Đề kiểm tra địa lý thời gian: 150 phút

Quan sát hình vẽ trên và dựa vào kiến thức đã học, cho biết:

- Vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo ứng với ngày nào trong năm? Vì sao?

- Nhận xét và giải thích hiện tượng mùa ở hai nửa cầu trong thời gian này.

Câu 2: (2 điểm)

 Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, cho biết: hình dạng lãnh thổ nước ta ảnh hưởng gì đến các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải?

Câu 3: (2 điểm)

Cho bảng số liệu:

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra địa lý thời gian: 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra đội tuyển địa lý Ngày 28 tháng 2 năm 2008 Thời gian: 150 phút 66o33’ 66o33’ 23o27’ 23o27’ 0o MT ********* Câu 1: (2 điểm) Quan sát hình vẽ trên và dựa vào kiến thức đã học, cho biết: - Vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo ứng với ngày nào trong năm? Vì sao? - Nhận xét và giải thích hiện tượng mùa ở hai nửa cầu trong thời gian này. Câu 2: (2 điểm) Dựa vào át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, cho biết: hình dạng lãnh thổ nước ta ảnh hưởng gì đến các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải? Câu 3 : (2 điểm) Cho bảng số liệu : Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 (%) Năm Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ 1991 40.5 23.8 35.7 1997 25.8 32.1 42.1 2002 23.0 38.5 38.5 Nhận xét và giải thích sự chuyển biến cơ cấu kinh tế của nước ta trong giai đoạn trên. Câu 4 : (2 điểm) Dựa vào át lát địa lý Việt Nam kết hợp với kiến thức đã học : đánh giá ý nghĩa vị trí địa lý của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 5 :(2 điểm) Dựa vào át lát địa lý Việt Nam kết hợp với kiến thức đã học trình bày đặc điểm sản xuất nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng. (Học sinh sử dụng át lát địa lý Việt Nam để làm bài) đề kiểm tra đội tuyển lần II Thời gian: 150 phút ********* Câu 1 (2 điểm) Quan sát bảng số liệu dưới đây, nêu nhận xét và giải thích về sự phân bố lượng mưa trên thế giới. Lượng mưa trung bình năm ở các đới trên đất nổi Bắc bán cầu Nam bán cầu Các đới theo vĩ độ Lượng mưa (mm) Các đới theo vĩ độ Lượng mưa (mm) 0 - 100 1.677 0 - 100 1872 10 - 200 763 10 - 200 1110 20 - 300 513 20 - 300 607 30 - 400 501 30 - 400 564 40 - 500 561 40 - 500 868 50 - 600 510 50 - 600 976 60 - 700 340 60 - 900 100 70 - 800 194 Câu 2: (2 điểm) Dựa vào át lát và kiến thức đã học: Trình bày và giải thích đặc điểm địa hình vùng Tây Nguyên. Câu 3: (2 điểm) Dựa vào át lát kết hợp với kiến thức đã học hãy trình bày sự phân bố của một số cây công nghiệp chính ở nước ta. Giải thích tại sao cây cao su được trồng với diện tích lớn ở Đông Nam Bộ. Câu 4: (2 điểm) Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa cả năm ở nước ta qua các năm 1980 1985 1990 1995 2000 Diện tích (nghìn ha) 5600 5718 6042 6765 7666 Sản lượng (Nghìn tấn) 11647 15859 19225 24946 32530 Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa ở nước ta trong thời gian kể trên. Câu 5 (2 điểm) Dựa vào át lát và kiến thức đã học: trình bày những nguồn lực chính để phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long. (Học sinh sử dụng át lát để làm bài) đề thi học sinh giỏi tỉnh hải dương năm học 2005 – 2006 Môn thi: Địa lý – Lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể giao đề) *********** Câu 1 (2 điểm): Dựa vào kiến thức đã học: - Vẽ vị trí Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời vào ngày 22/6. - Từ hình vẽ: Nhận xét và giải thích hiện tượng mùa ở hai nửa cầu trong thời gian này. Câu 2 (2 điểm): Cho bảng số liệu: Địa phương Nhiệt độ TB năm (oC) Nhiệt độ nóng nhất (oC) Nhiệt độ lạnh nhất (oC) Hà Nội 23.9 29.2 17.2 Huế 25.2 29.3 20.5 T.p Hồ Chí Minh 27.6 29.7 26.0 Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học, trình bày chế độ nhiệt ở nước ta. Câu 3 (2 điểm) : Dựa vào át lát trang 