Đề khảo sát chất lượng giữa học kì ii năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn 6

I.TRẮC NGHIỆM: ( 2 điểm)

Trả lời câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng nhất vào tờ giấy thi .

Câu 1: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ ”của tác giả nào?

A. Tố Hữu B. Tế Hanh C . Minh Huệ D.Viễn Phương

Câu 2: Bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Trước cách mạng tháng Tám. B. Trong thời kháng chiến chống Pháp.

C. Trong thời kì chống Mĩ . D. Khi đất nước hoà bình . Câu 3: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ?

A. Người Cha mái tóc bạc.

B. Bóng Bác cao lồng lộng.

C. Bác vẫn ngồi đinh ninh.

D. Chú cứ việc ngủ ngon . Câu 4: Trong những từ sau đây, từ nào không xuất hiện trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”.

A. Lâm thâm B. Thâm trầm C. Trầm ngâm D.Thầm thì

Câu 5: Em hiểu thế nào về nhan đề “Buổi học cuối cùng” ?

A. Buổi học cuối cùng của học kì I.

B. Buổi học cuối cùng của một năm học .

C. Buổi học cuối cùng của môn học tiếng Pháp .

D. Buổi học cuối cùng của cậu bé Phrăng trước khi chuyển đến ngôi trường mới.

Câu 6: Câu chuyện “ Buổi học cuối cùng” xảy ra trong thời gian nào?

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).

B. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

C. Chiến tranh Pháp – Phổ cuối thế kỉ XIX.

D. Chiến tranh chống đế quốc Mĩ cuối thế kỉ XX.

Câu 7: Tâm trạng chú bé PhRăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?

A. Hồi hộp chờ đón và xúc động.

B. Vô tư và thờ ơ.

C. Cảm thấy cũng bình thường như những buổi học khác .

D. Lúc đầu ham chơi, lười học, nhưng sau đó rất ân hận và xúc động. Câu 8: Trong văn miêu tả yếu tổ nào đươc bộc lộ rõ nhất ?

A.Trí tưởng tượng của người viết .

