Câu 1: Nội dung chủ yếu phản ánh trong tục ngữ là gì?
a. Tâm tư, tình cảm con người c. Kinh nghiệm mọi mặt trong cuộc sống con người
b. Sinh hoạt xã hội d. Thân phận con người.
Câu 2: Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm của tục ngữ?
a. Thường có vần, nhất là vần lưng.
b. Ngắn gọn, hàm súc.
c. Các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung.
d. Thường là một cặp lục bát.
Câu 3: Câu tục ngữ thuộc chủ đề về thiên nhiên là:
a. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
b. Một giọt máu đào hơn ao nước lã
c. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa
d. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.
Câu 4: Trong các câu dưới đây, câu được trích từ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là:
a. Người Việt Nam ta ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
b. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
c. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
d. Tiếng ta lại giàu về thanh điệu.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Tam Thanh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN:....... MÔN: NGỮ VĂN 7
LỚP: TUẦN: 25 - TIẾT: 97
Điểm
Lời phê của thầy( cô) giáo.
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm)
Câu 1: Nội dung chủ yếu phản ánh trong tục ngữ là gì?
a. Tâm tư, tình cảm con người c. Kinh nghiệm mọi mặt trong cuộc sống con người
b. Sinh hoạt xã hội d. Thân phận con người.
Câu 2: Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm của tục ngữ?
a. Thường có vần, nhất là vần lưng.
b. Ngắn gọn, hàm súc.
c. Các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung.
d. Thường là một cặp lục bát.
Câu 3: Câu tục ngữ thuộc chủ đề về thiên nhiên là:
a. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
b. Một giọt máu đào hơn ao nước lã
c. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa
d. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.
Câu 4: Trong các câu dưới đây, câu được trích từ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là:
a. Người Việt Nam ta ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
b. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
c. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
d. Tiếng ta lại giàu về thanh điệu.
Câu 5: Trong các câu dưới đây, câu không có nội dung thể hiện sự giản dị của Bác Hồ là:
a. Bác giản dị trong đời sống, trong tác phong sinh hoạt.
b. Bác giản dị trong quan hệ với mọi người, trong từng câu nói và bài viết.
c. Trong thơ văn của mình, Bác Hồ cũng biểu hiện sự giản dị đó.
d. Các nhà thơ, nhà văn khác cũng viết về sự giản dị của Bác Hồ.
Câu 6: Từ giản dị trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ có thể thay thế bằng từ nào dưới đây?
a. Quái dị b. Giản đơn
c. Bình dị. d. Tối giản
Câu 7: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc chủ yếu của văn chương là:
a. Tình cảm, lòng vị tha của con người.
b. Cuộc sống lao động và chiến đấu của con người.
c. Nghi lễ, phong tục tập quán của con người.
d. Trò chơi, thú giải trí của con người.
Câu 8: Văn nghị luận của Hoài Thanh, qua đoạn trích Ý nghĩa văn chương có gì đặc sắc?
a. Lập luận chặt chẽ, rất thuyết phục.
b. Bố cục cân đối, rất mạch lạc, sáng rõ..
c. Kể chuyện đời xưa, làm dẫn chứng hấp dẫn..
d. Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống cho các nhận định: (1 điểm)
1. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống ................................... của ta.
2. .. gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình càm ta sẵn có.
III. Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp: (1 điểm)
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Tục ngữ nói về đạo lí sống đẹp của người Việt Nam.
a. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
1®
2. Có nghĩa là hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, ý chí nghị lực.
b. Một mặt người bằng mười mặt của
2®
3. Đề cao giá trị của con người so với vật chất.
c. Có chí thì nên
3®
4. Tục ngữ về thiên nhiên.
d. Tấc đất đấc vàng.
4®
e. Uống nước nhớ nguồn
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: Cho câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo, em hãy giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng và rút ra bài học cho bản thân từ câu tục ngữ ấy. (3 điểm)
Câu 2: Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về Bác khi học văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ và qua đoạn thơ:
Nơi Bác ở: sàn mây, vách gió,
Sớm nghe chim rừng hót sau nhà,
Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ,
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
( Tố Hữu) (3 điểm)
ĐÁP ÁN
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
I.
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
Trả lời
c
d
c
b
d
c
a
d
II.
1. .. quý báu của ta.
2. Văn chương..
III.
1e 2c 3b 4a
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: - HS giải thích được một cách khái quát về nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ( 2 điểm).
- Rút ra bài học cho bản thân từ câu tục ngữ ấy. (1 điểm)
Câu 2:
- HS nói được, cảm nhận được sự giản dị của Bác Hồ trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày ( ăn, ở, làm việc, nghỉ ngơi)(1.5 điểm)
- Qua đó thể hiện lòng kính yêu, biết ơn sâu nặng đối vớ Bác Hồ. (1.5 điểm)
File đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_ngu_van_lop_7_truong_thcs_tam_thanh_co_da.doc