Để học tốt ngữ văn 10

Cuốn sách Để học tốt Ngữ văn 10 được biên soạn nhằm phục vụ kịp thời việc dạy và học môn Ngữ văn theo chương trình đại trà do Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành.

Cấu trúc của sách được trình bày theo từng tuần, từng bài, và mỗi bài được gọi tên cụ thể là Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn như cách gọi trong sách Ngữ văn trung học phổ thông.

Nhóm biên soạn đã bám sát chương trình và sách giáo khoa mới, dựa trên cơ sở đó để thiết kế hệ thống câu hỏi và bài tập không chỉ đối với phần luyện tập mà còn đối với phần tìm hiểu nội dung của mỗi bài học. Với mục đích muốn giúp các em có được những kiến thức, kĩ năng, phương pháp và hứng thú trong việc giải quyết các bài tập Ngữ văn theo chương trình mới, chúng tôi không soạn thành các câu trả lời sẵn, mà chỉ đưa ra những gợi ý, xây dựng hệ thống dàn bài, qua đó hình thành phương pháp trả lời cho các em. Bên cạnh đó, người soạn cũng không quên cung cấp những tri thức, vốn văn học và tiếng Việt cần thiết để giúp các em hoàn thành các bài tập và bài học.

Khi sử dụng sách này, các em học sinh nên tìm lấy trong đó những gợi ý, định hướng và cả nội dung tri thức cần thiết, nhất là có thể học tập trong đó cách tổ chức các ý cho bài viết và câu trả lời của mình; tuyệt đối không lấy nó thay thế cho những suy nghĩ độc lập, hoặc quá lệ thuộc vào tài liệu để hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của mình.

Hi vọng cuốn sách sẽ là người bạn tốt, có thể cùng các em đi trên con đường học tập, tìm hiểu môn văn học và tiếng Việt.

 

doc219 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3022 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Để học tốt ngữ văn 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS. PHẠM MINH DIỆU (Chủ biên) Th.S. LÊ HỒNG CHÍNH- Th.S. PHẠM THỊ ANH ĐỂ HỌC TỐT Ngữ văn 10 2009 LỜI NÓI ĐẦU Cuốn sách Để học tốt Ngữ văn 10 được biên soạn nhằm phục vụ kịp thời việc dạy và học môn Ngữ văn theo chương trình đại trà do Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành. Cấu trúc của sách được trình bày theo từng tuần, từng bài, và mỗi bài được gọi tên cụ thể là Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn như cách gọi trong sách Ngữ văn trung học phổ thông. Nhóm biên soạn đã bám sát chương trình và sách giáo khoa mới, dựa trên cơ sở đó để thiết kế hệ thống câu hỏi và bài tập không chỉ đối với phần luyện tập mà còn đối với phần tìm hiểu nội dung của mỗi bài học. Với mục đích muốn giúp các em có được những kiến thức, kĩ năng, phương pháp và hứng thú trong việc giải quyết các bài tập Ngữ văn theo chương trình mới, chúng tôi không soạn thành các câu trả lời sẵn, mà chỉ đưa ra những gợi ý, xây dựng hệ thống dàn bài, qua đó hình thành phương pháp trả lời cho các em. Bên cạnh đó, người soạn cũng không quên cung cấp những tri thức, vốn văn học và tiếng Việt cần thiết để giúp các em hoàn thành các bài tập và bài học. Khi sử dụng sách này, các em học sinh nên tìm lấy trong đó những gợi ý, định hướng và cả nội dung tri thức cần thiết, nhất là có thể học tập trong đó cách tổ chức các ý cho bài viết và câu trả lời của mình; tuyệt đối không lấy nó thay thế cho những suy nghĩ độc lập, hoặc quá lệ thuộc vào tài liệu để hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của mình. Hi vọng cuốn sách sẽ là người bạn tốt, có thể cùng các em đi trên con đường học tập, tìm hiểu môn văn học và tiếng Việt. Thay