A/Trắc nghiệm : (3đ )
Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau đây:
1. Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l :
a. Bình 1000ml có vạch chia tới 2ml.
b. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.
c. Bình 1000ml có vạch chia tới 1ml.
d. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml.
2. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích của vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:
a. Thể tích bình tràn
b. Thể tích bình chứa.
c. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa .
d. Thể tích phần nước còn lại trong bình tràn.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn Lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10 Bài kiểm tra 1 tiết Ngày soạn: 27/10/2006
Tiết : Môn Lý : 6 Ngày kiểm tra:01/11/2006
A/Trắc nghiệm : (3đ )
Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau đây:
Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l :
Bình 1000ml có vạch chia tới 2ml.
Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.
Bình 1000ml có vạch chia tới 1ml.
Bình 500ml có vạch chia tới 5ml.
Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích của vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:
Thể tích bình tràn
Thể tích bình chứa.
Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa .
Thể tích phần nước còn lại trong bình tràn.
Trên một hộp mức tết có ghi 250g. Số đó chỉ:
Khối lượng của hộp mứt.
Thể tích của hộp mứt.
Sức nặng của hộp mứt.
Sức nặng và khối lượng của hộp mứt.
Khi một quả bóng đập vào bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra kết quả:
Chỉ làm biến dạng quả bóng.
Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Vừa làm biến dạng và cũng Vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng
Trọng lực là :
Lực kéo của lò xo.
Khối lượng của vật.
Lực hút của trái đất.
Cả 3 câu a, b, c đều đúng
Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là :
Hai lực mạnh như nhau.
Hai lực có chiều ngược nhau.
Hai lực có cùng phương.
Cả 3 câu a, b, c đều đúng.
B/ Điền vào chỗ trống
Tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: ( 1đ )
Người ta đo …………………………….. của một vật bằng cân. Đơn vị đo là……………..………………..
C/ Tự luận: (6đ )
Câu 1: Trình bày cách đo độ dài. (1đ)
Câu 2: Trình bày cách đo thể tích vật rắn không thấm nước. ( 1đ )
Câu 3: Lực tác dụng lên một vật gây ra kết quả gì? Nêu ví dụ cho mỗi tác dụng. ( 2đ )
Câu 4 : Hai lực cân bằng là gì? Nêu Ví dụ ( 2đ)
Đáp án bài kiểm tra 1 tiết
A/ Phần trắc nghiệm.
b ( 0,5đ )
c ( 0,5đ )
a ( 0,5đ )
d ( 0,5đ )
c ( 0,5đ )
d ( 0,5đ )
B/ Điền vào chỗ trống
Người ta đo khối lượng của một vật bằng cân. Đơn vị đo là Kilôgam ( Kg) ( 1đ)
C/ Phần tự luận.
Câu 1:
+ Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp. ( 0,5đ )
+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách. ( 0,25đ )
+ Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định. ( 0,25đ )
Câu 2:
+ Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật. ( 0,5đ )
+ Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật. ( 0,5đ )
Câu 3:
+ Làm cho vật biến đổi chuyển động hay làm biến dạng vật đó hoặc cả hai trường hợp. ( 1đ )
+ Mỗi ví dụ đúng được 0,5 điểm.
Câu 4:
+ Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều.( 1 đ)
+ Nêu Ví dụ đúng được 1 đ
File đính kèm:
- tuan 9 KT1 teit.doc