Câu 1: Có một ôtô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng?
a. Ôtô đứng yên so với người lái xe. b.Ôtô chuyển động so với mặt đường.
c. Ôtô chuyển động so với người lái xe. d. Ôtô chuyển động so với cây bên đường.
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn: Vật lý - Khối 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Vật Lý- Khối 8
Giáo viên ra đề: Đỗ Minh Quy + Huỳnh Minh Hữu
Ngày kiểm tra: Thứ 4 ngày 07- 10-2009
Tuần kiểm tra: 7 Tiết kiểm tra : 7
Điểm
Lời phê
A.Trắc nghiệm:
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (4 đ)
Câu 1: Có một ôtô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng?
a. Ôtô đứng yên so với người lái xe. b.Ôtô chuyển động so với mặt đường.
c. Ôtô chuyển động so với người lái xe. d. Ôtô chuyển động so với cây bên đường.
Câu 2: Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước.Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng?
a. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. b.Người lái đò đứng yên so với bờ sông.
c. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. d. Người lái đò đứng yên so với dòng nước.
Câu 3: Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây thì vật nào sau đây không phải là vật mốc?
a. Trái đất b. Mặt trăng c.Quả núi d. Bờ sông
Câu 4: Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau:
a. Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
b. Khi vị trí của vật và vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động.
c. Khi vật thay đổi vị trí thì vật đó chuyển động.
d. Khi khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đó không chuyển động.
Câu 5: Khi nào một vật được coi là đứng yên so với vật mốc?
a. Khi vật đó không dịch chuyển theo thời gian. b. Khi vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.
c. Khi vật đó không chuyển động. d. Khi khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không đổi.
Câu 6: Khi xét chuyển động hay đứng yên của một vật. Nhận xét nào sau đây là đúng?
a. Chỉ những vật ở ngoài Trái đất mới được chọn làm mốc.
b. Chỉ những vật gắn liền với Trái đất mới được chọn làm mốc.
c. Có thể chọn một vật bất kì làm mốc.
d. Chỉ những vật chuyển động so với Trái đất mới được chọn làm mốc.
Câu 7: Trong các nhận xét sau, nhận xét nào là đúng nhất?
a. Mặt trời không chuyển động so với Trái đất. b. Trái đất chuyển động so với Mặt trời.
c. Cả a và b đều sai d. Cả a và b đều đúng.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây của hành khách ngồi trên đoàn tàu đang chạy là không đúng ?
a. Đầu tàu chuyển động so với toa tàu.
b. Cột đèn bên đường chuyển động so với đoàn tàu.
c. Người soát vé đang đi trên tàu chuyển động so với đầu tàu.
d. Hành khách đang ngồi trên tàu không chuyển động so với đầu tàu.
Câu 9: Trong các đơn vị sau, đơn vị nào là đơn vị của vận tốc?
a. m.s b. s/m c. Km.h d. Km/h
Câu 10: Thế nào là chuyển động không đều?
a. Là chuyển động có vận tốc thay đổi liên tục. b. Là chuyển động có quãng đường thay đổi theo thời gian.
c. Là chuyển động có vận tốc không đổi. d. Là chuyển động có độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian.
Câu 11: Chỉ ra nhận xét đúng trong các nhận xét sau:
a. Chuyển động của vận động viên chạy 100m là chuyển động đều.
b. Chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời là chuyển động không đều.
c. Chuyển động của đầu kim đồng hồ là chuyển động đều.
d. Chuyển động của ôtô vào bến là chuyển động không đều.
Câu 12: Hùng đạp xe từ nhà đến trường, chuyển động của Hùng là chuyển động như thế nào?
a. Chuyển động không đều b. Chuyển động đều
c. Chuyển động chậm dần d. Chuyển động nhanh dần
Câu 13: Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau:
a. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động. b. Lực là nguyên nhân làm tăng vận tốc của vật.
c. Lực là nguyên nhân làm giảm vận tốc của vật d. Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của vật.
Câu 14: Vật sẽ như thế nào khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng?
a. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.
b. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
c. Vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động nữa.
d. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên hoặc vật đang chuyển động đều sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
Câu 15: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng nhiên thấy người mình bị nghiêng sang trái, chứng tỏ xe :
a. Đột ngột tăng vận tốc. b. Đột ngột giảm vận tốc.
c. Đột ngột rẽ sang phải. d. Đột ngột rẽ sang trái.
Câu 16: Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?
a. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. b. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
c. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. d. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
II. Hãy đánh dấu vào ô đúng hoặc sai cho các câu sau:
Nội dung
Đúng
Sai
1. Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều không thay đổi theo thời gian.
2.Vận tốc trung bình của một chuyển động đều trên các quãng đường khác nhau nói chung là khác nhau.
3.Vận tốc trung bình được tính bằng độ dài quãng đường đi được chia cho thời gian đi hết quãng đường đó.
4. Vận tốc trung bình có độ lớn như nhau trên những quãng đường đi khác nhau.
III. Chọn các cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Một vật chịu tác dụng của …………………………thì vật sẽ tiếp tục …………………hoặc…………………….. Khi có lực tác dụng thì vật không thể thay đổi vận tốc ngay được vì …………………………………
B. Tự luận:
Câu 1: Một người đi bộ trên đoạn đường đầu dài 2km với vận tốc 2m/s, đoạn đường sau dài 1,5km đi hết 0,5h.
Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường ra m/s.
Đổi vận tốc tính được ở câu trên ra km/h.
Câu 2: Minh đang chạy nhanh thì gặp một cây ở bên đường. Minh lấy một tay bám vào cây, Minh có dừng lại ngay được không? Tại sao?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A. Trắc nghiệm : 6 đ
I. Mỗi câu đúng được 0,25đ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
c
d
b
a
c
c
d
a
d
d
d
a
d
d
c
c
II. Mỗi câu đúng được 0,25 đ
1-S 2-Đ 3-Đ 4-S
III. Mỗi ý đúng được 0,25 đ
Hai lực cân bằng - đứng yên - chuyển động thẳng đều – quán tính
B. Tự luận : 4đ
Câu 1: Tóm tắt (0,5đ) Bài giải
s1 = 2km, v1 = 2m/ a, Thời gian đi hết đoạn đường đầu là:
s2 = 1,5km, t2 = 0,5h t1 = s1/v1 = 2000/2 = 1000 (s) (0,5đ)
a, v12 = ? m/s Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là:
b, v12 = ? km/s v12 = s1 + s2 / t1 + t2 = 2000+1500/ 1000+1800 = 1,25(m/s)(1đ)
b, Đổi vận tốc trên ra km/h:
v12 = 1,25m/s = 4,5 (km/s) (1đ)
Đáp số : a, 1,25 m/s
b, 4,5 km/s
Câu 2: Minh không dừng lại ngay được. Vì có quán tính nên Nam tiếp tục chuyển động quanh thân cây thêm vài bước nữa. (1đ)
File đính kèm:
- De KT ly8.doc