mặt nhóm biên soạn Chủ biên TS. Phạm Minh Diệu Các chữ viết tắt GV: Giáo viên HS: Học sinh SGK: Sách giáo khoa VD: Ví dụ TK: Thế kỉ THCS: Trung học cơ sở TUẦN 1 ĐỌC VĂN: TỔNG QUAN NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM A- KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG I- Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam 1- Văn học dân gian: - Là những sáng tác tập thể và lưu truyền bằng miệng của nhân dân lao động. - Ra đời sớm nhất, từ khi con người còn chưa có chữ viết, và tất nhiên, ra đời trước văn học viết. - Trong thời hiện đại, văn học dân gian vẫn tiếp tục phát triển vì nó thoả mãn được nhu cầu thị hiếu tập thể của quần chúng lao động. - Văn học dân gian gồm nhiều thể loại phong phú. - Văn học dân gian là cuốn “sách giáo khoa của cuộc sống”, tức có giá trị nhiều mặt. - Vị trí của văn học dân gian: làm cơ sở, nền tảng cho văn học viết phát triển. 2- Văn học viết: - Là bộ phận do giới trí thức sáng tác và lưu truyền bằng con đường chính thống. - Ra đời sau văn học truyền miệng (khoảng từ TK. X) nhưng có địa vị thống trị trong đời sống văn học của dân tộc. - Là những sáng tác cá nhân nên mang dấu ấn phong cách cá nhân của từng tác giả. - Văn học viết Việt Nam gồm nhiều loại tuỳ theo chữ viết: + Văn học viết bằng chữ Hán: là bộ phận rất lớn, gồm các sáng tác trung đại, cận đại và cả một số tác phẩm thời hiện đại (như Nhật kí trong tù và thơ kháng chiến của Bác). + Văn học viết bằng chữ Nôm: là bộ phận tuy có địa vị thấp và số lượng không nhiều trong thời trung đại, nhưng giá trị văn học lại rất lớn, đặc biệt là có những đỉnh cao của văn học dân tộc và có vị trí trong văn học thế giới (như văn thơ Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du...). + Văn học viết bằng chữ quốc ngữ: là bộ phận ra đời sau nhưng có vị trí độc tôn trong văn học hiện đại. + Ngoài ra còn có bộ phận văn học đặc biệt, viết bằng tiếng Pháp: gồm những sáng tác của Nguyễn ái Quốc những năm 1920, xuất bản trên đất Pháp. II- Hai thời đại lớn của văn học Việt Nam 1- Thời kì văn học trung đại (Từ TK. X đến TK. XI) Những nét chính: a- Văn học viết bằng chữ Hán ra đời từ TK. X, chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa văn học Trung Quốc, mang tư tưởng Nho, Phật, Lão; có các hình thức thể loại gần giống với văn học Trung Quốc, chủ yếu là thơ Đường luật. Các tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác)... b- Văn học viết bằng chữ Nôm ra đời khoảng TK XIII, bắt đầu phát triển từ TK XV, đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du (cuối TK XVIII- đầu TK XIX). Các tác giả, tác phẩm chính: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi – TK. XV), Hồng Đức Quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn- TK. XVI), Bạch Vân quốc ngữ thi tập- Nguyễn Bỉnh Khiêm- TK. XVII), Truyện Kiều (Nguyễn Du- TK. XVIII-XIX), Chinh phụ ngâm (Bản dịch của Đoàn Thị Điểm- TK.XIX), Xuân Hương thi tập (Hồ Xuân Hương), thơ của Bà huyện Thanh Quan, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) v.v... Văn học viết bằng chữ Nôm có quan hệ gần gũi với văn học dân gian, có tính dân tộc và giữ vai trò quan trọng trong quá trình dân chủ hóa nền văn học trung đại. 2- Thời kì văn học hiện đại (Từ đầu TK. XX đến nay) - Chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ. - Có 2 giai đoạn chính: a- Giai đoạn trước1945: + Đây là giai đoạn có bước ngoặt trong lịch sử phát triển, từ thời trung đại