Câu 2: Điện trở của một dây dẫn nhất định
a. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
b. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây.
c. không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây
d. giảm khi cường độ dòng điện qua dây giảm.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2470 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Vật lý lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ lớp 9
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Đơn vị đo điện trở là:
a. Oát (W) c. Ôm ()
b. Ampe (A) d. Vôn (V)
Câu 2: Điện trở của một dây dẫn nhất định
a. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
b. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây.
c. không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây
d. giảm khi cường độ dòng điện qua dây giảm.
Câu 3: Biểu thức nào sau đây là của định luật ôm ?
a. U = I. R c.
b. d.
Câu 4: Trong một đoạn mạch gồm có các điện trở ghép nối tiếp ta có:
a. Hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở bằng nhau
b. Điện trở tương đương của đoạn mạch nhỏ hơn điện trở thành phần
c. Cường độ dòng điện qua mạch chính bằng cường độ dòng điện qua từng điện trở.
d. Điện trở tương đương lớn hơn điện trở thành phần.
Câu 5: Ba bóng đèn có điện trở bằng nhau, chịu được hiệu điện thế 6V. Phải mắc 3 bóng đèn theo kiểu nào vào 2 điểm có hiệu điện thế 18V để chúng sáng bình thường ?
a. Ba bóng đèn mắc song song
b. Ba bóng đèn mắc nối tiếp
c. Hai bóng đèn mắc nối tiếp, rồi mắc song song với bóng thứ ba.
d. Hai bóng mắc song song, rồi mắc nối tiếp với bóng thứ ba.
Câu 6: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng tiết diện, một dây dài l1 có điện trở R1 , một dây dài l2 có điện trở R2. Tỉ số R1/R2 bằng:
a. l1 / l2 c. l2 / l1
b. l1 . l2 d. l1 + l2
Câu 7:Trong đọan mạch mắc nối tiếp , công thức nào sau đây sai ?
A U = U + U B . I = I 1 + I 2 C . R = R 1 = R 2 D R = R1+ R 2
Câu 8: Hai điện trở R1, R2 (với R1 = 2R2) mắc song song vào giữa 2 điểm có hiệu điện thế U, cường độ dòng điện qua R1 là I1 và R2 là I2. Biểu thức nào dưới đây là đúng ?
A. I1 = 2I2 B C. I1 = I2 D.
Câu 9: Hai điện trở R1 và R2 được mắc song song giữa 2 điểm A và B (R1 < R2 ), gọi R là điện trở tương đương của 2 điện trở trên. Ta có:
a. R1 < R2 < R c. R < R1 < R2
b. R2 + R1 < R d. R1 < R < R2
Câu 10: Có ba bóng đền giống nhau, chúng được mắc vào giữa 2 điểm A và B. Ta có bao nhiêu cách mắc các bóng đèn trên ?
A. 3 B. 4 C. 5 D . 6
Câu 11: Trong các kim loại là đồng, sắt, nhôm và vônfam. Kim loại nào dẫn điện kém nhất ?
a. Vônfam b. Sắt c. Nhôm d. Đồng
Câu 12: Công thức nào sau đây không phải là công thức tính công của dòng điện ?
a. A = P t c. A = U.I.t
b. A = U2. d. A = U . I
Câu 13: Trên nhãn của một dụng cụ điện ghi 800w. Hãy cho biết ý nghĩa của con số đó ?
a. Công suất của dụng cụ luôn ổn định là 800w
b. Công suất của dụng cụ nhỏ hơn 800w
c. Công suất của dụng cụ lớn hơn 800w
d. Công suất của dụng cụ bằng 800w khi sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức.
