Đề kiểm tra chất lượng học kỳ năm học 2007 - 2008 - Môn: Ngữ văn lớp 12 - Mã đề 352

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)

1/ : “Nỗi khinh bỉ của anh phì cả ra ngoài, theo cái bĩu môi dài thườn thượt . Mũi anh nhăn lại như ngửi thấy mùi xác thối. Vợ chồng anh thi nhau kể tội người nhà quê đủ thứ. Toàn là những người ngu độn, lỗ mãng, ích kỉ, tham lam, bần tiện cả ”. (“Đôi mắt” - Nam Cao)

“anh” là ai trong số các nhân vật sau:

a Hoàng. b Độ. c Anh tuyên truyền viên. d Tác giả.

2/ : Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nhân vật Mị có lúc đã so sánh mình với đối tượng nào?

a Con ở. b Con bò. c Con rùa. d Con trâu, con ngựa.

3/ Tiền thân của truyện ngắn “Vợ nhặt” là tác phẩm nào?

a Xóm ngụ cư. b Đứa con người vợ lẽ.

c Con chó xấu xí. d Nên vợ nên chồng.

4/ Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, khi mới biết mình bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà Thống lí, Mị đã có phản ứng như thế nào?

a Chống lại gia đình Thống Lí. b Định tự tử bằng lá ngón.

c Cãi lại cha con Thống Lí. d Nhẫn nhục, cam chịu.

5/ Trong “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài, diễn biến tâm lí của Mị ra sao trước khi đi đến hành động cởi trói cho A Phủ?

a Thờ ơ, vô cảm  Liên tưởng đến cảnh ngộ của mình  Thương mình  Thương A Phủ  Quyết định cởi trói.

b Chạnh lòng thương  Cảm thông  Căm phẫn A Sử  Quyết định cởi trói.

c Căm phẫn A Sử  Thương A Phủ  Quyết định cởi trói.

d Cảm thông  Thương mình  Quyết định cởi trói.

6/ Nhân vật “thị” trong “Vợ nhặt”- Kim Lân đồng ý theo không Tràng về làm vợ với mục đích đầu tiên là:

a Tìm nơi nương tựa.

b Để thực hiện mơ ước mơ về hạnh phúc gia đình.

c Tìm kiếm một tình yêu đích thực.

d Muốn cùng Tràng gánh vác gánh nặng gia đình.

7/ Tác phẩm “Đôi mắt”- Nam Cao lúc đầu có tên là:

a Tiên sư thằng Tào Tháo. b Tiên sư anh Tào Tháo.

c Đôi mắt. d Chuyện anh Tào Tháo.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ năm học 2007 - 2008 - Môn: Ngữ văn lớp 12 - Mã đề 352, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I TRƯỜNG PTTH LÊ CHÂN NĂM HỌC 2007-2008 Mã đề 352 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12 Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 2 trang) ----------------------------------------- Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) 1/ : “Nỗi khinh bỉ của anh phì cả ra ngoài, theo cái bĩu môi dài thườn thượt . Mũi anh nhăn lại như ngửi thấy mùi xác thối. Vợ chồng anh thi nhau kể tội người nhà quê đủ thứ. Toàn là những người ngu độn, lỗ mãng, ích kỉ, tham lam, bần tiện cả…”. (“Đôi mắt” - Nam Cao) “anh” là ai trong số các nhân vật sau: a Hoàng. b Độ. c Anh tuyên truyền viên. d Tác giả. 2/ : Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nhân vật Mị có lúc đã so sánh mình với đối tượng nào? a Con ở. b Con bò. c Con rùa. d Con trâu, con ngựa. 3/ Tiền thân của truyện ngắn “Vợ nhặt” là tác phẩm nào? a Xóm ngụ cư. b Đứa con người vợ lẽ. c Con chó xấu xí. d Nên vợ nên chồng. 4/ Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, khi mới biết mình bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà Thống lí, Mị đã có phản ứng như thế nào? a Chống lại gia đình Thống Lí. b Định tự tử bằng lá ngón. c Cãi lại cha con Thống Lí. d Nhẫn nhục, cam chịu. 5/ Trong “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài, diễn biến tâm lí của Mị ra sao trước khi đi đến hành động cởi trói cho A Phủ? a Thờ ơ, vô cảm à Liên tưởng đến cảnh ngộ của mình à Thương mình à Thương A Phủ à Quyết định cởi trói. b Chạnh lòng thương à Cảm thông à Căm phẫn A Sử à Quyết định cởi trói. c Căm phẫn A Sử à Thương A Phủ à Quyết định cởi trói. d Cảm thông à Thương mình à Quyết định cởi trói. 6/ Nhân vật “thị” trong “Vợ nhặt”- Kim Lân đồng ý theo không Tràng về làm vợ với mục đích đầu tiên là: a Tìm nơi nương tựa. b Để thực hiện mơ ước mơ về hạnh phúc gia đình. c Tìm kiếm một tình yêu đích thực. d Muốn cùng Tràng gánh vác gánh nặng gia đình. 7/ Tác phẩm “Đôi mắt”- Nam Cao lúc đầu có tên là: a Tiên sư thằng Tào Tháo. b Tiên sư anh Tào Tháo. c Đôi mắt. d Chuyện anh Tào Tháo. 8/ Bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” - Huy Cận thể hiện nội dung gì? a Cái nhìn của tác giả về quá khứ lịch sử. b Thái độ của tác giả đối với hiện thực tươi đẹp của đất nước. c Sự hoài niệm của tác giả về quá khứ. d Cái nhìn và thái độ của tác giả đối với quá khứ lịch sử và hiện tại tươi đẹp của đất nước. 9/ Kim Lân hoàn thành truyện ngắn “Vợ nhặt” vào thời gian nào? a 1965. b 1954. c 1955. d 1945. Trang 1/2 - M· ®Ò 352 10/ Bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” - Huy Cận ra đời vào năm nào? a 1965. b 1975. c 1960. d 1958 11/ : “Là một cây bút truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng. Nói như Nguyên Hồng, ông là nhà văn một lòng đi về với “đất”, với “người”, với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn” (SGK Văn học 12, tập 1 - Trang 104). Ông là ai trong số các tác giả sau? a Nguyễn Khải. b Kim Lân. c Tô Hoài. d Nam Cao 12/ Đọc khổ thơ sau: …Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa… (“Tiếng hát con tàu” - Chế Lan Viên) Cho biết tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật độc đáo nào? a Nhân hoá. b Liên tưởng. c Cường điệu. d So sánh tầng bậc. Phần II: Tự luận (7 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau Đề 1: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Tâm tư trong tù” của Tố Hữu: …Cô đơn thay là cảnh thân tù! Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về… Đề 2: Sức sống tiềm tàng của Mị trong đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài -------------------------------HÕt-------------------------------- Hä tªn häc sinh………………………….. Gi¸m thÞ 1:……………............................ Sè b¸o danh:……………………………... Gi¸m thÞ 2:................................................. Trang 2/2 - M· ®Ò 352

File đính kèm:

  • docde 2.doc