sang thời hiện đại. + Tiếp thu văn hóa văn học Pháp và phương Tây, làm thay đổi hẳn bộ mặt của văn học Việt Nam. + Tiếp thu và kế thừa những tinh hoa của văn học truyền thống, làm nên tính dân tộc cho văn học giai đoạn này. + Bước ngoặt trong lịch sử phát triển là vào những năm 1930- 1945, với các đỉnh cao thuộc phong trào Thơ Mới, văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng. b- Giai đoạn 1945- nay: Đây là giai đoạn văn học Việt Nam có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, coi trọng tính dân tộc, tính đại chúng, và phục vụ trực tiếp, đắc lực cho sự nghiệp kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, và hiện nay (sau 1975) đang nỗ lực tìm hướng đổi mới và hội nhập quốc tế. III- Đặc điểm của con người Việt Nam qua các tác phẩm văn học. 1- Trong quan hệ với thế giới tự nhiên, con người Việt Nam luôn có tình yêu thiên nhiên, tâm hồn rộng mở trước thiên nhiên. 2- Trong quan hệ với quốc gia, dân tộc, con người Việt Nam luôn có lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì tự do, độc lập của quốc gia, dân tộc. 3- Trong quan hệ với xã hội, con người Việt Nam luôn giàu lòng nhân ái, vị tha. 4- Đối với bản thân, con người Việt Nam luôn có ý thức về bản thân: rất có ý thức về danh dự, lòng tự trọng, nhân phẩm, lương tâm...; ý thức đó lại luôn gắn bó với ý thức cộng đồng. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể luôn luôn thống nhất, gắn bó, hài hoà. B- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP Câu hỏi 1- Hãy vẽ sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam Tham khảo: Văn học Việt Nam Văn học viết Văn học dân gian Văn học hiện đại (Từ đầu TK.XX đến nay) Văn học trung đại (Từ TK.X đến hết TK XIX) Các thể loại thuộcsân khấu dân gian Các thể loại thuộc văn vần dân gian Các thể loại thuộc văn xuôi dân gian Chú ý: Trong sơ đồ, phần văn học viết còn có thể được biểu diễn thành 4 bộ phận dựa theo chữ viết: văn học viết bằng chữ Hán, - chữ Nôm, -chữ quốc ngữ, và - bằng tiếng Pháp; phần văn học dân gian có thể chia thành 12 thể loại như trong SGK. Câu hỏi 2- Ý nghĩa của “bút lông” và “bút sắt”: + “Bút lông” là bút dùng để viết chữ Nho, ý nghĩa biểu trưng cho nền văn học trung đại. “Bút sắt” là bút dùng để viết chữ quốc ngữ, biểu tượng chỉ nền văn học hiện đại. + “Bút lông” và “bút sắt” gợi ra đặc điểm của hai thời đại lớn của văn học Việt Nam: thời kì văn học trung đại chịu ảnh hưởng của Hán học; thời kì văn học hiện đại chịu ảnh hưởng của Tây học. Câu hỏi 3- Chứng minh cho những đặc điểm của con người Việt Nam qua văn học. Gợi ý: - Đặc điểm 1 (Tình yêu thiên nhiên). Chứng minh bằng các bài thơ đã học ở cấp dưới như: Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi), Qua đèo Ngang (Bà huyện Thanh Quan), Thi vịnh, Thu điếu, Thu ẩm (Nguyễn Khuyến), Rằm tháng giêng (Thơ kháng chiến của Bác) hoặc các bài thơ, câu thơ khác viết về đề tài thiên nhiên mà em biết. - Đặc điểm 2 (Lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì tự do, độc lập của quốc gia, dân tộc). Chứng minh bằng các bài Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)... Chú ý: Lòng yêu nước có nhiều biểu hiện phong phú, cần phân tích các tác phẩm này để thấy những biểu hiện ấy. Chẳng hạn, lòng yêu nước biểu hiện ở các khía cạnh sau: + Lòng tự hào dân tộc, lòng tự trọng danh dự quốc gia (Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo...). + Lòng căm thù quân xâm lược (Bình Ngô đại