Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học Lớp 11 - Trường THPT Lương Thế Vinh

Câu 1: Nguyên tố nitơ có số oxi hóa là bao nhiêu trong các hợp chất sau: NO; NO2; NH3; N2; N2O:

A. +1,+2,0,+5,-3. B. +1,+4,-3,0,+2. C. +2,+4,-3,0,+1. D. +2,+4,+3,0,+1.

Câu 2: Để sản xuất 11,2 lít NH3 cần dùng 28 lit khí N2 ở cùng điều kiện. Hiệu suất phản ứng là

A. 30% B. 50% C. 20% D. 40%

Câu 3: Trong công nghiệp, người ta điều chế HNO3 từ NH3 theo bao nhiêu giai đoạn?

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 4 :Nitơ trơ ở điều kiện thường vì:

A. N có độ âm điện nhỏ. B. Phân tử không phân cực.

C. Có liên kết 3 trong phân tử. D. Nitơ là phi kim yếu.

Câu 5: Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 tăng nếu:

A. Giảm áp suất, tăng nhiệt độ. B. Giảm áp suất, giảm nhiệt độ.

 C. Tăng áp suất, giảm nhiệt độ. D. Tăng áp suất, tăng nhiệt độ.

Câu 6: Dãy chất nào sau đây phản ứng với HNO3 đặc, nóng giải phóng khí NO2:

A. Fe2O3, Cu, Fe. B. Au, Fe, Pt. C. Al, Fe, MgO. D. FeO, Cu, Al.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học Lớp 11 - Trường THPT Lương Thế Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD tỉnh Bình Phước KIỂM TRA 1 TIẾT Trường PT cấp 2-3 Lương Thế Vinh MÔN: HÓA HỌC – KHỐI 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh:. Lớp: 11A. I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất Câu 1: Nguyên tố nitơ có số oxi hóa là bao nhiêu trong các hợp chất sau: NO; NO2; NH3; N2; N2O: A. +1,+2,0,+5,-3. B. +1,+4,-3,0,+2. C. +2,+4,-3,0,+1. D. +2,+4,+3,0,+1. Câu 2: Để sản xuất 11,2 lít NH3 cần dùng 28 lit khí N2 ở cùng điều kiện. Hiệu suất phản ứng là A. 30% B. 50% C. 20% D. 40% Câu 3: Trong công nghiệp, người ta điều chế HNO3 từ NH3 theo bao nhiêu giai đoạn? A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 4 :Nitơ trơ ở điều kiện thường vì: A. N có độ âm điện nhỏ. B. Phân tử không phân cực. C. Có liên kết 3 trong phân tử. D. Nitơ là phi kim yếu. Câu 5: Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 tăng nếu: A. Giảm áp suất, tăng nhiệt độ. B. Giảm áp suất, giảm nhiệt độ. C. Tăng áp suất, giảm nhiệt độ. D. Tăng áp suất, tăng nhiệt độ. Câu 6: Dãy chất nào sau đây phản ứng với HNO3 đặc, nóng giải phóng khí NO2: A. Fe2O3, Cu, Fe. B. Au, Fe, Pt. C. Al, Fe, MgO. D. FeO, Cu, Al. Câu 7: Nhận xét sau đây đúng khi nói về axit photphoric (H3PO4): A. Tạo được một muối trung hòa và hai muối axit. B. Là axit trung bình, một nấc. C. Là axit mạnh, ba nấc. D. Axit có tính oxi hóa mạnh. Câu 8: Xác định chất (X) và (Y) trong chuỗi sau : N2 NH3 (X) (Y) HNO3 A. (X) là N2, (Y) là N2O5 B. (X) là N2, (Y) là NO2 C. (X) là NO, (Y) là N2O5 D. (X) là NO, (Y) là NO2 Câu 9: Cho phản ứng: Fe + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O . Tổng hệ số tối giản của phương trình là: A. 16 B. 12 C. 9 D. 23 Câu 10: Cho 19,2g kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 dư ,thu được 4,48 lít khí NO (ở đktc). Kim loại M là: A. Mg B. Cu C. Al D. Fe Câu 11:Thêm 150 ml dung dịch KOH 2M vào 120 ml dung dịch H3PO4 1M. Thu được những muối nào: A. KH2PO4; K3PO4 B. K2HPO4; KH2PO4 C. K2HPO4; K3PO4 D. KH2PO4 Câu 12: Độ dinh dưỡng của phân đạm, phân lân, phân kali xác định dựa trên: A. %N;%P;%K B. %N;%P2O5;%K C. %N;%P;%K2O D. %N;%P2O5;%K2O Câu 13: Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc là: A. dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu thoát ra. B. dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ, có khí màu xanh thoát ra. C. dung dịch không đổi màu và có khí màu nâu đỏ thoát ra. D. dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ thoát ra. Câu 14: Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 thu được các sản phẩm là: A. Cu, NO2, O2. B. Cu(NO2)2, NO2. C. CuO, NO2. D. CuO, NO2, O2. Câu 15: Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch mất nhãn: HNO3 ; H3PO4 ; HCl  là: A. Ba(OH)2. B. NaOH. C. AgNO3. D. BaCl2. II. TỰ LUẬN : (5,0 điểm) Câu 1: Tính thể tích khí N2 và H2 cần để sản xuất 34g NH3. Biết các thể khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn và hiệu xuất của phản ứng là 25%. Câu 2: Hòa tan 18,4g hỗn hợp Fe và Cu trong dung dịch HNO3 vừa đủ. Sau phản ứng thu được 15,68 lít khí NO2 ở đktc và dung dịch X. a.Viết phương trình phản ứng xảy ra. b.Tính thành phần phần trăm các chất có trong hỗn hợp ban đầu c. Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn Y. Nhiệt phân hoàn toàn Y thu được a gam .Tính giá trị a? *Cho biết: N= 14; Fe= 56; Cu= 64; H= 1; O=16; Mg=24; Al=27. * Trả lời trắc nghiệm: ghi đáp án đúng nhất vào ô tương ứng với câu bằng bút chì Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án BÀI LÀM PHẦN TỰ LUẬN:

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_hoa_hoc_lop_11_truong_thpt_luong_the_vinh.doc