Câu 1: Trong văn bản Tôi đi học, chi tiết tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa có ý nghĩa:
A. Muốn chứng tỏ mình đã trưởng thành. B. Tự thấy mình lớn lên và nhận thức nghiêm túc về việc học.
C. Muốn mình thay đổi để được đến trường. D. Muốn thay đổi để mẹ vui lòng.
Câu 2: Trong văn bản Trong lòng mẹ, tác giả đã khắc họa nhân vật bé Hồng:
A. Có tâm hồn trong sáng, tràn ngập tình yêu thương đối với mẹ.
B. Luôn bất mãn với những hành động của người cô.
C. Khát khao tình yêu thương của người cha.
D. Luôn muốn thoát khỏi gia đình để tìm mẹ.
Câu 3: Trong văn bản Tức nước vỡ bờ, tác giả muốn tố cáo:
A. Chế độ phong kiến đã dùng đồng tiền để chà đạp lên nhân phẩm của người nông dân.
B. Chế độ phong kiến đã áp bức bóc lột tàn bạo không còn chỗ cho người nông dân lương thiện được sống.
C. Chế độ phong kiến đã dùng thế lực để gây ra cái chết đáng thương cho người nông dân.
D. Bộ mặt độc ác của bọn cường háo ác bá.
Câu 4: Qua văn bản Hai cây phong, em hiểu gì về tình cảm của nhân vật tôi?
A. Là một người thích đi xa.
B. Một con người luôn muốn làm điều gì đó cho quê hương.
C. Là một người yêu quê hương sâu nặng, thiết tha gắn bó với những kỉ niệm tuổi thơ, với cảnh và người của quê hương.
D. Là một người có tài năng miêu tả, tưởng tượng khi kể chuyện.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn Khối 8 - Trường THCS Tam Thanh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TR TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT
Tên: ............................................. MÔN NGỮ VĂN 8
Lớp: .......... Tuần 11 - Tiết: 41
Điểm
Lời phê của thầy( cô giáo).
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
I. Khoanh tròn vào phương án đúng nhất trong các câu dưới đây:( 2 điểm)
Câu 1: Trong văn bản Tôi đi học, chi tiết tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa có ý nghĩa:
A. Muốn chứng tỏ mình đã trưởng thành. B. Tự thấy mình lớn lên và nhận thức nghiêm túc về việc học.
C. Muốn mình thay đổi để được đến trường. D. Muốn thay đổi để mẹ vui lòng.
Câu 2: Trong văn bản Trong lòng mẹ, tác giả đã khắc họa nhân vật bé Hồng:
Có tâm hồn trong sáng, tràn ngập tình yêu thương đối với mẹ.
Luôn bất mãn với những hành động của người cô.
Khát khao tình yêu thương của người cha.
Luôn muốn thoát khỏi gia đình để tìm mẹ.
Câu 3: Trong văn bản Tức nước vỡ bờ, tác giả muốn tố cáo:
A. Chế độ phong kiến đã dùng đồng tiền để chà đạp lên nhân phẩm của người nông dân.
B. Chế độ phong kiến đã áp bức bóc lột tàn bạo không còn chỗ cho người nông dân lương thiện được sống.
C. Chế độ phong kiến đã dùng thế lực để gây ra cái chết đáng thương cho người nông dân.
D. Bộ mặt độc ác của bọn cường háo ác bá..
Câu 4: Qua văn bản Hai cây phong, em hiểu gì về tình cảm của nhân vật tôi?
Là một người thích đi xa.
Một con người luôn muốn làm điều gì đó cho quê hương.
Là một người yêu quê hương sâu nặng, thiết tha gắn bó với những kỉ niệm tuổi thơ, với cảnh và người của quê hương.
Là một người có tài năng miêu tả, tưởng tượng khi kể chuyện.
Câu 5: Nhận xét nào đúng nhất về nhân vật ông giáo trong tác phẩm Lão Hạc?