cáo, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...). + Khẳng định quyền tự chủ về mặt lãnh thổ (Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo...). + Khẳng định truyền thống văn hoá, quyền lợi của nhân dân... (Bình Ngô đại cáo)... - Đặc điểm 3 (Giàu lòng nhân ái, vị tha). Chứng minh qua các tác phẩm: Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh, Chinh phụ ngâm... - Đặc điểm 4 (Luôn có ý thức về bản thân, coi trọng danh dự, nhân phẩm, lương tâm...; ý thức đó lại luôn gắn bó với ý thức cộng đồng). Chứng minh qua các tác phẩm Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc... Ghi nhớ: HS đọc- hiểu ghi nhớ trong SGK. TIẾNG VIỆT: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ A- KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG 1- Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, thông tin... giữa con người với con người trong xã hội. Giao tiếp có thể được thực hiện bằng nhiều loại phương tiện, trong đó ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất. 2- Hoạt động giao tiếp bao gồm 2 quá trình (hay 2 phương diện): quá trình sản sinh (nói, viết), và quá trình tiếp nhận (đọc, nghe). Hai quá trình này có quan hệ mật thiết và tương hỗ. 3- Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bao gồm: nhân vật giao tiếp (người nói- người nghe), nội dung giao tiếp (văn bản nói, viết chứa thông tin), mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp (thời gian, không gian, văn hóa, lịch sử, xã hội...), phương tiện và cách thức giao tiếp... II- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP Bài tập 1- Gợi ý: a- Các nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mà văn bản trên ghi lại gồm có: Vua Trần Nhân Tông, các bô lão và những người khác (không nói rõ). b- Trong hoạt động giao tiếp trên, người nói và người nghe luôn đổi vai cho nhau. Lúc đầu, vua Nhân Tông là người nói, các bô lão là người nghe, sau đó, các bô lão lại là người nói: “Xin bệ hạ cho đánh”, “Thưa, chỉ có đánh”..., “Đánh! Đánh!”. Người nói đầu tiên là vua Trần Nhân Tôn thực hiện hành động “trịnh trọng hỏi”; Khi mọi người đáp (trở thành người nói) thì có hành động “xôn xao, tranh nhau nói”. Lần thứ hai, vua trở thành người nói, động tác kèm theo, báo hiệu tư cách người nói là: vua “nhìn những khuôn mặt đẹp lồng lộng, hỏi lại lần nữa”; còn những người nghe là các bô lão, cuối cùng trở thành người nói qua hành động: “...tức thì, muôn miệng một lời...”. c- Hoàn cảnh giao tiếp: - Địa điểm: tại điện Diên Hồng. - Thời gian: Vào thời vua Trần Nhân Tông. Khi đó, nước ta đang bị đế quốc Nguyên- Mông đe doạ xâm lăng. d- Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung: thảo luận nhiệm vụ quốc gia khi có giặc ngoại xâm. Vấn đề cụ thể trong hoạt động giao tiếp trên là: Nên hoà (tức đầu hàng) hay nên đánh? e- Cuộc giao tiếp trên nhằm mục đích: kêu gọi các bô lão, thông qua các bô lão để động viên khích lệ toàn dân quyết tâm đánh giặc cứu nước. Mục đích giao tiếp đó đã đạt được một cách mĩ mãn. Bài tập 2- Gợi ý: a- Các nhân vật giao tiếp: - Người viết: Các giáo sư và các thầy cô giáo có trình độ và kinh nghiệm giảng dạy. - Người đọc: HS lớp 10, lứa tuổi 15- 16, mới học xong bậc THCS. b- Hoàn cảnh: Nhà trường, có chương trình, có tổ chức, kế hoạch dạy học. c- Nội dung: Thuộc lĩnh vực lịch sử văn học. Đề tài: Lịch sử văn học Việt Nam. Vấn đề: Các thành phần và quá trình phát triển của văn học Việt Nam. d- Mục đích của