ĐỀ KIỂM TRA KHỐI 7
Câu 1:(2 đ)
- Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?
- Đường truyền ánh sáng biểu diễn như thế nào? Vẽ hình.
Câu 2:(2đ)
- Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
- Vẽ tia sáng SI tới gương, tại I cho tia phản xạ IR. Cho i=30o
Câu 3:(2d)
Ảnh tạo bởi gương phẳng:
- Ảnh gì?
- Độ lớn ảnh so với độ lớn vật?
- Khoảng cách từ vật tới gương và từ ảnh tới gương?
- Các đường kéo dài của các tia phản xạ qua điểm nào?
Câu 4:(2d)
- Khi nào một vật gọi là nguồn âm?
- Các nguồn âm có đặc điểm gì?
- Âm phát ra càng cao khi nào?
- Âm phát ra càng to khi nào?
Câu 5:(2d)
- Chân không có phải là môi trường truyền âm không?
- Tiếng vang là gì?
- Vật nào phản xạ âm tốt?
- Vật nào phản xạ âm kém?
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra HK 1 Vật lý khối 7,8,9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA KHỐI 7
Năm học: 2009 – 2010
Câu 1:(2 đ)
Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?
Đường truyền ánh sáng biểu diễn như thế nào? Vẽ hình.
Câu 2:(2đ)
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
Vẽ tia sáng SI tới gương, tại I cho tia phản xạ IR. Cho i=30o
Câu 3:(2d)
Ảnh tạo bởi gương phẳng:
Ảnh gì?
Độ lớn ảnh so với độ lớn vật?
Khoảng cách từ vật tới gương và từ ảnh tới gương?
Các đường kéo dài của các tia phản xạ qua điểm nào?
Câu 4:(2d)
Khi nào một vật gọi là nguồn âm?
Các nguồn âm có đặc điểm gì?
Âm phát ra càng cao khi nào?
Âm phát ra càng to khi nào?
Câu 5:(2d)
Chân không có phải là môi trường truyền âm không?
Tiếng vang là gì?
Vật nào phản xạ âm tốt?
Vật nào phản xạ âm kém?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Trong môi trường trong suốt và đồng tính (0,5 đ) – ánh sáng truyền đường thẳng (0,5 đ)
Là đường thẳng mũi tên ở giữa chỉ hướng (0,5 đ). Vẽ hình (0,5 đ)
S
M
Câu 2:
Phát biểu 2 ý: mỗi ý (0,5 đ)
Vẽ tia tới với góc tới (i=30o) đúng 0,5 đ – vẽ tia phản xạ đúng ( i’=30o)
Câu 3: Mỗi ý 0,5 đ
Câu 4: Mỗi ý 0,5 đ
Câu 5: Mỗi ý 0,5 đ
Đ ề ra
Câu 1: (2đ)
Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. Đặt vật trước gương phẳng như thế nào để có được ảnh cùng phương, ngược chiều với vật ?
Câu 2: (2đ)
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Hãy vẽ một tia sáng SI chiếu đến một gương phẳng và hợp với mặt gương góc 30o , từ đó vẽ tiếp tia phản xạ IR và xác định độ lớn của góc tới; góc phản xạ.
Câu 3:(2đ)
Ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có đặc điểm gì giống và khác nhau ? So sánh vùng nhìn thấy của một gương phẳng và một gương cầu lồi cùng kích thước nếu đặt mắt ở cùng một vị trí so với các gương.
Câu 4: (2đ)
Hãy cho biết âm có thể truyền qua những môi trường nào? Âm phản xạ là gì? Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào? Đơn vị độ to.
Câu 5: (2đ)
Tần số dao động là gì? Nêu đơn vị của tần số. Một vật A thực hiện 2400 dao động trong 2 phút. Tính tần số dao động của vật A. Thông thường tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng bao nhiêu?