Câu 14: Trên nam châm chỗ hút sắt mạnh nhất là :
a. phần giữa của thanh c. cực từ nam
b. cực từ bắc d. cả hai cực từ
Câu 15: Ở đâu không có từ trường ?
a. Xung quanh một nam châm
b. Xung quanh 1 dây dẫn có dòng điện chạy qua
c. Xung quanh điện tích đứng yên
d. Mọi nơi trên trái đất
Câu 16: Ta có thể nhận biết được từ trường của thanh nam châm, từ trường của dòng điện bằng cách nào ?
a. Trực tiếp bằng giác quan
b. Dùng những dụng cụ như hút thử điện, giấy vụn …
c. Dùng kim nam châm thử
d. Dùng kim bằng sắt.
Câu 17Đường sức là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho.
Có chiều đi từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài nam châm.
Có độ mau thưa tùy ý.
Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm
Có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam của thanh nam châm
Câu 18 : Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu ?
Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn rồi đưa ra.
Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một đầu của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn rồi đưa ra.
Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một đầu của nam châm điện mạnh trong thời gian dài rồi đưa ra.
Một lõi sắt non được đặt trong lòng 1 ống dây có dòng điện với cường độ lớn trong 1 thời gian dài rồi đưa ra xa.
Câu 19: Theo qui tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến các ngón tay là :
a. chiều của dòng điện trong dây dẫn.
b. chiều đường sức từ của nam châm.
c. chiều của từ lực tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua
d. chiều của đường sức từ bên trong ống dây dẫn có dòng điện chạy qua
Câu 20: Qui tắc nắm tay phải dùng để xác định:
a. phương đường sức từ của một thanh nam châm
b. chiều đường sức từ của một thanh nam châm
c. phương đường sức từ của một ống dây điện
d. chiều đường sức từ trong lòng ống dây
Câu 21: Hai dây điện trở làm bằng nhôm dài bằng nhau. Dây thứ nhất có điện trở là 0,5 . Nếu đường kính tiết diện dây thứ nhất gấp 1,5 lần dây thứ hai thì điện trở dây thứ hai là bao nhiêu ?
a. 1,5 c. 1,125
b. 1,25 d. 1,075
B. Ghép mỗi nội dung bên trái với một trong số các nội dung bên phải để thành 01 câu có nội dung đúng:
A
B
Câu 22: Đối với các dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cùng một vật liệu dây nào có tiết diện càng lớn
Câu 23: Cùng một hiệu điện thế được đặt vào hai dây dẫn khác nhau, công suất tiêu thụ điện ở dây nào nhỏ hơn
Câu 24: Điện trở của một dây dẫn không thay đổi
a. thì dây đó có điện trở lớn hơn
b. khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây.
c. thì nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn đó lớn hơn.
d. thì điện trở của dây đó càng nhỏ.
Trả lời: Câu 22 + ………… ; Câu 23 + ………… ; Câu 24 + …………
Câu 25: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, biết vôn kế (V) chỉ 36V, ampekế (A) chỉ 3A, biết R1 = 8 . Điện trở R2 có giá trị là: R1 R2
a. 2 c. 6
b. 4 d. 8 A B
V
Câu26 : Hai bóng đèn Đ1 (220v-25w) và Đ2 (220v-75w) được mắc nối tiếp vào mạng điện có hiệu điện thế U. Hãy so sánh nhiệt lượng tỏa ra mỗi bóng đèn ?
a. c. Q1 = 2Q2
b. Q1 = Q2 d. Q1 = 3Q2
Câu 27 : Cho đọan mạch AB gồm R song song R, hiệu điên thế đọan mạch AB là 5V . Hiệu điên thế giữa hai đầu mỗi điện trở là giá trị nào trong các giá trị sau?