hoạt động giao tiếp: + Về phía người viết: Cung cấp cho HS những tri thức cơ bản về nền văn học Việt Nam. + Về phía HS: Tiếp thu những kiến thức về văn học Việt Nam. đ- Phương tiện ngôn ngữ có đặc điểm nổi bật là dùng phong cách khoa học phối hợp với thuyết minh, trong đó chủ yếu là phong cách khoa học. Cách tổ chức văn bản: được kết cấu thành các phần mục rõ ràng, trong đó có các đề mục lớn, nhỏ, trình bày một cách mạch lạc, chặt chẽ... TUẦN 2 ĐỌC VĂN: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM A- KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1- Ba đặc trưng cơ bản của văn học dân gian: a- Văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng (Tính truyền miệng). b- Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (Tính tập thể). c- Văn học dân gian luôn gắn bó và phục vụ trực tiếp các sinh hoạt tinh thần của quần chúng (Tính thực hành). 2- Văn học dân gian gồm 12 thể loại chính: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đó, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. Các thể loại gắn bó với nhau trong tổng thể văn hoá dân gian. 3-Văn học dân gian có giá trị nhiều mặt: là một pho tri thức bách khoa, là những bài học giáo dục đạo đức, lối sống; đặc biệt là kho lưu giữ nghệ thuật truyền thống của dân tộc, có thế mạnh trong hội nhập quốc tế. 4- Văn học dân gian có vị trí là nền tảng cho văn học viết, làm cơ sở cho sự phát triển của văn học dân tộc. B- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP Câu 1- Trình bày từng đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Gợi ý: Dựa vào SGK, trình bày ngắn gọn rõ ràng. Ba đặc trưng cơ bản của văn học dân gian là: + Tính truyền miệng. Đây là đặc trưng của quá trình sáng tác và lưu truyền. Nhân dân lao động sáng tác bằng ngôn ngữ nói, ngay từ khi chưa có chữ viết. Quá trình lưu truyền tiếp tục bổ sung cũng bằng ngôn ngữ nói. Về sau, người ta sưu tầm và ghi chép lại, ấy là khi tác phẩm đã hoàn thành và lưu hành, thậm chí qua hàng trăm năm. + Tính tập thể. Quá trình sáng tác lúc đầu do một cá nhân, nhưng đượch nhiều người tham gia sửa chữa, thêm bớt, cuối cùng đã trở thành sản phẩm chung, có tính tập thể. + Tính thực hành. Văn học dân gian không tồn tại đơn lẻ , trên lí thuyết, mà bao giờ cũng gắn với một laọi hình hoạt động nhất định của nhân dân lao động. Ví dụ: hát ru, hò đi cấy, hát ví, hát đối v.v... Câu hỏi 2- Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào? Nêu tên gọi, định nghĩa ngắn gọn và ví dụ cho mỗi thể loại. Gợi ý: Các ý chính: a- Truyện thần thoại: Truyện về các vị thần, nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội. VD: Sơn tinh- Thủy tinh, Sự tích con rồng cháu tiên... b- Sử thi dân gian: Truyện văn vần, hoặc kết hợp văn vần với văn xuôi, kể lại các sự kiện lịch sử.... VD: Đam San. c- Truyền thuyết: Truyện văn xuôi, kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử. VD: Truyền thuyết Hùng Vương, An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thủy... d- Cổ tích: Truyện văn xuôi , kể về số phận các nhân vật, phản ánh cuộc đấu tranh xã hội và phản ánh ước mơ của nhân dân...VD: Thạch Sanh, Tấm Cám... e- Truyện cười: Truyện gây cười, nhằm giải trí hoặc phê phán. VD: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày... g- Truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ những triết lý hoặc kinh nghiệm ở đời. VD: Treo biển, Trí khôn... h- Tục ngữ: Văn vần, đúc kết kinh nghiệm sản xuất