Đề kiểm định chất lượng học sinh khá, giỏi môn hoá học lớp 8 - Năm học 2006 -2007

Bài 1:(1 điểm): Hãy điền từ thích hợp vào dấu ba chấm!

 Nguyên tử được cấu tạo từ ba loại hạt: A, B, C. Trong đó A và B có khối lượng bằng nhau, còn trong mỗi nguyên tử: B và C luôn có số lượng bằng nhau.

 Vậy: A là

 B là

 C là

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm định chất lượng học sinh khá, giỏi môn hoá học lớp 8 - Năm học 2006 -2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND huyện nam đàn Đề chính thức Phòng giáo dục đề Kiểm định chất lượng học sinh khá, giỏi môn Hoá học lớp 8 - năm học 2006 -2007 Thời gian làm bài : 120 phút (không kể giao đề) I) Phần trắc nghiệm: Bài 1:(1 điểm): Hãy điền từ thích hợp vào dấu ba chấm! Nguyên tử được cấu tạo từ ba loại hạt: A, B, C. Trong đó A và B có khối lượng bằng nhau, còn trong mỗi nguyên tử: B và C luôn có số lượng bằng nhau. Vậy: A là … B là … C là … Bài 2: (1điểm): Hỗn hợp khí X gồm 2 khí. Biết rằng tỉ khối của X so với H2 là 30. Vậy hai khí đó là: a) O2 và N2 c) CH4 và H2 b) CO2 và SO2 d) CO2 và C4H10 Bài 3: (2 điểm): Hãy ghép tên thí nghiệm với các hiện tượng cho phù hợp Thí nghiệm Hiện tượng 1 Đốt Lưu huỳnh trong Oxi A Tạo thành dd làm cho quỳ tím hoá xanh 2 Đốt cháy Fe trong oxi B Sáng chói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu 3 Cho Zn vào dd HCl C Có khí màu nâu thoát ra 4 Cho CaO vào nước D Có khí thoát ra E Cháy có ngọn lửa màu xanh nhạt II) Phần tự luận Bài 1: (2 điểm): Có các chất rắn sau đây: P2O5, gạo, muối ăn, Ba(OH)2, Ca đều ở dạng bột. Hãy trình bày cách nhận biết mỗi chất trên bằng phương pháp hoá học, viết phương trình hoá học nếu có. Bài 2: (5 điểm): 1) (2 điểm): Hãy vẽ cấu tạo nguyên tử nguyên tố có 2e lớp ngoài và số . Hãy cho biết đó là nguyên tử của nguyên tố nào? 2) (3 điểm): Một nguyên tố A tạo nên hai oxit. % về khối lượng của oxi trong hai oxit lần lượt bằng 50% và 60%. Xác định nguyên tử khối, gọi tên A và cho biết công thức hoá học hai oxit nói trên. Bài 3: (9 điểm): Cho 13(g) hỗn hợp A gồm Fe và Mg, Zn phản ứng với 1,2 mol HCl Chứng tỏ rằng A đã tan hết. Nếu tổng số mol 3 kim loại trong A là 0,3. Tỷ lệ số mol giữa Fe và Mg là 1:1. Tính % khối lượng mỗi nguyên tố có trong hỗn hợp A. c) Dẫn toàn bộ lượng khí H2 thu được ở trên qua 80(g) CuO nung nóng. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi phản ứng kết thúc. Cho: Fe = 56; Mg = 24, Zn = 65; Cl = 35,5; H = 1; Cu = 64; O = 16; C = 12; S =32; N = 14 (Hết)

File đính kèm:

  • docDe thi HSG khoi 8.doc
Giáo án liên quan