B. Cách sử dụng từ ngữ hình ảnh .

C. Cách sắp xêp ý

D. Năng lực quan sát.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1919 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng giữa học kì ii năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs nam trung đề khảo sát chất lượng giữa học kì II Năm học 2012-2013 Môn: Ngữ văn 6 ( Thời gian 90 phút làm bài ) I.Trắc nghiệm: ( 2 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng nhất vào tờ giấy thi . Câu 1: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ ”của tác giả nào? A. Tố Hữu B. Tế Hanh C . Minh Huệ D.Viễn Phương Câu 2: Bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Trước cách mạng tháng Tám. B. Trong thời kháng chiến chống Pháp. C. Trong thời kì chống Mĩ . D. Khi đất nước hoà bình . Câu 3: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ? A. Người Cha mái tóc bạc. B. Bóng Bác cao lồng lộng. C. Bác vẫn ngồi đinh ninh. D. Chú cứ việc ngủ ngon . Câu 4: Trong những từ sau đây, từ nào không xuất hiện trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. A. Lâm thâm B. Thâm trầm C. Trầm ngâm D.Thầm thì Câu 5: Em hiểu thế nào về nhan đề “Buổi học cuối cùng” ? A. Buổi học cuối cùng của học kì I. B. Buổi học cuối cùng của một năm học . C. Buổi học cuối cùng của môn học tiếng Pháp . D. Buổi học cuối cùng của cậu bé Phrăng trước khi chuyển đến ngôi trường mới. Câu 6: Câu chuyện “ Buổi học cuối cùng” xảy ra trong thời gian nào? A. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). B. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). C. Chiến tranh Pháp – Phổ cuối thế kỉ XIX. D. Chiến tranh chống đế quốc Mĩ cuối thế kỉ XX. Câu 7: Tâm trạng chú bé PhRăng diễn biến như  thế nào trong buổi học cuối cùng? A. Hồi hộp chờ đón và xúc động. B. Vô tư và thờ ơ. C. Cảm thấy cũng bình thường như những buổi học khác . D. Lúc đầu ham chơi, lười học, nhưng sau đó rất ân hận và xúc động. Câu 8: Trong văn miêu tả yếu tổ nào đươc bộc lộ rõ nhất ? A.Trí tưởng tượng của người viết . B. Cách sử dụng từ ngữ hình ảnh . C. Cách sắp xêp ý D. Năng lực quan sát. . II. Tự luận: ( 8 điểm) Câu 1:(2 điểm) a. Chép theo trí nhớ hai khổ thơ cuối của bài thơ “Lượm” ? Cho biết tên tác giả? Năm sáng tác của bài thơ ? b. Lấy ví dụ có sử dụng phép tu từ nhân hoá , gọi tên kiểu nhân hoá đó và nêu tác dụng ? Câu 2 :(6 điểm) Hãy tả cảnh khu vườn tươi tốt trong một buổi sáng đẹp trời. Trường thcs nam trung đề khảo sát chất lượng giữa học kì II Năm học 2012-2013 Môn: Ngữ văn 6 Đáp án- biểu điểm I.Trắc nghiệm: ( 2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 C B A B C C D D II. Tự luận: ( 8 điểm) Câu 1 : (2 điểm): a. Chép đúng các khổ thơ (0,5 điểm) .Nêu đúng tên tác giả , năm sáng tác . ( 0,5 điểm) b. Lấy đúng ví dụ ( 0,5 điểm ) , gọi tên đúng (0,25 điểm) , nêu đúng tác dụng (0,25 điểm ) Câu 2 : (6 điểm): Yêu cầu – Thể loại : Tả cảnh thiên nhiên cụ thể là khu vườn. 1. Nội dung: - Đối tượng miêu tả : Vườn cây . - Đặc điểm tiêu biểu : Tươi tốt ,trong một buổi sáng đẹp trời . 2. Hình thức : Diễn đạt, dùng từ chính xác, biết dựng đoạn, chữ viết sạch đẹp . - Bố cục 3 phần hợp lí , cân đối. * Mở bài: Giới thiệu vườn cây (của ai , ở đâu, rộng hay hẹp ? ) * Thân bài: Tả chi tiết: + Vườn trồng những loại cây gì ? + Tả đặc điểm của từng loại cây ( cây ăn quả , cây cảnh , hoa , rau ...) + Lợi ích của khu vườn đối với con người ... * Kết bài: Cảm nghĩ của em ( thích thú trước vẻ đẹp của khu vườn , có ý thức chăm sóc , bảo vệ khu vườn ). Biểu điểm: - Điểm: 5 , 6: Đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức. - Điểm: 4: Đạt các yêu cầu cơ bản trên tuy còn mắc một số lỗi nhỏ diễn đạt dùng từ. - Điểm: 3: Nội dung viết bài chưa thật sâu - Điểm: 2: Nội dung viết sơ sài, có bố cục. - Điểm 1: Nội dung bài viết sơ sài, bố cục chưa hợp lí. - Điểm 0: Học sinh không làm bài. Trường thcs nam trung đề khảo sát chất lượng giữa học kì II Năm học 2012-2013 Môn: Ngữ văn 8 ( Thời gian 90 phút làm bài ) I.Trắc nghiệm: ( 2 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng nhất vào tờ giấy thi . Câu 1: Mượn “Lời con hổ trong vườn bách thú”, tác giả Nhớ rừng muốn thể hiện điều gì? A.Nỗi nhớ về quá khứ vàng son B.Khát vọng làm chủ thế giới. C.Tình yêu nước nồng nàn. D.Khát vọng tự do mãnh liệt. Câu 2: Thể văn nghị luận cổ nào dưới đây thường dùng để công bố kết qủa một sự nghiệp? A. Chiếu B .Hịch C.Cáo D.Tấu. Câu 3: Chọn cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống trong câu: “ Chiếu dời đô thuyết phục người nghe bằng lí lẽ chặt chẽ và bằng.....”. A.Bố cục chặt chẽ. B. Giọng điệu hùng hồn. C.Các biện pháp tu từ. D. Tình cảm chân thành Câu 4: Trật tự từ trong câu nào thể hiện thứ tự trước sau theo thời gian? A.Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng B. Từ Triệu , Đinh , Lý, Trần, bao đời xây nền độc lập. C.Bạc phơ mái tóc người Cha. D. Thẻ của nó, người ta giữ, hình của nó, người ta đã chụp rồi. Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ “Đi đường” ? A.