------HẾT-----
ĐÁP ÁN 7
Câu 1:
* Tính chất ảnh: (1.5đ)
- Ảnh ảo
- To bằng vật
- Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
* Đặt vật vuông góc mặt gương (0.5đ)
Câu 2:
* Phát biểu đúng định luật phản xạ ánh sáng : (1đ).
* Vẽ tia phản xạ IR : (0.5đ).
* Góc i= i/= 60o : (0.5đ).
Câu 3: So sánh:
- Giống : đều cho ảnh ảo (0.5đ)
- Khác : (1đ)
. Gương phẳng cho ảnh ảo bằng vật;
. Gương cầu lồi cho ảnh nhỏ hơn vật;
. Gương cầu lõm cho ảnh lớn hơn vật.
* Vùng nhìn thấy gương cầu lồi rộng hơn: (0.5đ).
Câu 4:
* Môi trường : rắn, lỏng , khí (0.5đ)
* Là âm dội lại khi gặp một mặt chắn (0.5đ)
* Phụ thuộc biên độ dao động (0.5đ)
* Đê-xi-ben (dB) (0.5đ)
Câu 5:
* Là số dao động trong một giây (0.5đ)
* Đơn vị là Hz (0.5đ)
* Tần số là :2400:120=20 Hz (0.5đ)
* Khoảng từ 20 Hz đến 20.000 Hz.
Đề ra
Câu 1: (1 điểm)
Nguồn sáng là gì?
Miếng vải đen là nguồn sáng hay vật sáng? Tại sao?
Câu 2: (2 điểm)
Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng?
Tại sao khi đi trong sa mạc vào những lúc trời nắng gắt người ta thường thấy những ốc đảo trước mặt, nhưng thực sự khi đến gần lại không có ốc đảo nào?
Câu 3:(2 điểm)
a) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
b) Cho tia tới SI hợp với tia phản xạ IR 1 góc 60o:
1/ Vẽ hình, Sau đó vẽ gương (kí hiệu đầy đủ)
2/Tính góc tới và góc phản xạ?
Câu 4:(1 điểm)
a) Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng?
b) Trong 3 gương: gương cầu lồi, gương cầu lõm, gương phẳng có cùng kích thước gương nào cho ảnh ảo lớn nhất, gương nào cho ảnh ảo nhỏ nhất?
Câu 5:( 2 điểm)
a)Nguồn âm là gì?
b)Khi nào âm phát ra cao?
c)Khi nào âm phát ra to?
d) Tính tần số dao động của một mặt trống biết trong 5 giây, mặt trống thực hiện 500 dao động?
Câu 6: (1 điểm)
a)Âm không truyền được trong môi trường nào?
b)Trong hồ , đàn cá nhỏ đang bơi gần mặt nước, em nhẹ nhàng lại gần vỗ tay, những con cá có nhận được âm phát ra khi em vỗ tay không? Tại sao?
Câu 7: (1 điểm)
Một bức tường cao, rộng, cách một người 15m, khi la to người đó có nghe được tiếng vang không? Tại sao? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
ĐÁP ÁN
Câu 1: a) 0,5 đ
Miềng vải đen không phải là vật sáng cũng không phải nguồn sáng. Ta nhìn thấy miếng vải đen vì nó được đặt cạnh những vật sáng khác 0,5 đ
Câu 2: a) 1 đ
b) Vì trời nắng gắt, phần không khí gần mặt cát nóng nhiều hơn và nở na nhiều hơn phần không khí ở phía trênà môi trường không đồng tínhà ánh sáng bị bẻ congà tạo ra ảo giác 0.5đ
Câu 3: a) 1 đ
b)
1/ Vẽ đúng, đầy đủ kí hiệu 0,5 đ
2/ Góc tới và góc phản xạ là:
i’ = i = 60o : 2= 30o 0,5 đ
Câu 4: a) 0,5 đ
0,5 đ
Câu 5: a) 0,5 đ
b) 0,5 đ
c) 0,5 đ
d)Tần số dao động của mặt trống:
500 : 5 =100 (Hz) 0,5 đ
Câu 6: a) 0,5 đ
b) Những con cá nhận được âm phát ra khi em vỗ tay vì khi em vỗ tay nó bơi đi chỗ khác.0,5 đ
Câu 7: Thời gian âm phát ra từ người đó đến tường và dội trở lại tai người đó :
t = 15x2: 340= 3/34 (s) (0,5 đ)
3/34 s > 1/15 s .Vậy tai người đó nghe được tiếng vang (0,5 đ)
Hs có thể giải theo cách khác, nếu đúng GV vẫn cho chọn điểm
ĐỀ vật lý LỚP 8
Câu 1 . ( 1,5 điểm )
Áp lực là gì ? Cho ví dụ .