A. Là một người biết đồng cảm chia sẻ với nỗi khổ của lão Hạc.
B. Là một người đáng tin cậy để lão Hạc trao gửi niềm tin.
C. Là người có cách nhìn nhân hậu về lão Hạc nói riêng và về người nông dân nói chung.
D. Là người đã hiểu nhầm về con người lão Hạc.
Câu 6: Bức tranh của họa sĩ Bơ-men là một tác phẩm nghệ thuật vì:
A. Nó là một bức tranh đẹp.
B. Nó là một bức tranh có thể bán với giá cao.
C. Nó là một bức tranh được vẽ trong một đêm mưa bão.
D. Nó được tạo ra từ tình yêu thương, vì sự sống của con người.
Câu 7: Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung của văn bản Lão Hạc?
Cảnh khốn cùng, nhân cách cao quý của lão Hạc qua đó là số phận đau thương và phẩm chất đáng quý của người nông dân.
Tái hiện lại tâm trạng đau khổ và ân hận của lão Hạc.
Lão Hạc kể lại chuyện bán chó.
Lòng xót xa, thông cảm của ông giáo đối với lão Hạc.
Câu 8: Trong văn bản Cô bé bán diêm có đoạn: “Khi tất cả những que diêm còn lại cháy lên, là lúc cô bé bán diêm thấy mình bay lên cùng bà chẳng đói rét, đau buồn nào đoe dọa họ nữa.” Điều đó có ý nghĩa:
Được sống bên người thân là hạnh phúc lớn lao.
Tình cảm gia đình là quý giá nhất trên thế gian này.
Thoát khỏi cảnh đói rét, đau buồn là điều quan trọng nhất của mỗi con người.
Cuộc sống trên thế gian chỉ là buồn đau, chỉ có cái chết mới giải thoát được bất hạnh của họ.
II. Ghép mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp : ( 1 điểm)
Cột A (tên văn bản)
Cột B (tác giả)
Nối
1. Chiếc lá cuối cùng
a. Xéc–van-téc
1 →
2. Đánh nhau với cối xay gió
b. An–đéc-xen
2 →
3. Hai cây phong
c. O Hen-ri.
3 →
4.Cô bé bán diêm
d. Ai–ma–tốp
4 →
e. Thanh Tịnh
III. Hãy điền những từ thích hợp để hoàn chỉnh đoạn văn trong văn bản Lão Hạc (1điểm)
Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang ........................ở trên giường, đầu tóc ....................., quần áo .........................., hai mắt long ...................
(Nam Cao – Lão Hạc)
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: Từ hình ảnh hai nhân vật chị Dậu và lão Hạc trong các văn bản đã học, em hãy nêu cảm nhận của mình về số phận và phẩm chất đáng quý của những người nông dân trong xã hội cũ. (2 điểm)
Câu 2: Từ tác phẩm Cô bé bán diêm em có suy nghĩ gì về cô bé bán diêm và xã hội Đan Mạch thời kỳ đó.Liên hệ với xã hội ta ngày nay, bản thân em và trách nhiệm của mỗi chúng ta? (4 điểm )
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
A. Trắc nghiệm:
I. Khoanh tròn vào phương án đúng ( mỗi câu 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ/án
B
A
B
C
C
D
A
D
II. Nối cột: ( 1 điểm)
1c, 2a, 3d, 4b.
III. Điền từ:( Mỗi ý được 0.25 điểm)
.................vật vã,...................rũ rượi......................xộc xệch,................sòng sọc.
B . Tự luận
Câu 1: ( 2 điểm)
Số phận: nghèo khổ, bị dồn vào bước đường cùng không lối thoát.
Phẩm chất: là những người chịu thương, chịu khó, biết hi sinh cho người thân.
Câu 2 ( 4 điểm)
Cô bé bán diêm bị người cha hắt hủi, phải đi bán diêm trong đêm giao thừa đói rét.
Cô bé chết ngay trong đêm giao thừa mà không một ai hay biết
Rất đáng thương.
Xã hội quay lưng thờ ơ trước những mảnh đời bất hạnh.
Đáng chê trách.
Gia đình, xã hội ta nay luôn chăm lo cho các em, đặt biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn.
Chúng ta phải cố gắng học tập để xứng đáng.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_ngu_van_khoi_8_truong_thcs_tam_thanh_co_d.doc