Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam và quốc phòng toàn dân 22/12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đầu của dân tộc, nhà trường đã mời các cụ chiến binh về tham dự và trò chuyện với chúng tôi. Vinh dự thay, trong buổi gặp mặt đó, tôi được thay mặt hơn một ngàn học sinh trong toàn trường phát biểu cảm nghĩ của mình nhân ngày lễ đáng nhớ đó.
Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Những tia nắng hứng lên ấm áp, lạ thường. Những cây bằng lăng lá như tươi hơn và chìm trong ánh nắng ban mai. Những cánh phượng đung đưa trong gió như vẫy tay chào đón các vị khách. Trên lễ đài, nhiều dãy ghế được xếp hàng ngang ngay ngắn . Lá cờ tổ quốc tung bay phất phới cùng với những bông hoa tươi thắm ở dưới bồn hoa càng tô điểm cho buổi lễ thêm trang trọng hơn. Các biểu ngữ được dăng lên khắp kháng đài và hành lang lớp học. Một không khí háo hức, sôi động diễn ra khắp sân trường.
Trước tiên, thầy Hiệu trưởng giới thiệu đại biểu. Tiếng vỗ tay củng với tiếng choà mừng hoà vào nhau, vang lên như sấm dậy. Tiếp theo đó bài hát Quốc ca hùng tráng vang lên, cùng với lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên tung bay trong gió.
Sau phần phát biểu của thầy hiệu trưởng, một bác cựu chiến binh thay mặt cho đoàn lên giao lưu với chúng tôi. Các bạn biết không, bác ấy chính là một trong những ngưòi lính lái những chiếc xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn mà đã được tác giả Phạm Tiến Duật nhắt đến trong “ bài thơ về tiểu đội xe không kính” đó. Có lẻ, các bạn không thể hình dung ra được, người chiến sĩ trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đã đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quan phục mơi như thế nào đâu. Bác ấycó giọng nói ấm áp và tiếng cười oai nghiêm. Cùng với năm tháng, khuôn mặt của Bác tuy đã già dặn nhưng vẫn còn vẻ hóm hỉnh, yêu đời của một người lính. Qua trò chuyện, chúng tôi mới biết, bác ấy là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi bác ấy kể về cuộc đời của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Bác đã kể cho chúng tôi nghe về những mẩu truyện ly kỳ và hấp dẫn. Cả trường im lặng lắng nghe như nuốt từng lời của bác. Các bạn biết không, bác ấy là một người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa trong cuốc chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Nhiều chi tiết bác kể cứ như huyền thoại vậy.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 16146 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề: Em hãy tưởng tượng gặp lại một người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, em hãy kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề: Em hãy tưởng tượng gặp lại một người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
Bài làm
Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam và quốc phòng toàn dân 22/12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đầu của dân tộc, nhà trường đã mời các cụ chiến binh về tham dự và trò chuyện với chúng tôi. Vinh dự thay, trong buổi gặp mặt đó, tôi được thay mặt hơn một ngàn học sinh trong toàn trường phát biểu cảm nghĩ của mình nhân ngày lễ đáng nhớ đó.
Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Những tia nắng hứng lên ấm áp, lạ thường. Những cây bằng lăng lá như tươi hơn và chìm trong ánh nắng ban mai. Những cánh phượng đung đưa trong gió như vẫy tay chào đón các vị khách. Trên lễ đài, nhiều dãy ghế được xếp hàng ngang ngay ngắn . Lá cờ tổ quốc tung bay phất phới cùng với những bông hoa tươi thắm ở dưới bồn hoa càng tô điểm cho buổi lễ thêm trang trọng hơn. Các biểu ngữ được dăng lên khắp kháng đài và hành lang lớp học. Một không khí háo hức, sôi động diễn ra khắp sân trường.
Trước tiên, thầy Hiệu trưởng giới thiệu đại biểu. Tiếng vỗ tay củng với tiếng choà mừng hoà vào nhau, vang lên như sấm dậy. Tiếp theo đó bài hát Quốc ca hùng tráng vang lên, cùng với lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên tung bay trong gió.
