Phần I. Trắc nghiệm khách quan
Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Chuyển động cơ học là:
A. sự thay đổi khoảng cách của vật này so với vật khác theo thời gian.
B. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
C. sự thay đổi vận tốc của vật.
D. sự thay đổi khoảng cách, vị trí và cả vận tốc của vật.
Câu 2: Chuyển động đều là chuyển động:
A. có vận tốc thay đổi theo thời gian. C. có vận tốc luôn giảm theo thời gian.
B. có vận tốc luôn tăng theo thời gian. D. có vận tốc không thay đổi theo thời gian.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết - Lý 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết - Lý 8
A. Ma trận đề
Trọng số nội dung kiểm tra theo phân phối chương trình
Nội dung
Tổng
số tiết
Lý
thuyết
Tỷ lệ
Trọng số của
chương
Trọng số
bài kiểm tra
LT
VD
LT
VD
LT
VD
Chuyển động cơ
5
3
2.1
2.9
42
58
25
35
Lực cơ
3
3
2.1
0.9
70
30
28
12
Tổng
8
6
4.2
3.8
112
88
53
47
Tính số câu hỏi cho các chủ đề
Cấp độ
Nội dung
Trọng số
Số lợng câu ( chuẩn cần kiểm tra )
Điểm số
T.Số
TN
TL
Cấp độ1,2( Lý thuyết)
Chuyển động cơ
25
2,5 3
3(1,5đ)
1,5
Lực cơ
28
2,83
3 (1,5đ)
1,5
Cấp độ 3,4( Vận dụng)
Chuyển động cơ
35
3,54
2 (1 đ)
2 ( 4đ)
5
Lực cơ
12
1,21
1( 2đ)
2
Tổng
100
10
8( 4đ)
3 ( 6đ)
10
Đề bài :
Phần I. Trắc nghiệm khách quan
Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Chuyển động cơ học là:
A. sự thay đổi khoảng cách của vật này so với vật khác theo thời gian.
B. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
C. sự thay đổi vận tốc của vật.
D. sự thay đổi khoảng cách, vị trí và cả vận tốc của vật.
Câu 2: Chuyển động đều là chuyển động:
A. có vận tốc thay đổi theo thời gian. C. có vận tốc luôn giảm theo thời gian.
B. có vận tốc luôn tăng theo thời gian. D. có vận tốc không thay đổi theo thời gian.
Câu 3: Đơn vị của vận tốc là:
A. km.h B. m.s C. Km/h D. s/m
Câu 4: Hai lực cân bằng là hai lực có:
A. cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ.
B. cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ.
C. phương cùng nằm trên một đường thẳng, ngược chiều.
D. phương cùng nằm trên một đường thẳng, ngược chiều, cùng cường độ.
Câu 5: Muốn làm tăng lực ma sát của một vật thì;
A. làm nhẵn bề mặt tiếp xúc. B. bôi trơn bề mặt tiếp xúc.
C. làm nhám bề mặt tiếp xúc. D. vừa làm nhẵn vừa bôi trơn bề mặt tiếp xúc
Câu 6. Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 10 m/s . Thời gian vật chuyển động hết quãng đường 200m là :
A. 20s B.30s C.40s D.50s
Câu 7. Nam đi bộ từ nhà đến trường học mất 1/4 giờ, biết vận tốc của Nam là 4 km/h. Khoảng cách từ nhà Nam đến trường học là:
A. 400 m. B. 1,5 km. C. 1km. D. 2 km.
Câu 8.Lực ma sát giữa viên bi và mặt đất khi bi đang lăn là:
A. Lực ma sát nghỉ B. Lực ma sát lăn
C. Lực ma sát trượt D. Cả A,B và C sai.
Phần II. Tự luận
Câu 1: Hãy biểu diễn các lực sau đây:
a) Trọng lực của một vật có khối lượng 3kg (tỉ lệ xích 1cm ứng với 10N)
b) Lực kéo 25000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ lệ xích tự chọn)
Câu 2: Một người đi xe đạp trên quãng đường AB dài 15 km, nửa quãng đường đầu người đó đi với vận tốc 7,5 Km/h. Nửa quãng đường sau người đó đi hết 45 phút.
a, Tính thời gian đi hết nửa quãng đường đầu.
b, Tính vận tốc trung bình trên nửa quãng đường sau.
c, Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường AB.
Câu 3.
Một hành khách ngồi trong một đoàn tàu hỏa thứ nhất co chiều dài l1 = 150m, đang chạy với vận tốc v1 = 36km/h. Nhìn thấy đoàn tàu thứ hai có chiều dài l2 = 180m chạy song song cùng chiều với đoàn tàu thứ nhất vượt qua trước mặt mình trong thời gian t1 = 18s. Tính vận tốc đoàn tàu thứ hai.
File đính kèm:
- De kiem tra ly 8 theo PPCT moi.doc