hoặc kinh nghiệm cuộc sống. VD: Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. i- Câu đố: Văn vần, miêu tả sự vật theo lối ám chỉ, nhằm giải trí và rèn luyện khả năng liên tưởng, suy đoán. VD: Trong trắng ngoài xanh, đóng đanh từng khúc (cây tre). k- Ca dao- dân ca: Văn vần, diễn tả tình cảm, thường có nhạc. VD: Trống cơm khéo vỗ nên vông- Một bầy con kít lội sông đi tìm... l- Vè: Văn vần, kể lại hoặc bình luận về các sự kiện nhân vật... VD: Vè thằng nhác. m- Truyện thơ: Văn vần, vừa tự sự vừa trữ tình, thường kể về những con người nghèo khó, thể hiện khát vọng tình yêu tự do. VD: Tiễn dặn người yêu (Thái). n- Chèo (và các hình thức sân khấu dân gian khác): là các hình tức ca, múa, kịch dân gian. Bên cạnh chèo còn có tuồng đồ, cải lương, một số trò diễn có tích truyện... Ví dụ: Chèo Quan âm Thị Kính; Thoại Khanh- Châu Tuấn, Lưu Bình – Dương Lễ, Thạch Sanh, Tấm Cám, Tống Trân- Cúc Hoa v.v... Câu hỏi 3- Tóm tắt giá trị nhiều mặt của văn học dân gian: Gợi ý: a- Văn học dân gian có giá trị nhiều mặt: vừa chứa đựng những tri thức về tự nhiên và xã hội, vừa mang những giá trị nhân văn của 54 dân tộc. b- Văn học dân gian có tác dụng giáo dục tốt, là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam. c- Văn học dân gian có giá trị về mặt nghệ thuật, là nơi lưu giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống vô giá của dân tộc. Luyện tập: So sánh những điểm giống và khác nhau giữa các thể loại văn học dân gian. Gợi ý: + 12 thể loại văn học dân gian đề có những điểm giống nhau: đó là các đặc điểm cơ bản của văn học dân gian (Tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành..., và có thể kể thêm một số đặc trưng khác như tính dị bản, tính vô danh...). + Phân biệt 12 thể loại văn học dân gian dựa trên các tiêu chí sau đây; - Về mặt loại văn, các thể loại trên khác nhau ở chỗ chúng là văn vần, văn xuôi hay sân khấu? Văn xuôi gồm: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn. Văn vần gồm: Sử thi, ca dao, tục ngữ, câu đố, vè, truyện thơ... Sân khấu có chèo (và một số loại sân khấu khác). - Trong văn xuôi dân gian, các thể loại khác nhau về thời điểm ra đời, thời kì thịnh hành và đặc trưng nội dung, nghệ thuật. Cụ thể: Thần thoại ra đời sớm nhất, khi con người chưa lí giải được các hiện tượng tự nhiên, nội dung truyện chủ yếu đề cập đến đặc trưng tính cách, cuộc sống của các vị thần, nghệ thuật mang tính kì ảo, hoang đường. Truyền thuyết ra đời muộn hơn, khi xã hội đã xuất hiện cuộc chiến giữa các dân tộc. Nội dung truyện đề cập chủ yếu đến số phận các nhân vật lịch sử. đời sống thần linh bị lu mờ nhưng vẫn còn chi phối sâu sắc tới cuộc sống của con người. Cổ tích ra đời trong xã hội đã phát triển, nội dung đề cập đến các vấn đề đấu tranh xã hội giữa chính- tà, thiện- ác. Về nghệ thuật, tuy còn nhiều yếu tố hoang đường nhưng đó chỉ là nhân tố phù trợ cho nhân vật chính diện. Truyện cười và ngụ ngôn ra đời trong xã hội phát triển, các mối quan hệ xã hội đã bộc lộ mặt trái mâu thuẫn đáng cười hoặc đủ để rút ra kinh nghiệm. - Trong văn vần dân gian, các thể loại khác nhau về đặc điểm nội dung và nghệ thuật. Sử thi có cốt truyện gần giống với truyền thuyết nhưng được làm bằng thơ. Ca dao thường là phần lời của các bài hát dân ca đã lược bỏ đi phần nhạc. Nội dung đề cập đến mọi mặt của cuộc sống xã hội, trong đó chủ yếu là đời sống tình cảm của nhân dân lao động v.v... Truyện thơ có thể coi như những truyện cổ tích bằng thơ hoặc những bài ca dao dài bộc lộ tình cảm qua một cốt truyện. Chẳng hạn truyện thơ Tiễn dặn người yêu của dân tộc Thái. Tục ngữ là những câu nói vần, dùng để đúc kết kinh nghiệm quan sát, kinh nghiệm ứng xử cuộc sống... Về nghệ thuật, tục ngữ có đặc trưng là khái quát hóa cao độ. Vè là những câu nói có vần, ghép lại với nhau theo hình thức của thơ (thường là loại ba, bốn chữ), nhưng nội dung rất cụ thể, rõ ràng, không hàm ý, gợi ý như thơ. Nội dung thường phê phán, chế giễu một loại thói hư tật xấu nào đấy hay quảng cáo tuyên truyền cho một chủ trương chính sách... TIẾNG VIỆT: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (Tiếp theo) Luyện tập: Bài tập 1- Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao... Gợi ý: a- Nhân vật giao tiếp trong câu ca dao trên là một chàng trai và một cô gái. b- Thời gian: Đêm trang thanh. Thích hợp với những cuộc chuyện trò tình tứ của đôi bên nam nữ, của những buổi hát đối, hát ghẹo, hát giao duyên trong sinh hoạt dân ca. c- Nhân vật anh nói về điều gì? Nhằm mục đích gì? + Nói về việc “tre non đủ lá” dùng để “đan sàng”. + Mục đích: Ướm hỏi, tỏ tình (Nghĩa hàm ẩn: người đã đủ lớn khôn, nên kết duyên). d- Cách nói của anh rất phù hợp với mục đích giao tiếp. Bài tập 2- (SGK) Gợi ý: a- Các hành động nói cụ thể: Chào, nói, thưa. b- Trong lời nói của ông già, cả ba câu đều là câu hỏi, nhưng mục đích không phải đều để hỏi. Câu 1 (A Cổ hả?) là câu hỏi thay chào, đáp lại lời chào của A Cổ. Câu 2 (Lớn tướng rồi nhỉ?) là lời khen, dùng để biểu thị tình cảm, không mang tính nghi vấn. Chỉ có câu 3 là có mục đích hỏi. c- Lời nói của các nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm và quan hệ trong giao tiếp: + Tình cảm giữa hai người rất thân mật, tin cậy lẫn nhau. + Thái độ: cậu bé rất kính trọng ông già; ông già rất mến yêu cậu bé. + Quan hệ: hai người khác lứa tuổi nhưng có quan hệ tốt về mọi mặt. Bài tập 3- (SGK) Gợi ý: a- Hồ Xuân Hương “giao tiếp” với bạn đọc về vấn đề thân phận người phụ nữ, nhằm mục đích biểu thị tấm lòng trong sạch của người con gái, đồng thời có ý trêu đùa, bỡn cợt các chàng trai quân tử thời phong kiến. Tác giả đã sử dụng các từ ngữ đa nghĩa, hình ảnh nhiều ẩn ý. b- Người đọc căn cứ vào từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ, cũng như cần căn cứ vào cuộc đời, thân phận tác giả để cảm nhận bài thơ này? Bài tập 4- Viết đoạn văn thông báo ngắn về nội dung làm sạch môi trường (SGK) Tham khảo: Trường THPT Nga Lam Đoàn TNCS Hồ Chí Minh THÔNG BÁO (Về hoạt động làm sạch môi trường) Kính gửi: Các chi đoàn trường THPT N. Nhân ngày Môi trường thế giới, Đoàn trường TNCS Nga Lam phát động một ngày làm việc vì môi trường xanh, sạch, đẹp. Nội dung hoạt động: Dọn vệ sinh khu vực xung quanh trường, trồng và chăm sóc, bảo vệ cây xanh. Thời gian: 01 ngày, từ 7 h00 chủ nhật (04 tháng 6 năm 2006). Ban chấp hành các chi đoàn tập hợp đoàn viên chi đoàn mình có mặt tại sân trường trước 15 phút. TM BCH Đoàn trường Bí thư Nguyễn Thị Thanh Hà Bài tập 5- (SGK) Gợi ý: Phân tích các nhân tố giao tiếp của bức thư Bác Hồ gửi HS cả nước nhân ngày khai trường năm 1945. a- Thư viết cho HS cả nước. Quan hệ: Những công dân và công dân tương lai của đất nước (HS) với Chủ tịch nước (Bác). b- Hoàn cảnh cụ thể: Nước ta vừa giành được độc lập và chuyển từ chế độ phong kiến thuộc địa sang chế độ dân chủ của một nước độc lập, rất cần có nhân tài, do đó, sự cố gắng học tập, nỗ lực