U = 2V và U = 3V B . U = U = 2, 5 V C . U = U = 2, 5 V D . U = U = 2, 5 V
Câu 28 : Cho đọan mạch AB gồm R song song R, gọi U và Ulần lượt là hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở , I , I và I là cường độ dòng điện qua R, R và qua mạch chính , U là hiệu điện thế giữa hai đầu đọan mạch . Hệ thức nào sau đây đúng ? Chọn phương án trả lời đúng nhất
A I R = I R B . + = I C . U = U = U D . Các phương án A, B ,C đều đúng
Câu 29 . Mắc một bóng đèn pin vào hai cực của một viên pin còn tốt bằng dây dẫn ngắn , rồi sau đó bằng dây dẫn khá dài . Hỏi cường độ sáng của bóng đèn trong hai trường hợp như thế nào ? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau :
A Cả hai trường hợp cường độ sáng là như nhau B .Trường hợp thứ nhất sáng yếu hơn trường hợp thứ hai
C .Trường hợp thứ nhất sáng yếu hơn trường hợp thứ hai D . Cả hai trường hợp đều không sáng
Câu 30. Công thức nào trong các công thức sau đây cho phép xác định điện trở của một dây dẫn hình trụ , đồng chất ?
A. R = B. R = C. R = s CD. Một công thức khác
II )- TỰ LUẬN :
Câu 1: Định luật ôm:
- Phát biểu nội dung của định luật
- Viết công thức tính và nêu đơn vị đo các đại lượng trong công thức đó.
Câu 2: Phát biểu nội dung qui tắc bàn tay trái dùng để xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện. .
Câu 3: Định luật Junlenxơ:
- Phát biểu nội dung định luật
- Viết công thức tính và nêu đơn vị đo các đại lượng trong công thức đó .
Câu 4: Phát biểu qui tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây .
Câu 5: Phát biểu qui tắc bàn tay trái dùng để xác định chiều lực điện từtác dụng lên dây dẩn có dòng điện chạy qua ?
B. Bài toán:
Bài 1: Một dây dẫn hình trụ bằng đồng có điện trở 0,5 chiều dài 1km và điện trở suất r = 1,7.10-8 m.
a. Tính tiết diện của dây dẫn.
b. Muốn điện trở dây dẫn tăng lên thêm 1,5 thì dây phải có chiều dài bao nhiêu ?
Bài 2: Giữa 2 điểm A và B, hiệu điện thế luôn luôn không đổi và bằng 9V, có hai dây dẫn điện trở R1 = 6 , R2 = 30 mắc nối tiếp.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua mạch
b. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên đoạn mạch trong 3 phút
c. Mắc thêm một dây điện trở R3 = 20 song song với dây điện trở R2. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
Bài 3: Một dây dẫn bằng Nicrôm đường kính 0,3mm, điện trở R = 250, điện trở suất r = 110.10-8 m.
a. Tính chiều dài của dây. (1đ)
b. Người ta nhập đôi sợi dây để làm thành 1 điện trở mới. Tính điện trở của sợi dây đã chập đôi. (0,5đ)
Bài 4: Cho đoạn mạch điện A-B (hình vẽ), bỏ qua điện trở các đoạn mạch dây nối biết các điện trở có giá trị là R1=12, R2=24. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế là UAB thì cường độ dòng điện qua điện trở R1 là 2A. Tính:
a. Điện trở tương đương của đoạn mạch AB (0,75đ)
b. Cường độ dòng điện qua điện trở R2 và qua mạch chính (1,5đ)
c. Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R2 sau 1 phút 40 giây (0,75đ)
R1
A R2 B
Bài 5 :Cho hai điện trở R1 và R2. Hãy chứng minh rằng:
Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc nối tiếp thì nhiệt lượng tỏa ra ở mỗi điện trở này tỉ lệ thuận với các điện trở đó: Q1/ Q2 = R1/ R2
Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song thì nhiệt lượng tỏa ra ở mỗi điện trở này tỉ lệ nghịch với các điện trở đó: Q1/ Q2 = R2/ R1
Bài 6: Cho đọan mạch AB gồm R song song R, dùng vôn kế đo R , ampe kế đo mạch , với R = 5 và R= 15 , số chỉ vôn kế là 6V
Tính chỉ số của ampe kế ?
Tính hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đọan mạch ?
File đính kèm:
- de cuong vat ly 9.doc