Đề số 01
Câu 1: Hãy trình bày kĩ thuật chăm sóc cây xoài.
Câu 2: Hãy nêu đặc điểm hình thái của bọ xít hại nhãn, vải – sâu vẽ bùa hại cây ăn quả có múi.
Câu 3: Vẽ sơ đồ và trình bày quy trình thực hành trồng cây ăn quả.
Đề số 02
Câu 1: Hãy trình bày kĩ thuật chăm sóc cây chôm chôm.
Câu 2: Hãy nêu triệu chứng của bệnh mốc sương hại nhãn, vải – bệnh thán thư hại xoài.
Câu 3: Vẽ sơ đồ và trình bày quy trình thực hành bón phân thúc cho cây ăn quả.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Học kì 2 Công nghệ Lớp 9 - Trường THCS Tràng Lương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI – ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
MÔN CÔNG NGHỆ - HỌC KÌ II: KHỐI 9
Phần I: ĐỀ THI
I- LÍ THUYẾT (Thời gian: 45 phút)
Đề số 01
Câu 1: Hãy trình bày kĩ thuật chăm sóc cây xoài.
Câu 2: Hãy nêu đặc điểm hình thái của bọ xít hại nhãn, vải – sâu vẽ bùa hại cây ăn quả có múi.
Câu 3: Vẽ sơ đồ và trình bày quy trình thực hành trồng cây ăn quả.
Đề số 02
Câu 1: Hãy trình bày kĩ thuật chăm sóc cây chôm chôm.
Câu 2: Hãy nêu triệu chứng của bệnh mốc sương hại nhãn, vải – bệnh thán thư hại xoài.
Câu 3: Vẽ sơ đồ và trình bày quy trình thực hành bón phân thúc cho cây ăn quả.
II- THỰC HÀNH (Thời gian: 45 phút)
Đề số 01
Em hãy thực hiện quy trình thực hành trồng cây ăn quả.
Đề số 02
Em hãy thực hiện quy trình thực hành bón phân thúc cho cây ăn quả.
Phần II: ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I- LÍ THUYẾT (Thời gian: 45 phút)
Đề số 01
Đáp án
Thang điểm
Câu 1
(4điểm )
Làm cỏ, vun xới: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu, bệnh và làm đất tơi xốp.
Bón phân thúc bằng phân chuồng hoai hoặc phân hóa học làm đảm bảo tỷ lệ N:P:K là 1:1:1. Cây càng lớn, lượng phân tăng dần. Một năm bón 2 lần vào thời gian trước khi cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả.
Tạo hình, sửa cành: Tiến hành tỉa sớm các cành nhỏ, cành bị sâu, bệnh. Không để cây xoài ra nhiều cành thấp để giữ cho cây xoài được thông thoáng.
Phòng trừ sâu, bệnh: Cây xoài bị các loại sâu, bệnh phá hoại. Cần phải có các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, như:
Đối với sâu: Tiến hành bẫy đèn, dùng bả độc, tỉa cành, tạo thông thoáng, làm vệ sinh vườn, thu dọn quả rụng
Đối với bệnh: Cần thu nhặt, cắt bỏ lá - quả bệnh để xử lí kịp thời
1đ
1đ
1đ
1đ
Câu 2
(2 điểm)
Đặc điểm hình thái của bọ xít hại nhãn, vải
Con trưởng thành có màu nâu, đẻ trứng thành ổ dưới mặt lá.
Đặc điểm hình thái của sâu vẽ bùa hại cây ăn quả có múi
Con trưởng thành (bướm) nhỏ, màu vàng nhạt có ánh bạc. Cánh trước hình lá nhọn, lông mép dài, ở góc đầu cánh có 2 vết đen.
Sâu non mới nở màu xanh nhạt rồi chuyển dần sang màu xanh vàng.
1đ
1đ
Câu 3
(4 điểm)
Vẽ sơ đồ:
Đào hố đất
Bón phân lót
Trồng cây
Quy trình trồng cây ăn quả:
Bước 1: Đào hố đất
Kích thước hố tùy theo loại cây.Chú ý: Cần để riêng lớp đất mặt bên miệng hố.
Bước 2: Bón phân lót vào hố
Trộn lớp đất mặt đào lên với phân hữu cơ từ 30 – 50kg/hố và phân hóa học (phân lân, kali) tùy theo loại cây, cho vào hố và lấp đất kín.
