Đề khảo sát chất lượng cuối năm học 2011 - 2012 môn: Ngữ văn 9

Câu 1. (1,0 đ) Lời nói chẳng mất tiền mua

 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta điều gì ? Điều đó có liên quan đến phương châm hội thoại nào ?

Câu 2. (1,5 đ) Viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) giới thiệu về nhà văn Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà.

Câu 3. (3,0 đ) Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Câu 4. (4,5 đ) Về bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương, sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 có viết: “Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.”

Bằng cảm nhận về bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng cuối năm học 2011 - 2012 môn: Ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT ĐỨC THỌ ĐỀ KSCL CUỐI NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Ngữ văn 9 – Thời gian: 120 phút Mã đề 01 Câu 1. (1,0 đ) Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta điều gì ? Điều đó có liên quan đến phương châm hội thoại nào ? Câu 2. (1,5 đ) Viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) giới thiệu về nhà văn Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà. Câu 3. (3,0 đ) Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. Câu 4. (4,5 đ) Về bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương, sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 có viết: “Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.” Bằng cảm nhận về bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ----------- Hết ---------- PHÒNG GD - ĐT ĐỨC THỌ ĐỀ KSCL CUỐI NĂM HỌC 2011-2012 Mã đề 02 Môn: Ngữ văn 9 – Thời gian: 120 phút Câu 1. (1,0 đ) Kim vàng ai nỡ uốn câu Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời. Câu ca dao trên khuyên chúng ta điều gì ? Điều đó có liên quan đến phương châm hội thoại nào ? Câu 2. (1,5 đ) Viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) giới thiệu về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Làng. Câu 3. (3,0 đ) Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. Câu 4. (4,5 đ) Về bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương, sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 có viết: “Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.” Bằng cảm nhận về bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ----------- Hết ---------- PHÒNG GD-ĐT ĐỨC THỌ HƯỚNG DẪN CHÂM BÀI THI KSCL CUỐI NĂM Năm học: 2011 – 2012 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Câu 1. (1,0 đ) (Mã đề 01) - Câu tục ngữ Lời nói / Lựa lời nhau khuyên răn chúng ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn để lời nói phát huy được hiệu quả. (0.5 điểm) - Câu tục ngữ trên liên quan đến phương châm lịch sự. (0.5 điểm) (Mã đề 02): Câu ca dao Kim vàng ... / Người khôn ...lời khuyên răn chúng ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn để lời nói phát huy được hiệu quả. (0.5 điểm) - Câu ca dao trên liên quan đến phương châm lịch sự. (0.5 điểm) Câu 2. (1,5 đ) Học sinh nêu được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm. Mã đề 01: - Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và bắt đầu viết văn. Trong kháng chiến chống Mĩ, ông về Nam tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác. Tác phẩm của ông gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim. Đề tài là cuộc sống và con người Nam Bộ. Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. (0,75đ) - Truyện ngắn Chiếc lược ngà viết năm 1966 và được đưa vào tập truyện cùng tên. Tác phẩm đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. (0,75 đ) Mã đề 02: - Kim Lân (1920 - 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Ông là nhà văn có sở trường về truyện ngắn và có sáng tác đăng báo từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tác phẩm của ông hầu hết đều viết về nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân. Kim Lân được tặng Giải thưởng nhà nước về VHNT năm 2001. (0,75đ) - Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (đăng trên tạp chí Văn nghệ năm 1948). Truyện viết về lòng yêu nước, yêu làng của người nông dân VN thời kì kháng chiến chống Pháp. (0,75đ) Câu 3. (3,0 đ) 1. Yêu cầu về kĩ năng: Viết đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Bài viết có độ dài khoảng 300 từ; có bố cục rõ ràng (ĐVĐ, GQVĐ, KTVĐ), lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, biết sử dụng lí lẽ để giải thích và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. 2. Yêu cầu về kiến thức: Biết dùng lĩ lẽ để giải thích làm rõ như thế nào là tự lập, tự lập có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống nói chung và trong học tập tu dưỡng của học sinh nói riêng. Từ đó biết bàn luận, rút ra bài học về tính tự lập. Học sinh có thể trình bài theo nhiều cách, song cần đạt các ý cơ bản sau: a. ĐVĐ: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. (0.5 điểm) b. GQVĐ: - Giải thích làm rõ vấn đề Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống (1,0 điểm) + Tự lập là tự mình làm mọi việc mà không dựa vào người khác. + Ý nghĩa, sự cần thiết của đức tính tự lập: + Phải biết tự lập để tự lo liệu mọi việc. Người có tính tự lập sẽ dễ có được thành công... + Ngày nay, để hòa nhập với thế giới, đòi hỏi tính tự lập ở mỗi con người (đặc biệt là tuổi trẻ) càng cao hơn. - Suy nghĩ, bàn luận vấn đề: (1,0 điểm) + Tự lập là phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và năng lực của mỗi người. + Người không tự lập, dựa dẫm sẽ trở thành gánh nặng cho người khác, khó có thể đạt được điều mong muốn. + Tự lập không có nghĩa là tách mình ra khỏi cộng đồng, có lúc cần phải đoàn kết, tạo nên sức mạnh tổng hợp... + Liên hệ về đức tính tự lập của các bạn học sinh hiện nay. (về các tấm gương tự lập, ý nghĩa; về tình trạng học sinh dựa dẫm, ỷ lại người khác trong học tập, trong cuộc sống, tác hại...) c. KTVĐ: Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người cần phải tự cố gắng vươn lên, rèn luyện tính tự lập một cách bền bỉ để thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. (0.5 điểm) Câu 4. (4,5 đ) * Yêu cầu về kĩ năng: Viết được bài văn nghị luận chứng minh một nhận định về một tác phẩm (bài thơ Nói với con). Bài làm có kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.... * Yêu cầu về kiến thức: Có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. ĐVĐ: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và dẫn dắt nhận định. (0.5 điểm) 2. GQVĐ: Cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ để làm rõ nhận định. (3.5 điểm) - Mượn lời nói với con để gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người (đoạn 1) (1.0 điểm) + Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ. + Con còn trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Chính gia đình và quê hương là điểm tựa, là cái nôi vững chắc để con bước vào đời. - Mượn lời nói với con để gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương truyền cho con niềm tự hào về quê hương và bày tỏ lòng mong ước của người cha đối với con. (đoạn 2) (2.5 điểm) + Người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương. + Người đồng mình sống mộc mạc mà giàu ý chí, niềm tin, khát khao chinh phục thiên nhiên vũ trụ, không ngừng gìn giữ, bồi đắp bản sắc văn hóa quê hương, dân tộc. + Từ niềm kiêu hãnh về quê hương, con người nơi đây, người cha mong con biết tự hào, phát huy truyền thống đẹp đẽ của quê hương; có bản lĩnh, tự tin, vững bước trên đường đời. Lời dặn dò đó chính là lời trao gửi thế hệ, chính là niềm tin mà người đi trước gửi gắm vào thế hệ mai sau. 3. KTVĐ: (0,5 điểm) - Bằng giọng điệu tâm tình thiết tha, trìu mến, cách nói giàu hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát; vừa mộc mạc, vừa ý vị sâu xa, nhà thơ Y Phương đã đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương và dân tộc mình. - Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. (Lưu ý: Riêng câu 3, 4 giám khảo chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng; khuyến khích đối với những bài viết có sáng tạo, giàu cảm xúc) ----------- Hết ----------

File đính kèm:

  • docBai giang Van 9.doc
Giáo án liên quan