N/m2) Tóm tắt h1 = 1,2 m 60 cm = 0,6 m h2 = 1,2 – 0,6 =0,6 m dxăng = 7 000 N/m3 . P1 = ? P2 = ? 5) Đặt một hộp gỗ lên mặt bàn nằm ngang thì áp suất do hộp gỗ tác dụng xuống mặt bàn là 560 N/m2 . Tính khối lượng của hộp gỗ biết diện tích tiếp xúc của hộp gỗ với mặt bàn là 0,3 m2 . GIẢI : Ta có : => F = P . S = 560 . 0,3 = 168 ( N) Mà trọng lượng của hộp gỗ bằng áp lực của hộp gỗ : P=F=168 N khối lượng của hộp gỗ là : mhộp gỗ = = 16,8 (kg) Tóm tắt P = 560 N/m2 S = 0,3 m2 mhộp gỗ = ? 6) Muốn tăng , giảm áp suất ta làm : + Tăng áp suất bằng cách : tăng áp lực hoặc giảm diện tích bị ép . + Giảm áp suất bằng cách : giảm áp lực hoặc tăng diện tích bị ép . 7) Một người đi xe máy chuyển động theo ba giai đoạn : GĐ1: Chuyển động thẳng đều với vận tốc v1 = 15 km/h trong 3 km đầu tiên . GĐ2: Chuyển động biến đổi trong 45 phút với vận tốc trung bình v2 = 25 km/h . GĐ3: Chuyển động đều trên đoạn đường 5 km trong thời gian 10 phút . Tính độ dài cả quãng đường ? Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường . GIẢI : a)Độ dài quãng đường đi được trong giai đoạn 2 là : S2 = v2 . t2 = 25 . = 25 . 0,75 = 18,75 (km) Độ dài cả quãng đường là : S = S1 + S2 + S3 = 3 + 18,75 + 5 = 26,75 (km) b) Thời gian đi hết quãng đường giai đoạn 1 : t1= = 0,2 (h) Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là : Vtb = Tóm tắt v1 = 15 km/h S1 = 3 km v2 = 25 km/h t2 = 45/ = S3 = 5 km t3 = 10/ = S= ?; Vtb = ? 8) Dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 2 500 kg lên độ cao 12 m . Tính công thực hiện được . GIẢI : công thực hiện được : A = F . s = P . h = 25 000 . 12 = 300 000 Nm = 300 000 J Vậy công thực hiện A = 300 000J Tóm tắt m = 2 500 kg (P = 25 000 N) S = h = 12 m A = ? 9) Một xe máy chuyển động đều , lực kéo của động cơ là 1 150 N . Trong 1 phút công sản ra là 690 000 J , vận tốc chuyển động của xe là bao nhiêu ? GIẢI : Theo công thức tính công : A = F . s Vận tốc chuyển động của xe máy là : = 10 (m/s) Vậy v = 10 m/s . Tóm tắt F = 1 150 N t = 1/ = 60 s A = 690 000 J v = ? 10) Một người kéo vật có khối lựong 24 kg lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 15 m , độ cao 1,8 m , lực cản do ma sát trên đường là Fc = 36 N . Coi vật chuyển động đều . a) Tính công của người kéo ? b) Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng bằng bao nhiêu . GIẢI : a)Theo công thức tính công : A = F . s = 240 . 15 = 3 600 (Nm) = 3 600 (J) Vậy công của người kéo là A = 3 600 J b)Công toàn phần là : Atp = ( F + Fc ) . s = (240+36) . 15 =4 140 (J) Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng : Vậy H = 86,96% . Tóm tắt m = 24 kg => P = F= 240 N S = 15 m h = 1,8 m Fc = 36 N A = ? H = ?

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON LI HKI.doc
Giáo án liên quan