Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ. Hoàn cảnh sáng tác đó cho em hiểu điều gì về cuộc sống chiến đấu của người lính trong thời kì này?
Câu 2: Xác định một thành ngữ trong hai câu mở đầu bài thơ và giải nghĩa thành ngữ đó. Hãy chép lại một câu thơ trong chương trình Ngữ văn 9 có sử dụng thành ngữ (ghi rõ tên tác giả).
Câu 3: Trong hai câu thơ mở đầu của bài, ta thấy những người lính xuất thân từ những hoàn cảnh khác nhau, vậy mà ở những cầu sau, Chính Hữu lại viết: “Súng bên súng, đâu sát bên đầu”. Hãy tìm biện pháp nghệ thuật điệp ngữ được sử dụng trong câu thơ trên và cho biết hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó trong việc thể hiện nội dung,
Câu 4: Dựa vào khổ cuối của bài thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận diễn dịch để làm rõ được bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong đoạn có sử dụng một câu phủ định, một thành phần phụ chú (gạch chân, chú thích rõ câu phủ định và thành phần phụ chú).
4 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 888 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Gia Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIA LÂM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT LỚP 9
Năm học 2019 – 2020
Môn : Ngữ văn
Phần I (6,5 điểm)
Mở đầu bài thơ “Đồng chí”, tác giả Chính Hữu có viết:
"Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”
Và kết thúc là những vần thơ:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”.
(Trích Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ. Hoàn cảnh sáng tác đó cho em hiểu điều gì về cuộc sống chiến đấu của người lính trong thời kì này?
Câu 2: Xác định một thành ngữ trong hai câu mở đầu bài thơ và giải nghĩa thành ngữ đó. Hãy chép lại một câu thơ trong chương trình Ngữ văn 9 có sử dụng thành ngữ (ghi rõ tên tác giả).
Câu 3: Trong hai câu thơ mở đầu của bài, ta thấy những người lính xuất thân từ những hoàn cảnh khác nhau, vậy mà ở những cầu sau, Chính Hữu lại viết: “Súng bên súng, đâu sát bên đầu”. Hãy tìm biện pháp nghệ thuật điệp ngữ được sử dụng trong câu thơ trên và cho biết hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó trong việc thể hiện nội dung,
Câu 4: Dựa vào khổ cuối của bài thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận diễn dịch để làm rõ được bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong đoạn có sử dụng một câu phủ định, một thành phần phụ chú (gạch chân, chú thích rõ câu phủ định và thành phần phụ chú).
Phần II (3,5 điểm) Cho câu chuyện sau:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chia tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:
Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.
(Trích Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1: Cho biết câu chuyện trên được kế theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó?
Câu 2: Em hãy nhận xét về cách ứng xử của hai nhân vật trong câu chuyện trên.
Câu 3: Từ nội dung của câu chuyện, cùng với hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về nhận định sau:
“Những gì cho đi là sẽ còn mãi mãi.”
---- HẾT-------
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VÒNG 2
Môn thi: Ngữ văn( Ngày 20 tháng 6 năm 2020)
Phần
Câu
Đáp án
Điểm
I
(5đ)
1
1.0đ
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947).
- Xuất xứ: Trích trong tập thơ “Đầu súng trăng treo” - Đây là những năm đầu của cuộc kháng chiến nên cuộc sống và chiến đấu của người chiến sĩ gặp nhiều khó khăn gian khổ và thiếu thốn
1.0đ
2
1.5đ
- Thành ngữ: Nước mặn đồng chua
- Giải nghĩa thành ngữ: vùng đất nghèo ven biển, nhiễm mặn, nhiễm phèn có độ chua cao khó trồng trọt.
- Chép chính xác một câu thơ trong chương trình Ngữ văn 9 có sử dụng thành ngữ (ghi rõ tên tác giả)
1,5đ
3
1.0đ
- Biện pháp ngệ thuật điệp ngữ: “súng”, “đầu
- Tác dụng:
+ Gợi lên tư thế, hình ảnh của người lính trong đêm phục kích, họ luôn sát cánh, gắn bó bên nhau trong mọi khó khăn, nguy hiểm.
+ Nhấn mạnh người lính cùng chung nhiệm vụ, chung chí hướng, lí tưởng.