18 kết hợp với kiến thức đã học, hãy : - Đọc tên các thị xã, thành phố quốc lộ 1A đi qua. - Nêu vai trò của tuyến giao thông này đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Câu 4 (2 điểm) : Dựa vào át lát trang 11 và kiến thức đã học : Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của đồng bằng sông Hồng. Câu 5 (2 điểm) : Cho bảng số liệu : Tình hình sản xuất lúa, thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2002 (Nghìn tấn) Sản lượng Đồng bằng sông Cửu Long Cả nước Lúa 17.700 34.400 Thuỷ sản 1354.5 2647.4 Dựa vào bảng số liệu, kết hợp sử dụng át lát và kiến thức đã học : Chứng minh ngành sản xuất lương thực – thực phẩm là thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long. Ghi chú : Học sinh sử dụng át Lát Địa Lý Việt Nam xuất bản năm 2005 để làm bài. Hướng dẫn chấm và biểu điểm môn địa lý lớp 9 ************* 66o33’ 66o33’ 23o27’ 23o27’ 0o MT S B T N Câu 1 (2 điểm) : - Vẽ hình : 1 điểm. + Vẽ đầy đủ như hình trên : 0,75 điểm (nếu không ghi trục B – N, trục S – T) cho 0,5 điểm. + Ghi tên hình : Vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời vào ngày 22/6 : 0,25 điểm. - Nhận xét và giải thích : 1 điểm. + Nhận xét: 0,25 điểm. Mùa nóng ở Bắc bán cầu Mùa lạnh ở Nam bán cầu + Giải thích: - Do Trái Đất hình cầu nghiêng 66033’, không đổi hướng khi chuyển động quanh quỹ đạo. 0,25 điểm - Vào ngày 22/6, Bắc bán cầu ngả nhiều nhất về phía Mặt Trời, góc nhập xạ, thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được lớn nên đây là mùa nóng ở Bắc bán cầu. Ngược lại Nam bán cầu chếch xa nhiều nhất về phía Mặt Trời nên góc nhập xạ, thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được ít nên đây là mùa lạnh ở Nam bán cầu. 0,5 điểm. Câu 2 (2 điểm: Qua bảng số liệu ta thấy: * Hà Nội (miền bắc), Huế (miền Trung), T.p Hồ Chí Minh (miền nam): 0,25 điểm * Nhiệt độ trung bình năm nước ta cao (trên 230C). 0,25 điểm - Do nước ta nằm trọn trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu. * Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta có sự phân hoá theo chiều Bắc Nam : (CM = SL) 0,25 điểm - Do càng vào Nam góc nhập xạ càng lớn. - Càng vào Nam tác động của gió mùa đông bắc yếu dần. * Nhiệt độ tháng nóng nhất cao trên 290C, chênh lệch giữa ba địa điểm không đáng kể (CM = SL). 0,25 điểm - Do cả ba địa điểm đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nên nhận được góc nhập xạ lớn nên nhiệt độ cao. * Nhiệt độ tháng lạnh nhất thấp hơn nhiệt độ trung bình năm (CM = SL), tăng dần từ Bắc vào Nam. ở miền bắc có sự phân hoá mùa rõ rệt (CM = SL của Hà Nội), - Do tác động của gió mùa đông bắc giảm dần từ Bắc vào Nam. - Do góc nhập xạ lớn dần. 0,5 điểm * Biên độ nhiệt trong năm giảm dần từ Bắc vào Nam (CM = SL) 0,25 điểm - Do tác động của gió mùa mùa đông yếu dần. - Do độ chênh góc nhập xạ càng vào Nam càng lớn. * Kết luận: Chế độ nhiệt nước ta qua bảng số liệu có đặc điểm: 0,25 điểm. - Mang tính chất nhiệt đới điển hình. - Có sự phân hóa theo mùa và theo chiều Bắc Nam. Câu 3 (2 điểm) : Học sinh dựa vào át lát trang 18 để trình bày: * Nêu tên các thị xã, thành phố quốc lộ 1A đi qua : - Quốc lộ 1A là tuyến quốc lộ dài nhất nước ta theo chiều Bắc Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau, đi qua 6/7 vùng kinh tế của cả nước.0,5 điểm - Các thị xã, thành phố có quốc lộ 1A đi qua : Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nội, Phủ Lí, Ninh Bình, Thanh Hoá, Vinh, Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Đông Hà, Huế, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Tuy Hoà, Nha Trang, Phan Rang – tháp Chàm, Phan Thiết, Biên Hoà, T.p Hồ Chí Minh, Mĩ Tho, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.0,5 điểm * Vai trò của tuyến quốc lộ 1A đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta : - Nối các vùng trọng điểm nông, công nghiệp : trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long (duy nhất không chạy qua Tây Nguyên).0,25 điểm - Đi qua hầu hết các điểm tập trung đông dân (các thị xã, thành phố lớn).0,25 điểm - Vận chuyển khối lượng rất lớn hàng hoá và hành khách từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc.0,25 điểm - Góp phần thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, tạo điều kiện khai thác các tiềm năng và thế mạnh của các vùng kinh tế trong cả nước.0,25 điểm. Câu 4 (2 điểm): - Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân cư cao nhất trong cả nước ( trên 1000 người / km2): là đồng bằng châu thổ, được khai thác từ lâu đời, nền kinh tế - xã hội phát triển, có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cư trú và sản xuất.... 1 điểm - Phân bố không đồng đều: + Trên 2000 người/km2: Nội thành Hà Nội, Hải Phòng. 0,25 điểm + Từ 1001 - 2000 người/km2: Vùng trung tâm của đồng bằng (Hải Dương, Thái Bình, Hà Tây, ngoại thành Hà Nội, Hải Phòng), điều kiện tự nhiên thuận lợi, nền kinh tế - xã hội phát triển, trình độ thâm canh lúa nước cao.0,25 điểm + Từ 501 - 1000 người/km2: Các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Ninh Bình... điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, nhiều đất trũng, quá trình đô thị hóa đang phát triển...0,25 điểm + Từ 201 - 500 người/km2: Vùng rìa đồng bằng: Nhiều ô trũng, đất bạc màu xen đồi núi thấp, đời sống còn nhiều khó khăn...0,25 điểm Câu 5(2 điểm) : a, Học sinh xử lí bảng số liệu: 0,25 điểm Tỉ trọng lúa, thủy sản đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2002 (cả nước = 100%) Sản lượng Đồng bằng sông Cửu Long Cả nước Lúa 51,5 100 Thuỷ sản 51,2 100 b, Chứng minh sản xuất lương thực – thực phẩm là thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long: * Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng để phát triển ngành sản xuất lương thực – thực phẩm : (at lat trang 24, 7, 8, 15) - là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước, nhiều vùng bị ngập nước trong mùa mưa. Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm. Diện tích đất phù sa lớn (ven sông Tiền – sông Hậu), có khả năng mở rộng diện tích (diện tích đất phèn, đất mặn lớn). Hệ thống sông Cửu Long, hệ thống kênh rạch chằng chịt, đường bờ biển dài. Nguồn sinh vật phong phú, diện tích rừng ngập mặn lớn, nhiều bãi cá bãi tôm, nhiều ngư trường lớn. 0,5 điểm - Dân cư đông, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp cũng như đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, tiếp cận nhanh với nền kinh tế thị trường. 0,25 điểm - Nhiều chính sách đầu tư của Nhà nước cho vùng trọng điểm số 1 về lương thực – thực phẩm. Thị trường trong và ngoài nước mở rộng. 0,25 điểm * Sản xuất lương thực (trang 14) 0,5 điểm - thế mạnh chủ yếu là lúa: diện tích toàn vùng trên 90 % diện tích trồng cây lương thực của vùng, trên 50% diện tích trồng lúa cả nước. - Sản lượng năm 2002 đạt 17,7 triệu tấn (chiếm 51,5% so với cả nước). - Các tỉnh trọng điểm về diện tích và sản lượng lúa: An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang. Sản lượng năm 2000: Kiên Giang (2.300.000 tấn), An Giang (2.150.000 tấn), Đồng Tháp (1.800.000 tấn), Cần Thơ (1.815.000 tấn)... - Xuất khẩu gạo dẫn đầu trong cả nước. * Sản xuất thực phẩm: (tr.14 - tr.15) 0,5 điểm - Chăn nuôi chủ yếu là lợn và gia cầm (đặc biệt là vịt đàn). - Đánh bắt thủy sản (nước ngọt và nước mặn): Nhiều tỉnh đạt sản lượng rất cao năm 2000: Kiên Giang (239219 tấn), Cà Mau (126000 tấn), An Giang (90000 tấn), Vĩnh Long (70000 tấn), Sóc Trăng (65000 tấn).... Nuôi trồng (nước ngọt và nước mặn, nước lợ) năm 2000: Đồng Tháp (80000 tấn), Cà Mau (72000 tấn), Bến Tre (50000 tấn).... Sản lượng thủy sản toàn vùng năm 2002 đạt 1354,5 nghìn tấn (chiếm 51,2 % cả nước) -> Sản xuất lương thực - thực phẩm là thế mạnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

File đính kèm:

  • docKiem tra doi tuyen.doc
Giáo án liên quan