Áp suất là gì ?
Viết công thức tính áp suất lên mặt bị ép ? Nêu đơn vị đo từng đại lượng ?
Câu 2 ( 2 điểm )
Áp suất chất lỏng gây ra như thế nào ?
Viết công thức tính áp suất chất lỏng và nêu đơn vị đo từng đại lượng ?
Câu 3 . ( 2 điểm )
Áp suất khí quyển gây ra như thế nào ?
Độ lớn của áp suất khí quyển được tính như thế nào ?
Câu 4 . ( 2 điểm )
Lực đẩy Ácsimét là gì ?
Độ lớn của lực đẩy Ásimét tính theo công thức nào ? Nêu đơn vị đo từng đại lượng ?
Câu 5 . ( 2,5 điểm )
Một thùng chứa đầy nước và dầu không hoà tan lẫn nhau , nước chiếm 1/3 và dầu chiếm 2/3 chiều cao của thùng . Thùng cao 1,2 m .
a/ Tính áp suất do dầu tạo ra tại một điểm trên mặt nước ?
b/ Tính áp suất do chất lỏng tác dụng lên đáy thùng ?
Biết trọng lượng riêng của dầu và nước là : 8 000 N/m3 và 10 000 N/m3 .
CÂU 1.(1,5đ)
Viết công thức tính vận tốc. Cho biết ý nghĩa từng đại lượng trong công thức
Nói vận tốc của ôtô là 36km/h. Điều đó cho biết gì?
CÂU 2 (2đ)
Thế nào là chuyển động đều? chuyển động không đều?
Thế nào là 2 lực cân bằng ?
CÂU 3 (2.5đ)
Áp lực là gì ? Viết công thức tính áp suất của chất lỏng ?
Nêu ý nghĩa và đơn vị từng đại lượng trong công thức ?
Nói áp suất khí quyển là 72cmHg có ý nghĩa gì ?
CÂU 4 (1đ)
Tại sao khi xe ôtô đang chạy, tài xế phanh (thắng) gấp, người ngồi trên xe thường lao về phía trước ?
CÂU 5(1đ)
Một bể nước cao 1,5m chứa đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy bể và lên điểm A cách đáy bể 80cm. Biết trong lượng riêng của nước là 10000N/m3.
CÂU 6(2đ)
Một con ngựa kéo xe với lực 450 N chuyển động với vận tốc là 2m/s trong thời gian 20phút.
Tính quãng đường xe đi được trong thời gian trên.
