Đề kiểm tra cuối học kì I năm học 2019-2020 môn Tiếng Việt Lớp 3

1. Bài văn tả cảnh vùng nào? (M1- 0.5đ)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Vùng biển. B. Vùng núi. C. Vùng đồng bằng.

 2. Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển? (M1- 0.5đ)

 Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. 1 sắc màu. B. 2 sắc màu. C. 3 sắc màu. D. 4 sắc màu

 3. Trong câu" Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục" từ nào là từ chỉ đặc điểm? (M2 - 0.5đ)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Xanh lơ, xanh lục B. Nước biển C. Chiều tà

4. Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh? (M3 – 0,5đ)

 Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

 A. Đôi bờ thôn xóm nước màu xanh của luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.

 B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 41 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì I năm học 2019-2020 môn Tiếng Việt Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Lớp: Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN TIẾNG VIỆT 3 (Thời gian làm bài 60 phút) Điểm: Nhận xét: A. Kiểm tra đọc (10đ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4đ) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6đ) (Thời gian: 20 phút) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi. Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “Bà chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. Theo Thuỵ Chương 1. Bài văn tả cảnh vùng nào? (M1- 0.5đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Vùng biển. B. Vùng núi. C. Vùng đồng bằng. 2. Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển? (M1- 0.5đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. 1 sắc màu. B. 2 sắc màu. C. 3 sắc màu. D. 4 sắc màu 3. Trong câu" Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục" từ nào là từ chỉ đặc điểm? (M2 - 0.5đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Xanh lơ, xanh lục B. Nước biển C. Chiều tà 4. Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh? (M3 – 0,5đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Đôi bờ thôn xóm nước màu xanh của luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi. B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. C. Nơi dòng bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. 5. Em cần làm gì để các bãi biển của nước ta ngày càng sạch đẹp hơn? (M4 – 1đ) ................................................................................................................................................................................................................................................................................ 6. Câu “Khi chiều tà, nước biển chuyển sang màu xanh lục.” thuộc mẫu câu nào đã học? (M1 - 1đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? 7. Em đặt dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào trong các câu văn sau: (M2-1đ) Mi-sút-ca Xta-xích I-go cả ba bạn đều bịa chuyện Nhưng chỉ có I-go bị gọi là kẻ nói dối xấu xa 8. Đặt 2 câu trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. (M3 – 1đ) ................................................................................................................................................................................................................................................................................ B. Kiểm tra viết (10đ) (Thời gian: 40 phút) 1. Chính tả nghe - viết (4đ) (15 phút) Bài viết: Vầng trăng quê em. SGK TV3 tập 1/142. 2. Tập làm văn (6đ) (25 phút) Viết một đoạn văn ngắn (6-8 câu) giới thiệu các bạn trong tổ của em . ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM A. Kiểm tra đọc (10đ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4đ) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1đ - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1đ - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1đ - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1đ 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm) 1. Bài văn tả cảnh vùng nào? (M1- 0.5đ) A. Vùng biển. 2. Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển? (M1- 0.5đ) C. 3 sắc màu. 3. Trong câu" Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục" từ nào là từ chỉ đặc điểm? (M2 - 0.5đ) A. Xanh lơ, xanh lục 4. Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh? (M3 – 0,5đ) B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. 5. Em cần làm gì để các bãi biển của nước ta ngày càng sạch đẹp hơn? (M4 – 1đ) Giữ vệ sinh môi trường, không xả rác xuống biển 6. Câu “Khi chiều tà, nước biển chuyển sang màu xanh lục.” thuộc mẫu câu nào đã học? (M1 - 1đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: B. Ai làm gì? 7. Em đặt dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào trong các câu văn sau: (M2-1đ) Mi-sút-ca, Xta-xích, I-go cả ba bạn đều bịa chuyện. Nhưng chỉ có I-go bị gọi là kẻ nói dối xấu xa. (Đặt đúng mỗi dấu câu được: 0,25đ) 8. Đặt 2 câu trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. (M3 – 1đ) (Đặt đúng mỗi câu được: 0,2đ) B. Kiểm tra viết (10đ) 1. Chính tả nghe - viết (4đ) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1đ - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1đ - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1đ. (Sai 1 lỗi trừ 0,1đ, 2 lỗi trừ 0,25đ) - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1đ 2. Tập làm văn (6đ) - Nội dung: Viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu của đề bài: 3đ - Kĩ năng: + Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1đ + Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1đ + Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1đ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ I - LỚP 3 Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu, câu số, số điểm, Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL * Đọc hiểu văn bản: - Biết nêu nhận xét đơn giản một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; liên hệ được với bản thân, thực tiễn bài học. - Hiểu ý chính của đoạn văn. - Biết rút ra bài học, thông tin đơn giản từ bài học. Số câu 2 1 1 1 4 1 Câu số 1, 2 3 4 5 Số điểm 1 0,5 0,5 1 2 1 * Kiến thức Tiếng Việt: - Nhận biết được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất. Từ ngữ về thiếu nhi, gia đình, trường học, cộng đồng, quê hương, các dân tộc, thành thị, nông thôn. - Viết đặt câu và TLCH theo các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? - Biết cách dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm hỏi. - Nhận biết và đặt được câu có biện pháp so sánh. Số câu 1 1 1 2 1 Câu số 6 7 8 Số điểm 1 1 1 2 1 Tổng Số câu 3 2 1 1 1 6 2 3 2 2 1 8 Số điểm 2 1,5 0,5 1 1 4 2 2 1,5 1,5 1 6 Tỉ lệ % 33 25 8 17 17 67 33 33 25 25 17 100

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_2020_mon_tieng_viet_l.doc