1.0đ
4
3.0đ
• Hình thức
- Đủ số câu quy định, Có liên kết chặt chẽ các câu trong đoạn.
- Đúng kiểu đoạn văn diễn dịch
- Có sử dụng câu phủ định hợp nội dung, có gạch chân
- Có sử dụng thành phần phụ chú có gạch chân
• Nội dung : HS làm rõ được các ý:
- Hoàn cảnh đầy khó khăn khắc nghiệt: đêm, rừng hoang, sương muối
- Làm nổi bật lên được bức tranh về tình đồng chí, đồng đội qua hình ảnh và nhiệm vụ của người lính trong hoàn cảnh đó: phục kích, chờ giặc, đứng bên nhau. Sự gắn kết, sức mạnh của tình đồng chí đồng đội đã giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi khó khăn gian khổ, thiếu thốn.
- Ba hình ảnh thơ gắn kết bên nhau: người lính, vầng trăng, cây súng trong câu thơ “Đầu súng trăng treo”: phân tích để làm rõ được nhịp điệu câu thơ, nghĩa thực của hình ảnh thơ và nghĩa biểu tượng của “súng”, “trăng”để thấy được các mặt đối lập nhưng bổ sung và hài hòa trong cuộc đời người lính cách mạng,
* Yêu cầu:
- Khi viết đoạn HS phải khai thác được những tín hiệu nghệ thuật cơ bản trên.
- Nếu không khai thác được những tín hiệu nghệ thuật cơ bản trừ 0,5 đ
3.0đ
II
( 3.0đ)
1
1.0đ
- Ngôi kể: Thứ nhất - người kể xưng tôi.
- Tác dụng:
+ Làm cho câu chuyện trở nên chân thực, hấp dẫn....
- Người kể có thể bộc lộ rõ tâm trạng, cảm xúc của mình về nhân vật và sự việc được kể.
1.0đ
2
0.5đ
- Nhận xét: Cả hai nhân vật đều ứng xử lịch sự có văn hóa
- Cụ thể:
+ Nhân vật “tôi”: không khinh miệt xa lánh mà có thái độ lời nói tôn trọng người ăn xin.
+ Nhân vật “người ăn xin”: không nhận được của cải những vẫn tôn trọng cảm ơn tình cảm mà nhân vật tôi dành cho mình.
0,5đ
3
2.0đ
Trình bày suy nghĩ của em trước nhận định sau :
“ Những gì cho đi là sẽ còn mãi mãi.”
a. Hình thức:
- Đảm bảo dung lượng dài 2/3 trang - Có trình tự mạch lạc, có sự liên kết, diễn đạt rõ ý.
- Biết vận dụng các phương thức biểu đạt phù hợp làm rõ vấn đề nghị luận.
- Không cho điểm bài có suy nghĩ lệch lạc tiêu cực.
b. Nội dung
* Phần đầu: Biết dẫn dắt để đưa ra vấn đề nghị luận.
* Phần thân:
- Hiểu được nội dung của nhận định:
+Cho đi: sự sẻ chia, giúp đỡ, yêu thương...
+Còn mãi: không bao giờ mất đi mà giá trị sẽ tồn tại lâu dài...
> Khẳng định về tính đúng đắn của nhận định trên: Biết chia sẻ, biết yêu thương, giúp đỡ biết trao tặng những gì tốt nhất mà mình có cho người khác là giá trị sẽ không bao giờ mất đi mà tồn tại lâu dài, có sức lan tỏa lớn.
- Bàn luận, chứng minh ý kiến đó là đúng đắn bằng các biểu hiện, dẫn chứng cụ thể trong xã hội hiện nay (chú ý đến tính thời đại của dân tộc). Từ đó, thể hiện được ý nghĩa giá trị của sự sẻ chia, yêu thương... trong cuộc sống ngày nay.
- Bàn luận ngược lại vấn đề: sự ích kỉ, nhỏ nhen, vô cảm... và hậu quả của điều đó.
* Phần kết: Liên hệ bản thân và rút ra những bài học cần thiết.
0,5
1,5đ
File đính kèm:
- de_khao_sat_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_2020_phong_gddt_gia_l.doc