Đề khảo sát đội dự tuyển hsg lớp 9 – lần 1 năm học: 2011 - 2012 môn: hoá học

Câu 1: (2,0 điểm)

1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): a) FeS2 + O2

b) Fe3O4 + HCl

c) Al2O3 + NaHSO4

d) Fe2O3 + CO FexOy + CO2

2. Hãy lấy một muối vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH thoả mãn điều kiện

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát đội dự tuyển hsg lớp 9 – lần 1 năm học: 2011 - 2012 môn: hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI DỰ TUYỂN HSG LỚP 9 – LẦN 1 Năm học: 2011 - 2012 MÔN: HOÁ HỌC Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2,0 điểm) 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): a) FeS2 + O2 b) Fe3O4 + HCl c) Al2O3 + NaHSO4 d) Fe2O3 + CO FexOy + CO2 2. Hãy lấy một muối vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH thoả mãn điều kiện: a) Cả hai phản ứng đều có khí thoát ra. b) Phản ứng với dd HCl có khí thoát ra và phản ứng với dung dịch NaOH cho kết tủa. Câu 2: (2,0 điểm) Viết các PTHH và nêu hiên tượng có thể xảy ra khi cho: a) Ca vào dung dịch Na2CO3 b) Na vào dung dịch AlCl3 c) K vào dung dịch NH4NO3 d) Hỗn hợp Na - Al vào nước. Câu 3: (2,0 điểm) Trình bày phương pháp điều chế CaSO4, FeCl3, H2SiO3 từ hỗn hợp CaCO3, Fe2O3, SiO2. Câu 4: (2,0 điểm) 1. Hoà tan 2,4g Mg và 11,2g Fe vào 100ml dung dịch CuSO4 2M thì thu được chất rắn A và dung dịch B. Thêm NaOH dư vào dung dịch B rồi lọc tách kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn D.Tính khối lượng chất rắn A và chất rắn D. 2. Cho 500ml dung dịch A chứa hỗn hợp HCl 1,4M và H2SO4 0,5M tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch B chứa hỗn hợp NaOH 2M và Ba(OH)2 4M. Tính V. Câu 5: (2,0 điểm) Có 2 kim loại R và M, mỗi kim loại chỉ có một hoá trị. Cho dòng khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng chứa hỗn hợp A gồm 2 oxit của 2 kim loại trên đến khi phản ứng hoàn toàn thì còn lại chất rắn A1 trong ống và khí A2 đi ra khỏi ống.Dẫn khí A2 vào cốc đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 2,955g kết tủa. Cho A1 tác dụng với dung dịch H2SO4 10% vừa đủ thì không có khí thoát ra, còn lại 0,96g chất rắn không tan và tạo ra dung dịch A3 có nồng độ 11,243%. Xác định các kim loại R, M và công thức các oxit đã dùng. (Biết: H = 1; O = 16; S = 32; C = 12; Mg = 24; Fe = 56; Cu = 64; Al = 27; Ba = 137; Zn = 65.) ------------------------------------------------------------------ Học sinh được sử dụng loại máy tính từ fx570 trở xuống. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 (2đ) t0 1. a) 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 b) Fe3O4 + 8HCl FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O t0 c) Al2O3 + 6NaHSO4 dung dịch Al2(SO4)3 + 3Na2SO4 + 3H2O d) xFe2O3 + (3x-2y)CO 2FexOy + (3x-2y)CO2 0,25 0,25 0,25 0,25 ↑ 2. ↑ a) (NH4)2CO3 + 2HCl 2NH4Cl + CO2 + H2O ↑ (NH4)2CO3 + 2NaOH Na2CO3 + 2NH3 + 2H2O ↓ b) Ca(HCO3)2 + 2HCl CaCl2 + 2CO2 + 2H2O Ca(HCO3)2 + 2NaOH CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O 0,25 0,25 0,25 0,25 2 (2đ) ↑ Nêu rõ hiên tượng và viết ptpư cho mỗi trường hợp: ↓ a) Ca + H2O Ca(OH)2 + H2 Ca(OH)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaOH ↑ -------------------------------------------------------------------------------------------- ↓ b) 2Na + H2O 2NaOH + H2 3NaOH + AlCl3 Al(OH)3 + 3NaCl Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O ↑ -------------------------------------------------------------------------------------------- ↑ c) 2K + 2H2O 2KOH + H2 KOH + NH4NO3 KNO3 + NH3 + H2O ↑ -------------------------------------------------------------------------------------------- ↑ d) 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 2Al + NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2 0,5 0,5 0,5 0,5 3 (2đ) - Cho hỗn hợp gồm: CaCO3, Fe2O3, SiO2 vào nước, sục CO2 dư vào, chỉ có CaCO3 tan theo phản