Tính công thực hiện của con ngựa
HẾT-
ĐÁP ÁN
CÂU 1
- Viết công thức 0.5đ
- Ý nghĩa các đại lượng 0.5đ
- Ý nghĩa vận tốc (36Km/h) 0.5đ
CÂU 2
- Chuyển động đều 0.5đ
- Chuyển động không đều 0.5đ
- Hai lực cân bằng 1đ
CÂU 3
- Áp lực 0.5đ
- Công thức áp suất chất lỏng 0.5đ
- Ý nghĩa các đại lượng 0.5đ
- Đơn vị 0.5đ
- Ý nghĩa của áp suất khí quyển 0.5đ
CÂU 4
Người ngồi trên xe thường lao về phía trước vì khi xe dừng lại đột ngột người ngồi trên xe do có quán tính vẫn chưa dừng lại được do đó lao người về phía trước. (1đ)
CÂU 5
Áp suất ở đáy bể là :
p= d.h = 10000.1,5 = 15000 Pa (0.5đ)
Áp suất tại điểm A cách đáy 80cm là :
p = d.h = 10000. (1,5 – 0,8) = 7000Pa (0.5đ)
CÂU 6
a)Quãng đường xe đi được là :
= 2. 1200=2400m (1đ)
Công thực hiện của ngựa là
A= F.s = 450 2400= 1080000(J)= 1080KJ (1đ)
ĐỀ
Câu 1 : (2,0 điểm)
- Thế nào là hai lực cân bằng ? Cho ví dụ.
- Quán tính là gì ? Trong một cuộc đua xe ôtô trên chặng đường dài ở nước Pháp, khi đoàn xe đang lao vun vút trên đường qua một vùng quê, những người nông dân đứng xem ở hai bên đường cổ vũ nồng nhiệt. Trong lúc phần khích cao độ, họ tung những quả dưa hấu chín đỏ cho các tay đua. Nhưng tai hại thay ! Những quả dưa thơm ngon thường ngày, lúc này va đập vào ôtô rất mạnh làm vỡ kính, bẹp thùng xe, khiến cho các tay đua một phen khiếp đảm. Em hãy giải thích về nguyên nhân của tai nạn này.
Câu 2 : (2,5 điểm)
- Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
- Viết công thức tính áp suất. Nêu đơn vị các đại lượng trong công thức.
- Hãy giải thích vì sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng tấm ván đặt trên đường để đi ?
- Một cái ghế có 4 chân có khối lượng là m = 4 kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của 4 chân ghế là 0,0032 m2. Tính áp suất của ghế tác dụng lên mặt đất.
Câu 3 : (2,0 điểm)
- Viết công thức tính áp suất của chất lỏng, nêu đơn vị các đại lượng trong công thức.
- Tại sao khi lặn xuống nước ta lại có cảm giác tức ngực ? Người thợ lặn chuyên nghiệp phải khắc phục bằng cách nào ?
Câu 4 : (2,0 điểm)
- Viết công thức tính độ lớn lực đẩy Ac-si-mét, nêu đơn vị các đại lượng trong công thức.
- Thả một khối sắt hình trụ có thể tích là V = 0,005 m3 vào thuỷ ngân. Tính lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên khối sắt. Cho biết trọng lượng riêng của thuỷ ngân là d = 136000 N/m3.
Câu 5 : (1,5 điểm)
- Khi nào có công cơ học ? Viết công thức tính công cơ học.
- Một người kéo thẳng đứng một vật có trọng lượng P = 500 N chuyển động thẳng đều, lên một độ cao h = 2m. Tính công của lực kéo.
ĐÁP ÁN
Câu 1 : (2 đ)
- Nêu được 2 lực cân bằng, cho ví dụ. (1 đ)
- Trình bày khái niệm quán tính và giải thích được hiện tượng. (1 đ)
Câu 2 : (2,5 đ)
- Tác dụng áp lực phụ thuộc vào áp lực (F) và diện tích mặt bị ép (S) (0,5 đ)
- Viết đúng công thức, nêu đầy đủ đơn vị. (0,5 đ)
- Giải thích đúng (0,5 đ)
- Áp suất (1 đ)
Câu 3 : (2 đ)
- Viết đúng công thức và nêu đầy đủ đơn vị. (1 đ)
- Khi lặn xuống nước, phổi người chịu tác dụng áp lực gây ra bởi áp suất của nước áp lực này lớn hơn ngoài không khí nên ta cảm thấy tức ngực. Người thợ lặn chuyên nghiệp phải khắc phục bằng cách mặc bộ quần áo bảo vệ đặc biệt, bên trong lớp quần áo này có lớp không khí, có tác dụng giữ cho áp suất không khí bằng áp suất khí quyển trên mặt đất. (1 đ)
Câu 4 : (2 đ)
- Viết đúng công thức, nêu đầy đủ đơn vị. (1 đ)
- Lực đẩy FA = d.V = 136000.0,005 = 680 (N ) (1 đ)
Câu 5 : (1,5 đ)
- Nêu được điều kiện để có công cơ học, viết đúng công thức. (1 đ)
- Công lực kéo A = F. S = 500.2 = 1000 (J) (0,5 đ)
MÔN :VẬT LÝ 9
Câu 1: (2đ)
Đại lượng R gọi là gì ? Nêu ý nghĩa của R và viết công thức xác định R của vật dẫn. Vẽ sơ đồ mạch điện dùng để xác định điện trở của vật dẫn bằng vôn kế và ampe kế.
