Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 32, Tiết 157 - Trường THCS Tam Thanh (Có đáp án)

Câu 1: Trong các câu sau, câu có khởi ngữ là:

a. Về trí thông minh thì nó là nhất. b. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả.

c. Nó là một học sinh thông minh. d. Người thông minh nhất lớp là nó.

Câu 2: Trong câu “Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.” chứa thành phần biệt lập, đó là:

a. Gọi - đáp b. Tình thái c. Phụ chú d. Cảm thán

Câu 3: Nội dung nào sau đây là một trong những dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú?

a. Thường được đặt giữa hai dấu ngoặc kép. b. Thường được đặt giữa hai dấu chấm phẩy.

c. Thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang. d. Thường được đặt ở cuối câu.

Câu 4: Phép liên kết câu trong đoạn văn sau là:

“ Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.” (Nam Cao)

a. Phép nối b. Phép lặp c. Phép thế d. Phép trái nghĩa

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 32, Tiết 157 - Trường THCS Tam Thanh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH                                             KIỂM TRA 1 TIẾT HỌ VÀ TÊN:                                           MÔN: NGỮ VĂN 9 LỚP: ..                                                                                  TUẦN: 32 - TIẾT: 157 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN: Đề: A. Trắc nghiệm: (4 điểm). I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm) Câu 1: Trong các câu sau, câu có khởi ngữ là: a. Về trí thông minh thì nó là nhất. b. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả. c. Nó là một học sinh thông minh. d. Người thông minh nhất lớp là nó. Câu 2: Trong câu “Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.” chứa thành phần biệt lập, đó là: a. Gọi - đáp b. Tình thái c. Phụ chú d. Cảm thán Câu 3: Nội dung nào sau đây là một trong những dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú? a. Thường được đặt giữa hai dấu ngoặc kép. b. Thường được đặt giữa hai dấu chấm phẩy. c. Thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang. d. Thường được đặt ở cuối câu. Câu 4: Phép liên kết câu trong đoạn văn sau là: “ Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.” (Nam Cao) a. Phép nối b. Phép lặp c. Phép thế d. Phép trái nghĩa Câu 5: Dòng nào sau đây chưa phải là câu? a. Bạn An, người vẽ đẹp nhất lớp. b. Bạn thân của em là An. c. Cái máy tính làm việc suốt buổi. d. Suốt buổi, cái máy tính vẫn làm việc. Câu 6: Từ “băn khoăn” trong câu nào sau đây là danh từ? a. Anh ấy cứ băn khoăn về chuyện đó mãi. b. Cảm giác băn khoăn cứ đeo đẳng anh. c. Cái nhìn của cô làm anh không khỏi băn khoăn. d. Những băn khoăn ấy làm anh cứ day dứt. Câu 7: Trong các câu cầu khiến dưới đây, câu nào có chức năng khác với những câu còn lại? a. Con nên đi ngay! b. Mau mang sách ra! c. Đóng cửa lại! d. Phải đi ngay đi! Câu 8: Những từ: “à, ư, hả, hở” thường xuất hiện trong câu nghi vấn. Đó là từ loại: a. Trợ từ b. Tình thái từ c. Phó từ d. Quan hệ từ II. Ghép một ý ở cột A với một ý ở cột B cho thích hợp: ( 1 điểm) Cột A Cột B Nối 1. Thành phần tình thái. 2. Thành phần phụ chú. 3. Thành phần cảm thán. 4. Thành phần gọi - đáp. a. Trời ơi, chỉ còn có năm phút. (Lặng lẽ SaPa) b. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. (Làng) c. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. (Chiếc lược ngà) d. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm (Lão Hạc). e. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. (Chiếc lược ngà) 1 → 2 → 3 → 4 → III. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm) Câu 1: Thành phần gọi – đáp được dùng để . hoặc quan hệ giao tiếp. Câu 2: Khởi ngữ là ...đứng trước chủ ngữ để nêu lên .. được nói đến trong câu. B. Tự luận: (6 điểm). Câu 1:   Viết lại các câu sau, chuyển phần gạch chân thành khởi ngữ? (1 điểm). a. Nó làm bài tập rất cẩn thận        .... b. Bức tranh đẹp, nhưng cũ         ... Câu 2:   Tạo một tình huống có sử dụng hàm ý, chỉ ra hàm ý đó? (1 điểm). Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, trong đó có sử dụng ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái. (4 điểm) ĐÁP ÁN A. Trắc nghiệm: (4 điểm) I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án đúng a c c d a d a b II. Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp: (1 điểm) 1 → c ; 2 → d ; 3 → a ; 4 → b III. Điền từ ngữ thích hợp: (1 điểm) Câu 1: Thành phần gọi – đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. Câu 2: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. B. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: (1 điểm) a. Bài tập này, nó làm rất cẩn thận. b. Đẹp thì bức tranh này đẹp, nhưng cũ. Câu 2: Có thể là những tình huống sau: (1 điểm) Ngày mai, bạn đi tắm biển không? - Mình bận làm bài tập (Hàm ý: Mình không đi tắm biển). Câu 3: HS viết đoạn văn giới thiệu được văn bản và đáp ứng được các yêu cầu. (4 điểm) Câu 1: Mỗi câu đúng được 0.5 điểm a. Bài tập này, nó làm rất cẩn thận. b. Đẹp thì bức tranh này đẹp, nhưng cũ. Câu 2:  - Ngày mai, bạn đi tắm biển không? - Mình bận làm bài tập (Hàm ý: Mình không đi tắm biển). (1 điểm) Top of Form Bottom of Form

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_ngu_van_lop_9_tuan_32_tiet_157_truong_thc.doc
Giáo án liên quan