Sau phần phát biểu của thầy hiệu trưởng, một bác cựu chiến binh thay mặt cho đoàn lên giao lưu với chúng tôi. Các bạn biết không, bác ấy chính là một trong những ngưòi lính lái những chiếc xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn mà đã được tác giả Phạm Tiến Duật nhắt đến trong “ bài thơ về tiểu đội xe không kính” đó. Có lẻ, các bạn không thể hình dung ra được, người chiến sĩ trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đã đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quan phục mơi như thế nào đâu. Bác ấycó giọng nói ấm áp và tiếng cười oai nghiêm. Cùng với năm tháng, khuôn mặt của Bác tuy đã già dặn nhưng vẫn còn vẻ hóm hỉnh, yêu đời của một người lính. Qua trò chuyện, chúng tôi mới biết, bác ấy là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi bác ấy kể về cuộc đời của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Bác đã kể cho chúng tôi nghe về những mẩu truyện ly kỳ và hấp dẫn. Cả trường im lặng lắng nghe như nuốt từng lời của bác. Các bạn biết không, bác ấy là một người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa trong cuốc chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Nhiều chi tiết bác kể cứ như huyền thoại vậy.
Trước tiên, bác hỏi chúng tôi có biết những chiếc xe vận tải năm xưa như thế nào không?. Có lẽ vì chúng tôi đã học qua “ bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, nên chúng tôi cũng biết phần nào về hình dạng của chúng. Chính vì thế, sau khi bác dứt lời thì hàng loạt cánh tay đưa lên. Một bạn đứng lên trả lời:
- Dạ! Thưa bác, có phài những chiếc xe ấy đều không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước không a.!
Bác bảo:
- Thế các cháu có muốn biết tại sao chúng đều như thế không?
Chúng tôi đồng thanh đáp:
- Dạ!Muốn lắm ạ!
Thế là bác đã kể từng tận cho chúng tôi nghe. Vào những năm 1969, bọn Mĩ đã rải hàng ngàn tấn bom khắp nơi và đánh phá ác liệt vào con đường này, gây nhiều trở ngại cho đoàn xe vận tải. Bởi vì chúng biết được tuyến đường Trường Sơn – tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường huyết mạnh, quan trọng nhất, là đầu mối giao thông liên lạc của hai vùng Bắc và Nam. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú bị mất nơi ở và đã có nhiều chiến sĩ phải hy sinh anh dũng trên tuyến đường đó. Ay thế mà những lúc đó, các bác vẫn lạc quan, yêu đời, bình tĩnh, không ngai hiểm nguy vẫn lái những chiếc xe vận tải ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, xông lên phía trứoc mặc cho mưa gió, bão bùng, khói bụi mịt mù, để đem bao lương thực, vũ khí, đạn dược để tiếp viện cho chiến trường miền Nam. Vì thế mà những chiếc xe đều bị vỡ kính, vỡ đèn, mui xe bị dẹp, bị méo, thậm chí thùng xe có xước. Và thế là bao nhiêu nguy hiểm rình rập đã đến. Vì kính xe bị vỡ, nên gió tạp vào mặt chảy cả nước mắt. Nào là bụi của Trường Sơn, phủ đầy tóc như người già. Nhưng các bác không cần rửa, phì ph2o châm điếu thuốc, rồi bác nào bác ấy nhìn nhau cười rất vui. Bác còn kể về những cơn mưa, có khi những cơn mưa ấy còn khổ hơn là bụi đường. Những cơn mưa to, ào ạt như ông trời có bao nhiêu nước đều trút xuống xe, làm bác nào bác ấy lạnh cóng, tê rát cả tay. Thế mà anh em vẫn tiếp tục cầm vô-lăng lái thêm trăm cây số nữa. Cứ như vậy, ngày ngày trôi qua mới hiểu được sức con người tài tình như thế nào. Nhưng không có kính cũng thất thú vị các cháu ạ ! Chúng ta có thể được nhìn cả bầu trời thiên nhiên bao la, bát ngát dường như ùa vào chỗ chúng ta ngồi trên những chiếc xe ấy. Nhất là vào những đêm thời tiết đẹp, các bác con thấy cả sao trời, nó đẹp lắm và còn chiếu sáng lấp lánh nữa.Cứ nghĩ về miền Nam thân yêu đang mong đợi các bác đến, tâm hồn lúc nào cũng vui phơi phới. Trong mỗi xe đều có những trái tim đầy nhiệt huyết. Nó luôn sôi sục và cháy bỏng trong lòng các bác.Bác còn kể, có khi đang đi trên đường, bỗng xe chết máy hoặc lủng lốt, lúc đó các bác phải nhanh chóng tìm mọi cách để cho xe hoạt động được và tiếp tục tiến về miền Nam yêu dấu. Bác đã kề với giọng xúc động :
- Trong những năm tháng khó khăn, ác liệt đó, các bác đã sáng lên tình đồng đội, tính đồng chí. Bác còn nhớ vào những ngày đó, mỗi khi gặp nhau là cac bác trao cho nhau những cái bắt tay qua những cửa kính vỡ. Các bác còn họp bên những bếp Hoàng Cầm giữa rừng cây, quây quần bân nhau như một đại gia đình ấm cúng. Tuy nhỏ bé nhưng rất ấm áp các cháu ạ !
