Bài 1 (2đ): Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực
A- Ròng rọc cố định; B- Ròng rọc động;
C- Mặt phẳng nghiêng; D- Đòn bẩy.
Bài 2 (2đ): Hiện tượng nào sau đây xẩy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng:
A- Khối lượng của chất lỏng tăng; B- Khối lượng của chất lỏng giảm;
C- Khối lượng riêng của chất lỏng tăng; D- Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
Bài 3 (2đ): Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy
A- Nhiệt kế rượu; B- Nhiệt kế y tế;
C- Nhiệt kế thuỷ ngân; D- Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối năm học: Vật lý - lớp 7, 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Thái Hoà 1
Họ và tên:
Lớp: 7
Kiểm tra cuối năm học 2007 - 2008
Môn: Vật Lý - Lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Bài 1 (2đ): Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực
A- Ròng rọc cố định; B- Ròng rọc động;
C- Mặt phẳng nghiêng; D- Đòn bẩy.
Bài 2 (2đ): Hiện tượng nào sau đây xẩy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng:
A- Khối lượng của chất lỏng tăng; B- Khối lượng của chất lỏng giảm;
C- Khối lượng riêng của chất lỏng tăng; D- Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
Bài 3 (2đ): Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy
A- Nhiệt kế rượu; B- Nhiệt kế y tế;
C- Nhiệt kế thuỷ ngân; D- Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được.
Bài 4 (2đ): Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ:
A- Sương đọng trên lá cây; B- Sương mù;
C- Hơi nước; D- Mây.
Bài 5 (2đ): Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 34OC và trên 42OC
Trường THCS Thái Hoà 1
Họ và tên:
Lớp: 7
Kiểm tra cuối năm học 2007 - 2008
Môn: Vật Lý - Lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
A- Chọn phương án đúng (từ bài 1 đến bài 3)
Bài 1: Vật phát ra âm trong trường hợp nào sau đây:
A- Khi uốn cong vật; B- Khi kéo căng vật;
C- Khi uốn vật; D- Khi làm vật dao động;
Bài 2: Trong đàn khi ta bộ phận phát ra âm là:
A- Dây đàn; B- Thùng đàn;
C- Cần đàn; D- Dây đàn và thùng đàn.
Bài 3: Tác dụng hoá học của dòng điện được ứng dụng trong những trường hợp nào sau đây:
A- Công nghệ mạ điện; B- Chế tạo nam châm vĩnh cửu;
C- Nạp điện cho ắc quy; C- Trong nồi cơm điện.
B- Điền từ thích hợp vào ô trống (từ bài 1 đến bài 3)
Bài 1: Trong môi trường …………. và ………… ánh sáng truyền đi theo ……………..
Bài 2: Hiện tượng ………… xẩy ra vào ban đêm khi mặt trời, mặt trăng, trái đất cùng nằm trên một đường thẳng và khi đó ……………. Nằm giữa 2 thiên thể kia.
Bài 3: Các vật mang điện tích cùng loại thì ……….. mang điện tích khác loại thì ……………
Đ2
K
K1
K2
Đ1
C- Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ, các công tắc K, K1, K2 phải đóng mở thế nào để:
A- Không có đèn sáng;
Chỉ Đ1 sáng;
Chỉ Đ2 sáng;
Cả Đ1 và Đ2 đều sáng.
Bài 3: Cho hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện của nguồn điện là 12V (UMN = 12V) mắc như sơ đồ.
a) Hãy tính hiệu điện thế giữa hai đầu của các bóng đèn.
b) Biết các cường độ dòng điện Anpe kế A1 = 0,35 (A), Ampe kế A = 0,75 (A)
Hãy tính số chỉ của Ampe kế A2
M + - K N
A1
Đ1
A
A2
Đ2
Trường THCS Thái Hoà 1
Họ và tên:
Lớp: 8
Kiểm tra cuối năm học 2007 - 2008
Môn: Vật Lý - Lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
I- Phần trắc nghiệm: (2đ)
Khoanh tròn (hoặc viết vào bài làm) chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng:
Bài 1 (1đ): Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chuyển động phân tử chất lỏng
A- Hỗn độn; B- Không ngừng;
C- Không liên quan đến nhiệt độ; C- Là nguyên nhân gây ra hiện trường khuéch tán
Bài 2 (1đ): Đối lưu là sự truyền nhiệt xẩy ra:
A- Chỉ ở chất lỏng; B- Chỉ ở chất khí;
C- Chỉ ở chất lỏng và chất khí; D- Cả ở chất lỏng, chất khí và chất rắn.
II- Phần tự luận: (8đ)
Câu 1 (1đ): Tại sao khi mở một lọ nước hoa trong lớp học thì cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa?
Câu 2 (2đ): Cho biết dung riêng của đồng là 380J/Kg.K. ý nghĩa của con số đó là gì ?
Câu 3 (5đ): Dùng bếp dầu để đun sôi 1 lít nước ở 15OC đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5 Kg.
a) Tính nhiệt lượng cần để đun nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K, của nhôm là 880J/Kg.K
b) Tính lượng dầu cần dùng. Biết chỉ có 40% nhiệt lượng do dầu hoả bị đốt cháy toả ra được truyền cho nước , ấm và năng suất toả nhiệt của dầu hoả là 44.106J/Kg.
Trường THCS Thái Hoà 1
Họ và tên:
Lớp: 9
Kiểm tra cuối năm học 2007 - 2008
Môn: Vật Lý - Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
1- Câu hỏi trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau
a) Tính chất giống nhau của ảnh ảo cho bởi TKHT và TKPK là:
A- Lớn hơn vật; C- Cùng chiều với vật;
B- Nhỏ hơn vật; D- Ngược chiều với vật.
b) Chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính đi qua TKPK thì tia ló có tính chất gì ?
A- Chùm tia ló hội tụ; C- Chùm tia ló phân kỳ;
B- Chùm tia ló song song; D- Cả A, B, C đều sai.
c) Tiêu cự của thể thuỷ tinh dài nhất là lúc mắt quan sát vật ở đâu ?
A- Cực cận; C- Khoảng giữa cực viễn và cực cận;
B- Cực viễn; D- Khoảng giữa cực cận và mắt.
d) Trường hợp nào tia tới và tia khúc xạ trùng nhau:
A- Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ; C- Góc tới lớn hơn góc kgúc xạ;
B- Góc tới bằng góc khúc xạ; D- Góc tới bằng 0.
2- Câu hỏi tự luận: Điền từ thích hợp vào chỗ trống của các câu sau
a) Tác dụng của ánh sáng lên pin mặt trời làm cho nó có thể phát điện được gọi là ……………………………………………………………………………………………………...
b) Tia sáng qua quang tâm của một thấu kính thì sẽ …………………………………………….
S .
3- Trên hình vẽ: cho biết D là trục chính của một thấu kính, S là điểm sáng, S’ là ảnh của S tạo bởi của thấu kính đó
. S’
S là ảnh thật hay ảnh ảo?
Thấu kính đã cho là thấu kính gì ?
Bằng cách vẽ hãy xác định O; F; F’ của thấu kính đã cho
4- Một vật AB đặt trước một TKPK có tiêu cự bằng 12cm và cách thấu kính 18cm. AB vuông góc với trục chính. A nằm trên trục chính. Vẽ ảnh của AB và tính độ cao của ảnh biết AB = 6cm.
File đính kèm:
- De KTHKIIVat ly.doc