Câu 2: (2đ)
Định luật Jun – Lenxơ : phát biểu, công thức, đơn vị các đại lượng trong công thức.
Chứng minh rằng đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp, nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó.
Câu 3:(2đ)
Từ phổ là gì ? Có thể thu được từ phổ bằng cách nào ? Nêu qui ước về chiều của đường sức từ ở bên ngoài một nam châm. Nơi từ trường mạnh thì đường sức từ như thế nào ?
Câu 4: (2đ)
Kể các vật liệu mà khi đặt trong từ trường nó có thể bị nhiễm từ ? Làm thế nào để biến một thanh thép thành một nam châm vĩnh cửu ? Nam châm điện có cấu tạo như thế nào? Muốn nam châm điện mất hết từ tính thì làm thế nào?
Câu 5: (2đ)
Một đoạn mạch điện gồm điện trở R1=12W nối tiếp điện trở R2=8W, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch luôn không đổi là 10V.
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
Tính công suất sử dụng của mỗi điện trở.
------HẾT------
ĐÁP ÁN
Câu 1:
- Đại lượng R gọi là điện trở : (0.5đ)
- Ý nghĩa: R biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn :(0.5đ)
- R=U/I : (0.5đ)
- Vẽ đúng sơ đồ mạch điện: (0.5đ).
Câu 2:
- Phát biểu định luật : (0.5đ)
- Công thức : Q = I2.R .t (0.5đ)
- Đơn vị từng đại lượng : (0.5đ)
- Chứng minh được : Q1/Q2 = R1/R2 (0.5đ)
Câu 3:
- Từ phổ : là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ : (0.5đ)
- Cách thu từ phổ: (0.5đ)
- Qui ước chiều đường sức từ : (0.5đ)
- Từ trường mạnh thì đường sức từ dày: (0.5đ)
Câu 4:
- Nêu được 3 vật liệu : (0.5đ)
- Đặt thanh thép trong lòng ống dây có dòng điện 1 chiều chạy qua (0.5đ)
- Cấu tạo nam châm điện: (0.5đ)
- Làm mất từ tính: ngắt điện ống dây (0.5đ)
Câu 5:
- Tính được điện trở Rtđ = 20W (0.5đ)
- Tính được I = 0.5A (0.5đ)
- P1 = 3W (0.5đ)
- P2 = 2W (0.5đ)
Đề ra
Câu 1. ( 1.5 điểm )
Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Viết công thức ? Nêu đơn vị từng đại lượng ?
Câu 2 . ( 2 điểm )
Định luật Jun-Lenxơ : phát biểu , viết công thức của định luật theo đơn vị Jun và Calo ? Nêu đơn vị từng đại lượng ?
Khi R1 mắc nối tiếp R2 . Chứng minh : Q1/Q2= R1/R2
Khi R1 mắc song song R2 . Chứng minh : Q1/Q2= R2/R1
Câu 3 . ( 2 điểm )
Phát biểu quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái ?