phấn đấu của những công dân tương lai có ý nghĩa quan trọng cấp bách. - Người viết (Bác Hồ) là người từng trải, có kinh nhgiệm từ nhiều nước văn minh trên thế giới, mong muốn cho đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu. - HS: Lần đầu tiên được học trong nhà trường của nước nhà độc lập. c- Nội dung bức thư phân tích ý nghĩa của ngày khai trường đầu tiên và động viên HS tích cực học tập, phấn đấu vì tương lai tươi sáng của đất nước. d- Mục đích của bức thư: Cổ vũ tinh thần học tập của các HS vì tương lai đất nước. e- Cách viết: Vừa là bức thư vừa là lời kêu gọi, phân tích ý nghĩa của nhà trường trong thời đại mới, đồng thời nêu lên mục đích cao cả của sự nghiệp cách mang, từ đó gợi mở để HS suy nghĩ về trách nhiệm thiêng liêng của mình. Lời văn giản dị, gần gũi với HS. LÀM VĂN: VĂN BẢN A- KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG 1- Văn bản là sản phẩm của hoạt động ngôn ngữ dùng trong giao tiếp, được diễn đạt bằng hình thức nói hoặc viết. 2- Văn bản có các đặc điểm: + Có tính thống nhất về chủ đề. + Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc và có trình tự. + Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc. + Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định. 3- Các loại văn bản gồm: văn bản theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (nhật kí, thư từ...); văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (Thơ, truyện...); văn bản theo phong cách ngôn ngữ khoa học (Bài luận, báo cáo khoa học...); văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (Đơn, biên bản...); văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (Lời kêu gọi, bình luận chính trị...); văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (Bản tin, phóng sự...) (Gồm 6 loại, dựa trên mục đích giao tiếp và phạm vi sử dụng). 4- HS biết vận dụng kiến thức trên vào việc tạo lập văn bản. B- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP I- Khái niệm, đặc điểm: Câu 1, 2 và 5: + Văn bản (1) (SGK) được tạo ra trong sinh hoạt hàng ngày, nhằm khuyên nhủ nhau, đúc rút kinh nghiệm trong quan hệ xã hội. Dung lượng ngắn, súc tích. Nội dung đề cập tới vấn đề ảnh hưởng của môi trường đến đến phẩm chất con người. Mục đích: Khuyên nhủ nhau giữ gìn phẩm chất và xây dựng môi trường sống lành mạnh. + Văn bản (2) được tạo ra trong sinh hoạt văn nghệ (Hát, đọc...), nhằm bộc lộ tình cảm, tâm tư. Dung lượng vừa phải. Nội dung: Thân phận người con gái khi đi lấy chồng. Mục đích: Biểu cảm. + Văn bản (3) được tạo ra trong hoạt động chính trị, nhằm kêu gọi đồng bào toàn quốc đứng lên chống Pháp. Dung lượng dài hơn các văn bản trên. Nội dung: Kêu gọi nhân dân chống Pháp. Mục đích: Thuyết minh. Câu 3- Tổ chức kết cấu của văn bản 2 và 3: + Văn bản 2: Hai dòng đầu và hai dòng sau có kết cấu tương đương, có ý nghĩa giá trị và hình thức gần giống nhau, đứng cạnh nhau, lặp lại mô hình cú pháp và cụm từ “Thân em”. + Văn bản 3: Có kết cấu ba phần. - Mở đầu: Từ đầu đến “... làm nô lệ” (Nêu tóm tắt tình hình thực tế và lí do phải đứng dậy kháng chiến). - Nội dung chính: Tiếp đến “... nhất định về dân tộc ta” (Lời kêu gọi các tầng lớp nhân dân và chiến sĩ, tự vệ, dân quân). - Lời kết: Khẳng định niềm tin tất thắng. Câu 4- Dấu hiệu mở đầu và kết thúc của văn bản 3. + Dấu hiệu mở đầu là câu hô gọi “Hỡi đồng bào toàn quốc!”. + Dấu hiệu kết thúc:

File đính kèm:

  • docTAILIEUTHAMKHAO-DAY_BD_VAN_10_CB.MOI.doc
Giáo án liên quan