Đề kiểm tra 1 tiết Hình học 6 trường THCS Trần Văn Ơn

Câu 1: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm N và P thì:

 A/ Tia MN trùng với tia MP B/ Tia MP trùng với tia NP

 C/ Tia PM trùng với tia PN D/ Tia NP và tia PN là hai tia đối nhau

Câu 2: Cho 5 điểm M, N, P, Q, R nằm trên một đường thẳng. Trên hình vẽ có tất cả

 A/ 4 đoạn thẳng B/ 10 đoạn thẳng

 C/ 6 đoạn thẳng D/ 7 đoạn thẳng

 

doc2 trang | Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Hình học 6 trường THCS Trần Văn Ơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN Giáo viên: Thái Thị Kim Lan ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HÌNH HỌC 6 Năm học: 2005 – 2006 Thời gian: 45 phút (không kể phát đề) A/ Chọn câu đúng sai (học sinh đánh dấu chéo vào ô thích hợp): (0,5 điểm) NỘI DUNG ĐÚNG SAI 1) Đoạn thẳng AB là hình gồm tất cả các điểm nằm giữa hai điểm A và B 2) Hai tia Ox và Oy cùng nằm trên đường thẳng thì đối nhau B/ Câu hỏi trắc nghiệm ( để chọn câu đúng nhất khoanh tròn vào các ký tự A, B, C, D ở đầu câu) (2,5 điểm) Câu 1: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm N và P thì: A/ Tia MN trùng với tia MP B/ Tia MP trùng với tia NP C/ Tia PM trùng với tia PN D/ Tia NP và tia PN là hai tia đối nhau Câu 2: Cho 5 điểm M, N, P, Q, R nằm trên một đường thẳng. Trên hình vẽ có tất cả A/ 4 đoạn thẳng B/ 10 đoạn thẳng C/ 6 đoạn thẳng D/ 7 đoạn thẳng Câu 3: Có 7 điểm trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Vẽ các đường thẳng đi qua các cặp điểm. Có tất cả: A/ 21 đường thẳng B/ 20 đường thẳng C/ 22 đường thẳng D/ 19 đường thẳng Câu 4: Cho H là một điểm của đoạn thẳng LK. Biết HL = 4 cm; KL = 7 cm. Độ dài đoạn thẳng HK là A/ 11 cm B/ 10 cm C/ 4 cm D/ 3 cm Câu 5: Khi hai đường thẳng phân biệt thì chúng có thể: A/ Trùng nhau hoặc cắt nhau B/ Song song hoặc cắt nhau B/ Trùng nhau hoặc song song D/ Cả ba câu trên đều đúng C/ BÀI TOÁN: Bài 1: ( 3 điểm) Cho đường thẳng a và b cắt nhau tại O. Gọi M là một điểm thuộc đường thẳng a, N là một điểm thuộc đường thẳng b ( M và N khác điểm O). Hãy vẽ điểm A sao cho M nằm giữa O và A, rồi vẽ điểm B sao cho B nằm giữa O và N Gọi I là giao điểm của hai đường thẳng AB và MN. Điểm I nằm giữa hai điểm nào? Điểm I có nằm giữa A và N không? Vì sao ? Bài 2: ( 4 điểm) Cho đoạn thẳng AC = 5 cm. Điểm B nằm giữa A và C sao cho BC = 3 cm. Tính AB Trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho DB = 6 cm. So sánh BC và CD C có là trung điểm của DB không? Vì sao ? ĐÁP ÁN: A/ Chọn câu đúng sai: 1) Sai 2) Sai B/ Trắc nghiệm: 1) C 2) B 3) A 4) D 5) B C/ Bài toán: Bài 1: (3 điểm) Vẽ a và b cắt nhau tại O ( 0,25 điểm) Lấy M thuộc a, N thuộc b ( 0,5 điểm) Vẽ điểm A , vẽ điểm B ( 0,5 điểm) Vẽ điểm I, ( 0,25 điểm) Điểm I nằm giữa A và B ( 0,5 điểm) Điểm I nằm giữa M và N ( 0,5 điểm) Điểm I không nằm giữa hai điểm A và N. ( 0,25 điểm) Vì A, N, I không thẳng hàng ( 0,25 điểm) Bài 2: ( 4 điểm) AC = 5 cm ; BC = 3 cm DB = 6 cm Hình đúng 1 điểm Tính : điểm nằm giữa hai điểm (0, 25 điểm) Tính đúng: AB = 2 cm (0,5 điểm) BC = 3 cm ; BD = 6 cm vì 3 cm < 6 cm nên điểm C nằm giữa B và D ( 0,5 điểm) Tính đúng: CD = 3 cm (0,5 điểm) BC = 3 cm Nên CD = BC = 3 cm ( 0,5 điểm) C nằm giữa B và D ( 0,25 điểm) Vậy C là trung điểm BD (0,5 điểm) Duyệt của Ban Giám Hiệu Giáo Viên sọan. P. Hiệu trưởng. Nguyễn Thị Hồng Loan Thái Thị kim Lan

File đính kèm:

  • docDe KTCI_HH6_Tran van On.doc