Câu 4 . ( 2 điểm )
Một sợi dây đồng dài 100m , có tiết diện là 2mm2 , điện trở suất là 1,7. 10-8 m . Khi mắc dây dẫn này vào hiệu điện thế 3,4 V thì cường độ qua dây là bao nhiêu ?
Câu 5 . ( 2,5 điểm )
Một bếp điện ghi 220V- 1100W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V .
a/ Tính điện trở và cường độ dòng điện qua bếp ?
b/ Dùng bếp này để đun sôi 1,5 lít nước có nhiệt độ ban đầu 200C . Hiệu suất của quá trình đun là 80% , biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K . Tính thời gian đun sôi nước ?
ĐỀ
CÂU 1
Phát biểu định luật Ohm. Viết công thức và cho biết tên, đơn vị các đại lượng trong công thức.(1,5đ)
Viết công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. Tính điện trở tương đương của đọan mạch gồm điện trở R1 = 6 Ω mắc song song với điện trở R2 = 24 Ω.(1đ)
CÂU 2
Phát biểu định luật Jun – Lenxơ. Viết công thức, cho biết tên, đơn vị các đại lượng trong công thức.(1,5đ)
Biên trở là gì?Trên biến trở có ghi (50 Ω - 2A) , hãy giải thích số ghi này ?(1đ)
CÂU 3
Phát quy tắc nắm tay phải. Xác định từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua và từ cực của kim nam châm như hình 1(2đ)
+
-
A B
CÂU 4
Cho đọan mạch AB gồm hai điện trở R1 = 12 Ω nối tiếp với điện trở R2 = 36 Ω. Đặt hiệu điệu thế không đổi U = 12 V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB
Mắc thêm điện trở R3 song song với R1 và R2 vào mạch để công suất tiêu thụ của đọan mạch lớn gấp 2 lần công suất tiêu thụ của đoạn mạch khi chưa mắc thêm R3 vào mạch. Tính điện trở R3.
HẾT-
ĐÁP ÁN
CÂU 1.
- Phát biểu định luật Ohm 0.5đ
- Công thức 0.5đ
- Đơn vị 0.5đ
CÂU 2
- Phát biểu định luật Jun - Lenxo 0.5đ
- Công thức 0.5đ
- Đơn vị 0.5đ
CÂU 3
Phát biểu đúng qui tắc 1đ
Xác đinh đúng cực từ 1đ
CÂU 4
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là: Rtđ = R1 + R2 = 12 +36 = 48 (0.5đ)
Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở:
I = I1 = I2 = 0,25 (A) ( vì mạch nối tiếp) (0.5đ)
b) Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là: P = U.I = 12.0,25 = 3 (W) (1đ)
c) Vì P tỉ lệ nghịch với R nên P tăng 2 lần thì RAB giảm 2 lần :
Điện trở R3 là :
(1đ)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN : VẬT LÝ 9
Thời gian : 60 phút
Câu 1. (1,5 điểm)
- Điện trở của một vật dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
- Viết công thức tính điện trở, nêu đơn vị các đại lượng trong công thức.
- Hai dây dẫn giống nhau (cùng chiều dài và tiết diện) nhưng được làm từ hai kim loại khác nhau, điện trở của chúng có thể bằng nhau không ? Tại sao ?
Câu 2. (2,5 điểm)
- Biến trở là gì ? Hãy nêu công dụng của biến trở.
- Quan sát vỏ của một biến trở con chạy thấy có ghi (200 - 3A)
a) Con số ghi trên biến trở cho biết điều gì ?
b) Dùng biến trở này có thể tăng điện trở của mạch điện lên tối đa bao nhiêu ôm ?
c) Mắc biến trở trên vào hai đầu một đoạn mạch có hiệu điện thế U = 100V, lúc đó con chạy nằm ở chính giữa. Tính cường độ dòng điện chạy qua biến trở.