ứng: CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 -------------------------------------------------------------------------------------------- - Lọc chất rắn không tan thu được Fe2O3 và SiO2. Cho dd nước lọc tác dụng với dd H2SO4 vừa đủ: Ca(HCO3)2 + H2SO4 CaSO4 + 2CO2 + 2H2O Cô cạn dd thu được CaSO4. -------------------------------------------------------------------------------------------- - Hoà tan Fe2O3 và SiO2 vào dd HCl, chỉ có Fe2O3 tan: Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O Lọc tách SiO2 không tan, cô cạn dd thu được FeCl3. -------------------------------------------------------------------------------------------- - Hoà tan SiO2 trong dd NaOH đặc nóng, sau đó cho sản phẩm tác dụng với dd HCl ta thu được kết tủa H2SiO3: SiO2 + 2NaOH(đ) Na2SiO3 + H2O Na2SiO3 + 2HCl H2SiO3 + 2NaCl 0,5 0,5 0,5 0,5 4 (2đ) 1) nMg = = 0,1 mol nFe = = 0,2 mol = 2. 0,1 = 0,2 mol -------------------------------------------------------------------------------------------- + PTHH: Mg + CuSO4 MgSO4 + Cu (1) Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu (2) 0,1 mol => 0,1 mol => 0,1 mol -------------------------------------------------------------------------------------------- - Chất rắn A gồm: Cu (0,2mol) và Fe dư (0,1mol) * mA = mCu + m Fe (dư) = 0,2.6 4 + 0,1.56 = 18,4(g) -------------------------------------------------------------------------------------------- - Dung dịch B gồm MgSO4 và FeSO4. MgSO4 + 2NaOH Mg(OH)2 + Na2SO4 (3) FeSO4 + 2NaOH Fe(OH)2 + Na2SO4 (4) + Sau phản ứng thu được kết tủa Mg(OH)2 (0,1mol) và Fe(OH)2 (0,1mol). --------------------------------------------------------------------------------------------------- t0 + Nung kết tủa trong không khí: t0 Mg(OH)2 MgO + H2O (5) 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O (6) - Chất rắn D gồm: MgO (0,1mol) và Fe2O3 (0,05mol) = 0,1.40 + 0,05.160 = 12(g) -------------------------------------------------------------------------------------------- 2) +PTHH: HCl + NaOH NaCl + H2O 2HCl + Ba(OH)2 BaCl2 + 2H2O H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O H2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2H2O + Số mol của HCl là: 1,4 . 0,5 = 0,7 (mol) Số mol của H2SO4 là: 0,5 . 0,5 = 0,25 (mol) -------------------------------------------------------------------------------------------- + Số mol H+ là: = nHCl + nH2SO4 = 0,7 + 2 . 0,25 = 1,2 (mol) + Số mol OH- là: = nNaOH + 2.nBa(OH)2 = 2V + 2.4V = 10V (mol) + Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có: = => 10V = 1,2 => V = 0,12 (lit) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 5 (2đ) - Vì A1 tác dụng nới dd H2SO4 10%, không có khí thoát ra và còn lại 0,96g chất rắn, nên trong A1 không chứa kim loại tác dụng với H2SO4 tạo ra H2. Đồng thời trong hai oxit kim loại ban đầu phải có một oxit không tác dụng với CO. -------------------------------------------------------------------------------------------- t0 - Giả sử oxit ban đầu không phản ứng với CO là R2On còn oxit phản ứng là M2Om , ta có: M2Om + m CO 2M + mCO2 (1) 0,015 (mol) CO2 + Ba(OH)2 BaCO3 + H2O (2) 0,015 0,015 (mol) + (mol) -------------------------------------------------------------------------------------------- - Khối lượng kim loại trong A1là: .M = 0,96 => M=32m + Cho m nhận các giá trị: 1;2;3 ta có kim loại M thoả mãn là Cu. -------------------------------------------------------------------------------------------- - Khi cho A1 tác dụng với H2SO4 ta có: R2On + nH2SO4 R2(SO4)n + nH2O (3) x 98nx (2R+96n).x Với x là số mol của R2On trong A1, ta có: Rút gọn ta được: R = 9n. => Kim loại cần tìm là Al. * Vậy 2 kim loại là Cu và Al, hai oxit tương ứng là CuO và Al2O3. 0,25 0,5 0,5 0,75 Ghi chú: Học sinh làm theo cách khác mà kết quả đúng cho điểm theo các phần tương ứng.

File đính kèm:

  • docHSG Hoa 9 vong 11112.doc
Giáo án liên quan