Đề kiểm tra 1 tiết môn: Vật lý 6 tuần 26 tiết 26

A. Trắc nghiệm: (7đ)

 Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau: (7 điểm)

 1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?

 A. Khối lượng của vật tăng. B. Khối lượng của vật giảm.

 C. Khối lượng riêng của vật tăng. D. Khối lượng riêng của vật giảm.

 2. Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?

 A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ. C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ.

 3. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

 A. Khối lượng của chất lỏng tăng.

 B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.

 C. Thể tích của chất lỏng tăng.

 D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng.

 4. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

 A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng. C. Khí, lỏng, rắn. D. Khí, rắn, lỏng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2643 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn: Vật lý 6 tuần 26 tiết 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT HỌ VÀ TÊN:…………………. MÔN: VẬT LÝ 6 Điểm: LỚP: 6…… TUẦN: 26 – TIẾT: 26 Đề 1: A. Trắc nghiệm: (7đ) Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau: (7 điểm) 1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng của vật tăng. B. Khối lượng của vật giảm. C. Khối lượng riêng của vật tăng. D. Khối lượng riêng của vật giảm. 2. Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây? A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ. C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ. 3. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Trọng lượng của chất lỏng tăng. C. Thể tích của chất lỏng tăng. D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng. 4. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng. C. Khí, lỏng, rắn. D. Khí, rắn, lỏng. 5. Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì: A. Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 1000C. B. Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C. C. Rượu động đặc ở nhiệt độ thấp hơn 1000C. D. Rượu động đặc ở nhiệt độ thấp hơn 00C. 6. Muốn đứng ở dưới kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng hệ thống ròng rọc nào dưới đây? A. Một ròng rọc cố định. B. Một ròng rọc động. C. Hai ròng rọc cố định. D. Một ròng rọc động và một ròng rọc cố định. 7. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc động? Ròng rọc động giúp: A. Làm lực kéo vật lên lớn hơn trọng lượng của vật. B. Làm lực kéo vật lên bằng trọng lượng của vật. C. Làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. D. Làm lực kéo vật lên lớn hơn trọng lượng của vật và thay đổi hướng của lực kéo. 8. Giả sử ta dùng ròng rọc động để nâng một bao gạo có khối lượng 60kg. Ta cần tác dụng một lực bằng bao nhiêu trong các giá trị sau đây; A. 600N. B. 300N. C. 800N. D. 1200N. 9. Quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên vì: A. Vỏ quả bóng gặp nóng nở ra. B. Không khí bên trong quả bóng nở ra khi nhiệt độ tăng. C. Không khí bên trong quả bóng co lại. D. Nước bên ngoài ngấm vào bên trong quả bóng. 10. Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng. Vì sao? A. Vì răng dễ bị sâu. B. Vì răng dễ bị rụng. C. Vì răng dễ bị vỡ. D. Vì men răng dễ bị rạn nứt. 11. Tại sao chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở? A. Vì không thể hàn hai thanh ray lại được. B. Vì để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn. C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ dẫn nở. D. Vì chiều dài thanh ray không đủ. 12. Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản: A. Có thể gây ra những lực rất lớn. B. Có thể gây ra những lực rất nhỏ. C. Không gây ra lực. D. Cả ba kết luận trên đều sai. 13. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo nhiệt độ cơ thể người. B. Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim. C. Nhiệt kế kim loại có thể đo nhiệt độ của bàn là đang nóng. D. Nhiệt kế rượu có thể dùng để đo nhiệt độ của khí quyển. 14. Sử dụng dụng cụ nào trong các dụng cụ sau đây để đo nhiệt độ? A. Nhiệt kế. B. Lực kế. C. Cân đồng hồ. D. Ampe kế. B. Tự luận: (3 điểm) 15. Tại sao khi lắp khâu dao, liềm bằng gỗ thì người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán? (1 điểm) 16. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? (1 điểm) 17. Tại sao khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng? (1 điểm) ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................................................ BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN - ĐỀ 1 A. Trắc nghiệm: (7đ) * Khoanh tròn vào phương án đúng (mỗi câu đúng 0.5đ). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án D B C C B D C B B D C A B A B. Tự luận: (3đ) 15. (1đ) Vì khi được nung nóng, khâu nở ra dễ lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán. 16. (1đ) Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài. 17. (1đ) Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dàythì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VẬT LÍ 8 Nội dung kiểm tra Cấp độ nhận thức Tổng cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Ròng rọc. 7 (0,5đ); 8 (0,5đ); 6 (0,5đ); 1,5đ Sự nở vì nhiệt của chất rắn. 1 (0,5đ); 2 (0,5đ); 10 (0,5đ); 15 (1đ) 2,5đ Sự nở vì nhiệt của chất lỏng. 3 (0,5đ); 16 (1đ) 1,5đ Sự nở vì nhiệt của chất khí. 4 (0,5đ); 9 (0,5đ); 1đ Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt. 12 (0,5đ); 5 (0,5đ); 11 (0,5đ); 17 (1đ) 2,5đ Nhiệt kế. Nhiệt giai. 13 (0,5đ); 14 (0,5đ); 1đ Tổng cộng 3đ; 30% 4đ; 40% 3đ; 30% 10đ; 100%

File đính kèm:

  • docmon ly 6tuan 23tiet 26.doc
Giáo án liên quan