Đề kiểm tra 1 tiết Vật lý 8 có đáp án

Thời gian: 45 phút( không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau đây:

Câu 1: Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau, câu nào đúng?

A .Người lái đò đứng yên so với dòng nước.

B .Người lái đò chuyển động so với dòng nước.

C .Người lái đò dứng yên so với bờ sông.

D .Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Vật lý 8 có đáp án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Thời gian: 45 phút( không kể thời gian phát đề) I. TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau đây: Câu 1: Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau, câu nào đúng? A .Người lái đò đứng yên so với dòng nước. B .Người lái đò chuyển động so với dòng nước. C .Người lái đò dứng yên so với bờ sông. D .Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. Câu 2: Khi có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất? A .Vận tốc không thay đổi. B .Vận tốc của vật tăng. C .Vận tốc giảm dần. D .Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần. Câu 3: Hành khách ngồi trên ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe: A .đột ngột giảm vận tốc. B .đột ngột tăng vận tốc. C .đột ngột rẽ trái. D .đột ngột rẽ phải. Câu 4: Trong các cách làm sau đây, cách nào giảm được lực ma sát? A .Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. B .Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. C .Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. D .Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu 5: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất? A .Người đứng cả hai chân. B.Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập người xuống. C .Người đứng cả hai chân nhưng hai tay cầm quả tạ. D.Tất cả A,B,C đều đúng. Câu 6. Trong các cách làm tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là đúng ? A. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, giảm diện tích bị ép. B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép. C. Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực, giam diện tích bị ép. D. Muốn giảm áp suất thì tăng diện tích bị ép, giữ nguyên áp lực. II. TỰ LUẬN. Câu 7: (2 điểm)Một vật hình hộp chữ nhật có kích thước 20cm x 10cm x 5cm đặt trên mặt bàn nằm ngang. biết trọng lượng riêng của chất làm vật là d=18400N/m2. Tính áp suất lớn nhất và nhỏ nhất lên mặt bàn. Câu 8:(3 điểm) Hai vật chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng. Nếu đi ngược chiều để gặp nhau thì sau 10 giây khoảng cách giữa hai vật giảm 12m. nếu đi cùng chiều thì sau 10 giây, khoảng cách giữa hai vật chỉ giảm 5m. Hãy tìm vận tốc của mỗi vật . Câu 9:(1điểm) Một vật chuyển động từ A đến B cách nhau 180m. Trong nửa đoạn đường đầu vật đi với vận tốc v1=5m/s, nửa đoạn đường còn lại vật chuyển động với vận tốc v2= 3m/s. a.Sau bao lâu vật đến B? b.Tính vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường AB. Câu 10 (1 điểm): Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao của nước trong cốc là là 12cm. Tính áp suất của nước lên đáy cốc và lên một điểm A cách đáy cốc 4cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CÂU 1 2 3 4 5 6 Phương án Trả lời A D D C C D Câu 7:(2 điểm) Từ công thức p = ta thấy khi lực F không đổi thì áp suất lớn nhất khi diện tích bị ép (S) nhỏ nhất, và ngược lại áp suất nhỏ nhất khi diện tích bị ép (S) lớn nhất: Thể tích của vật: V = 20. 10 . 5 = 1000cm3 = 0,001m3. Trọng lượng của vật: P = d . V =18400 . 0,001 = 18,4 (N) Mặt bàn nằm ngang nên áp lực có độ lớn bằng đúng giá trị của trọng lượng: F=P=18,4N +Diện tích mặt tiếp xúc lớn nhất: S = 20 .10 = 200 (cm2) = 0,02 m2. Áp suất nhỏ nhất: p = 920 (N/m2) +Diện tích mặt tiếp xúc nhỏ nhất: S’= 10 . 5 = 50(cm2) = 0,005 m2. Áp suất lớn nhất: p’ = 3680 (N/m2) Câu 8: Gọi S1,S2 là quãng đường đi được của các xe: Ta có: S1= v1.t, S2= v2.t. Xe 1 Xe 2 a/ b/ Hình 1 -Khi đi ngược chiều (Hình 1a), độ giảm khoảng cách của hai vật bằng tổng quãng đường hai vật đã đi : S1+S2= 12m. S1+S2=(v1+v2)t=12, suy ra: v1+v2=1,2 (1) -Khi đi cùng chiều (Hình 1b), độ giảm khoảng cách của hai vật bằng hiệu quãng đường hai vật đã đi : S1 - S2= 5m. S1-S2=(v1-v2)t=5, suy ra: v1- v2=0,5 (2) Lấy (1) cộng (2) vế với vế, ta được: 2v1= 1,7, Suy ra:v1 = =0,85 (m/s) Vận tốc của vật thứ hai: v2=1,2 – 0,85 = 0,35 (m/s) Câu 9:(1 điểm).a.Thời gian đi nửa đoạn đường đầu: t1=(s) Thời gian đi nửa đoạn đường sau: t2= (s) Thời gian đi cả đoạn đường: t = t1 + t2 = 18 + 30 = 48 (s) Vậy sau 48 giây vật đến B. b.Vận tốc trung bình : vtb = (m/s). Câu 10: Đổi đơn vị: 12cm = 0,12m ; 4cm =0,04cm. Áp suất tác dụng lên đáy cốc: p= h.d= 0,12.10000 = 1200(N/m2) Độ sâu của điểm A so với mặt thoáng: h’= 0,12 – 0,04 =0,08 (m) Áp suất tác dụng lên điểm A: p’= h’.d=0,08. 10000=8000(N/m2)

File đính kèm:

  • docde kiem tra vat li 8co dap an.doc
Giáo án liên quan