Kể đến đây, bác ấy bỗng rưng rưng. Chúng tôi biết rằng, bác đang nhớ những đồng đội đã cùng nhau kháng chiến, nhớ những đồng đội đã hy sính anh dũng vì Tố quốc . Bác còn kể cho chúng tôi nghe rất nhiều câu chuyện khác. Qua lời kể của bác, chúng tôi biết được những năm kháng chiến ấy gian khổ, phương tiện tuy có hơi thô xơ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn anh hùng chống lại một Đế quốc hùng mạnh với những vũ khí tối tân, hiện đại ấy. Cuối cùng, bac nói: “ Các cháu là những chủ nhân tương lai cũa đất nước, các chúa phải cố gắng học tập để xây đựng Tổ quốc ngày càng giàu đẹp nhé!”. Vậy làphần giao lưu của bác cựu chiến binh cũng kết thúc trong sự tiếc nuối. Ai ai cũng muốn được kể thêm về những câu chuyện ở Trường Sơn của các chú bộ đội. Cuộc gặp gở này đã đem lại nhiều ấn tượng trong lòng mọi người.
Tiếp theo đó là bài phát biểu của đại diện học sinh. Tôi chậm rãi bước lên kháng đài, lòng tràn đầy xúc động và hồi hợp. Tôi cố gằng lấy hết sức bình tĩnh để đọc to bài phát biểu mà tôi đã chuẩn bị trước.
Trong không khí thiêng liêng của buỗi lễ hôm nay, cháu rất vinh dự khi được thay mặt toàn trường nói lên những suy nghĩ tình cảm của mình cũng như của các bạn ngồi đây. Sau khi nghe câu chuyện mà bác đã kể cho chúng cháu , chúng chàu vô cùng khâm phục, biết ơn và kính trọng về những việc àm các bác đã làm để đem lại cuộc sống hoà bình, tự do cho chúng cháu. Cháu biết để có được cuộc sống ấy, các bác đả hy sinh tuổi trẻ, hi sinh hạnh phcú riêng của mình, thậm chí cũng có các bác đã ngã xuống trên chiến trường. Trong giâh phút thiêng liêng này, cháu xin thay mặt toàn thể học sinh nói lên lời tri âm đó với các bác. Từ đó, chúng chùa hứa sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi, để tiếp tục bào vệ và xây dựng đất nước Viết Nam thêm giàu mạnh và văn minh, hiện đại. Cuối cùng cháu xin chúc các bác dồi dao sức khoả, sống vui vẻ và hạnh phúc.
Bài phát biều của tôi đã chấm dứt từ lâu mà văng vẳng đâu đây quanh tôivẫn nghe thấ mồn một âm vang của nó. Thật xúc động và tự hào khi sống trong một đất nước tự do, độc lập. Không quên sự hy sinh thầm lặng của những người cha, chú, để có được cuộc sống đó. Từ đó, tôi càng hy vọng về một thế giới không có chiến tranh, một thế giới cùng chung sống trong hạnh phúc hoà bình. Chiến tranh đã gây ra biết bao đau khổ, quá nhiều sự chia ly, mất mát, làm tổn hại biết bao sinh mạng vô tôi, họ đã vì những đứa con thơ, những người mẹ già, anh em ruột thịt gia đình, vì những bè bạn và đồng bào, vì đất nước Việt nam thân yêu mà hy sinh. Tôi thầm hứa với lòng sẽ luôn nổ lực hết mình để giúp ích cho đất nước, xứng đáng với sự hy sinh của các bác – những người con ưu tú của đất nước Việt Nam.
Nguyễn Trí Tâm
File đính kèm:
- Van mau Tieu doi xe khong kinh.doc