Điệp từ B.Nhân hoá C.So sánh D.Hoán dụ . Câu 6: Các câu : “ Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu” thuộc kiểu câu gì? A.Câu nghi vấn. B.Câu cầu khiến. C. Câu trần thuật. D.Câu cảm thán. Câu 7: Câu “Xin đảm bảo mình sẽ trả sách cậu đúng hẹn”thể hiện mục đích nói gì? A.Xin lỗi. B.Hứa hẹn. C.Cam đoan. D.Cảm ơn. Câu 8: Dòng nào không nói đúng mối liên hệ giữa các luận điểm . A.Liên kết chặt chẽ với nhau. B.Không trùng lặp, chồng chéo. C.Sắp xếp theo trình tự hợp lí. D.Luận điểm sau làm sáng tỏ luận điểm trước. II. Tự luận: ( 8 điểm) Câu 1:(2 điểm) a. Hãy cho biết tác giả của văn bản Chiếu dời đô ? Mục đích viết Chiếu dời đô là gì? b. Đọc Chiếu dời đô, người dân Việt qua nhiều thời đại vẫn thấy lòng mình xúc động. Điều gì về nghệ thuật, nội dung của văn bản tạo nên hiệu quả đó? Câu 2 :(6 điểm) Bài thơ “Ngắm trăng” thể hiện lòng yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác Hồ trong cảnh tù đày. Em hãy viết bài giới thiệu về tác giả, tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung trên. Trường thcs nam trung đề khảo sát chất lượng giữa học kì II Năm học 2012-2013 Môn: Ngữ văn 8 Đáp án- biểu điểm I.Trắc nghiệm: ( 2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 D C D B A C B D II. Tự luận: ( 8 điểm) Câu 1 : (2 điểm): a. Tác giả của văn bản Chiếu dời đô:Lí Công Uẩn (0,25 điểm) . Mục đích viết Chiếu dời đô là quyết định việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. ( 0,25 điểm) b. *Nghệ thuật : (0,75 điểm) - Gồm có ba phần chặt chẽ. - Giọng văn trang trọng,thể hiện suy nghĩ,tình cảm sâu sắc của tác giả về một vấn đề hết sức quan trọng của đất nước. - Lựa chọn ngôn ngữ có tính chất tâm tình đối thoại. *Nội dung: (0,75 điểm) Chiếu dời đô thể hiện tầm nhìn về sự phát triển quốc gia Đại Việt, khát vọng độc lập,thống nhất của một dân tộc có ý thức, có truyền thống tự cường. Câu 2 : (6 điểm): - Nắm vững phương pháp làm văn thuyết minh(giới thiệu )và văn nghị luận (chứng minh).Phối hợp cả hai một cách nhuần nhuyễn. - Nắm vững kiến thức về tác giả HCM,tác phẩm “Nhật kí trong tù”và bài thơ “Ngắm trăng”(bản phiên âm và dịch thơ). -Diễn đạt tốt. A. Mở bài: (0.5 điểm) - Giới thiệu khái quát về HCM và tác phẩm “NKTT”. - Nhận xét khái quát về bài thơ “Ngắm trăng”. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và phong thái ung dung của Bác trong cảnh tù đày. B. Thân bài: (5 .0 điểm) 1. Giới thiệu tác giả :(1.5 điểm) -HCM (1890-1969) tên gọi thời niên thiếu là Nguyễn Sinh Cung,lúc đi dạy lấy tên Nguyễn Tất Thành,trong thời kỳ đầu hoạt động cách mạng mang tên Nguyễn ái Quốc.Sinh tại Kim Liên(Làng Sen),Nam Đàn,Nghệ An.Song thân Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc và cụ Hoàng Thị Loan. (0.5 điểm) - HCM là người chiến sĩ cộng sản tiên phong trong phong trào cách mạng Việt Nam.Từ trẻ, người đã nung nấu ý chí cứu nước, sớm bôn ba tìm đường giải phóng dân tộc. Sau 30 năm ở nước ngoài, tháng 2-1941, Người về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam. Đến năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Người, Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Người được bầu làm vị Chủ tịch đầu tiên non trẻ ấy. Từ đó, Người luôn đảm nhiệm những chức vụ quan trọng nhất của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp và chống Mỹ. (0.5 điểm) -HCM vừa là nhà chính trị lỗi lạc,vừa là nhà văn hoá lớn. Trong sự nghiệp lớn lao của Người có một di sản đặc biệt, đó là sự nghiệp văn học. Bên cạnh chính luận và truyện- kí, thơ ca là một lĩnh vực nổi bật trong sự nghiệp đó. (0.5 điểm) 2. Giới thiệu tác phẩm :(1.0 điểm) Bài thơ “Ngắm trăng” trích trong tập “Nhật ký trong tù”- tập thơ được Bác viết trong nhà tù Tưởng Giới Thạch,tại Quảng Tây – Trung Quốc,từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943. (0.5 điểm) Bài thơ viết bằng chữ Hán,thể thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch của Nam Trân. (0.5 điểm) 3.Chứng minh nội dung vấn đề:(2.5 điểm) HS có thể lồng ghép hai nội dung một cách hài hoà, nhuần nhuyễn: a.Lòng yêu thiên nhiên (1.0 điểm) - Bác chọn đề tài về thiên nhiên (Trăng). Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đoạ. - Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác. - Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỉ. Tình cảm song phương cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người. b. Phong thái ung dung: (1.5 điểm) -Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. (0.5 điểm) - Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo – biểu tượng cụ thể của nhà tù.(Cuộc vượt ngục tinh thần) (0.5 điểm) - Nét nổi bật của tâm hồn thơ HCM là sự vươn tới cái đẹp, ánh sáng, tự do. Đó chính là sự kết hợp giữa dáng dấp ung dung tự tại của một hiền triết- thi nhân với tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cộng sản.(0.5 điểm) C. Kết bài: (0.5 điểm) Khẳng định vẻ đẹp trong tâm hồn Bác : yêu thiên nhiên tha thiết và phong thái ung dung của Bác trong cảnh tù đày.

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA KI I NGU VAN 68 THITAN.doc
Giáo án liên quan