Câu 3 (1,5 điểm)
Trên nhãn bàn là điện có ghi (220V – 1000W)
a) Những con số trên có ý nghĩa gì ? Bàn là điện không phải là vật sinh công, tại sao nói bàn là điện có công suất ?
b) Nếu dùng bàn là trên ở hiệu điện thế U = 220V thì trong mỗi giây, bàn là tiêu thụ điện năng là bao nhiêu ?
Câu 4. (2,5 điểm)
- Viết công thức định luật Jun – Lenx, nêu đơn vị các đại lượng trong công thức.
- Khi đi mua quạt điện, người ta thường cho quạt chạy thử trong một thời gian ngắn, sau đó dùng tay sờ quạt thử có nóng không. Vì sao người ta làm như vậy ? Người ta sẽ chọn chiếc quạt bị nóng lên nhiều hay chiếc quạt nóng ít ?
- Mắc nối tiếp hai điện trở R1 = R2 = 100 người ta đo được cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 là I1 = 2A. Tính nhiệt lượng toả ra trên đoạn mạch trong 1 phút.
Câu 5. (2 điểm)
- Sự nhiễm từ của sắt thép khác nhau ở chỗ nào ? Từ đó hãy nêu nguyên tắc chế tạo nam châm vĩnh cửu và nam châm điện.
- Vì sao cần cẩu điện dùng ở các bến cảng phải làm nam châm điện mà không làm bằng nam châm vĩnh cửu ?
Hết
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I
MÔN VẬT LÝ 9
NĂM HỌC 2009 - 2010
Câu 1 (1,5 đ)
- Điện trở của vật dẫn phụ thuộc vào chiều dài (l) , tiết diện (S) và bản chất dây dẫn đó (0,5đ)
- Công thức tính điện trở : trong đó l : chiều dài (m), S : tiết diện (m2), : điện trở suất ((0,5 đ)
- Hai dây dẫn có điện trở suất khác nhau không thể có cùng giá trị. (0,5 đ)
Câu 2 (2,5 đ)
- Nêu đúng định nghĩa và công dụng biến trở. (1,0 đ)
- 200cho biết giá trị lớn nhất của biến trở có thể điều chỉnh được. 3A là cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở còn có thể chịu được. (0,5 đ)
- Tăng tối đa 200 (0,5đ)
- Rb = 100, (0,5 đ)
Câu 3 (1,5đ)
- Đúng ý nghĩa (0,5 đ)
- Bàn là không phải là vật sinh công mà chỉ là vật nhận công do dòng điện thực hiện , tiếp đó nó chuyển nội năng của mình ra xung quanh nên công suất của bàn là thực chất là công suất của mạch điện. (0,5 đ)
- Mỗi giây tiêu thụ điện năng là A = 1000 (J) (0,5 đ)
Câu 4 (2,5 đ )
- Viết đúng hệ thức, nêu đầy đủ đơn vị các đại lượng. (1 đ)
- Khi quạt chạy, điện năng chuyển hoá thành cơ năng làm cho cánh quạt quay và thành nhiệt năng làm cho quạt bị nóng lên. Phần điện năng chuyển hoá thành nhiệt năng là năng lượng hao phí. Quạt sẽ càng tốt nếu phần hao phí càng nhỏ, vì vậy nên chọn loại quạt ít bị nóng khi chạy. (0,5 đ) .
- (1đ)
Câu 5 ( 2 đ)
- Nêu được điểm khác nhau của sự nhiễm từ sắt – thép (0,5 đ)
- Nguyên tắc chế tạo nam châm điện , nam châm vĩnh cửu (1 đ)
- Cần cẩu ở bến cảng phải là nam châm điện vì : cần cẩu điện có thể điều khiển được quá trình “Hút và nhả” bằng cách đóng hoặc ngắt mạch điện. Nếu dùng nam châm vĩnh cửu, nam châm luôn hút và ta không điều khiển được quá trình nhả ra của nam châm. (0,5 đ)
File đính kèm:
- ĐỀ KIỂM TRA HK1 KHỐI 7,8,9.doc