- Bước 3: Trồng cây
1đ
1đ
1đ
1đ
Đề số 02
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1
(4điểm )
Làm cỏ, vun xới: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để trừ cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt.
Bón phân thúc: Cây chôm chôm cần được bón nhiều đạm và kali. Tiến hành bón làm 3 lần:
Lần thứ nhất sau khi hái quả và tỉa cành, bón bằng phân hữu cơ và phân hóa học.
Lần thứ hau bón đón hoa trước khi nở bằng phân đạm và kali.
Lần thứ 3 bón nuôi quả. Có thể phun bổ sung phân vi lượng và chất lượng tăng đậu quả.
Tưới nước: Cây chôm chôm cần được tưới nước và phủ rơm, rạ quanh gốc cây; che gió để giữ ẩm. Trời nắng hạn phải tưới nước 2-3 ngày 1 lần. Ở thời kì hình thành mầm hoa, cần giữ khô để chấm dứt thời kì phát triểnlá nên không tưới nước. Sau khi ra hoa, tưới đủ ẩm để có tỷ lệ đậu quả cao.
Tạo hình, sửa cành: Tiến hành cắt tỉa, tạo hình làm cho cây có tán khung cân đối. Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành khô đảm bảo cho tán cây được thông thoáng.
Phòng trừ sâu, bệnh:
Đối với sâu: Tiến hành thu hoạch quả khi quả chín, bao quả bằng bao nhựa có đục lỗ. Thả ong kí sinh, kiến để diệt trứng và nhộng của sâu
Đối với bệnh: Tiến hành trồng với mật độ hợp lí, tạo vườn cây thông thoáng bằng cách tỉa bớt các cành giao nhau và các cành ở phía dưới
1đ
1đ
0,5đ
0,5đ
1đ
Câu 2
(2 điểm)
Triệu chứng của bệnh mốc sương hại nhãn, vải
Trên quả, vết bệnh có màu nâu đen, lõm xuống, khô hay thối ướt rồi lan sâu vào trong thịt quả. Trên quả có thể mọc ra lớp mốc trắng mịn.
Bệnh thán thư hại xoài
Đốm bệnh trên lá màu xám nâu, tròn hay có góc cạnh, liên kết thành các mảng màu khô tối, gây rạn nứt, thủng lá.
Trên hoa, quả lá các đốm màu đen, nâu làm cho hoa và quả rụng.
1đ
1đ
Câu 3
(4 điểm)
Vẽ sơ đồ:
Xác định vị trí bón phân
Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân
Bón phân vào rãnh hoặc hố và lấp đất
Tưới nước
Quy trình thực hành:
- Bước 1: Xác định vị trí bón phân
Chiếu theo hướng thẳng đứng của tán cây xuống đất. Đó là vị trí thường bón phân cho cây ăn quả.
- Bước 2: Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân
Cuốc thành rãnh hoặc hố nhỏ với kích thước tùy theo độ sâu của rễ ở vị trí bón phân. Thông thường rãnh rộng 10 – 20cm, sâu 15 – 30 cm.
- Bước 3: Bón phân vào rãnh hoặc hố và lấp đất
+ Rải phân chuồng trộn lẫn với phân hóa học vào rãnh hoặc hố.
+ Lấp đất kín.
- Bước 4: Tưới nước
Tưới nước vào rãnh hoặc hố đã bón phân.
1đ
1đ
1đ
0,5đ
0,5đ
II- THỰC HÀNH (Thời gian: 45 phút)
Đề số 01
* Dụng cụ và vật liệu: (Do học sinh chuẩn bị)
- Cuốc, xẻng, bình tưới.
- Phân bón hữu cơ (phân chuồng), phân lân, kali, và vôi (nếu đất chua).
- Cây giống: Chọn 1,2 loại cây ăn quả trong các cây cam, chanh, quýt, bưởi, nhãn, vải, xoài đã được ươm để đem trồng.
* Yêu cầu: Học sinh thực hành theo nhóm trong thời gian 45 phút. Mỗi nhóm từ 3 đến 4 học sinh. Trồng 2 loại cây ăn quả khác nhau.
* Biểu điểm thực hành:
Thực hành
Biểu điểm
Bước 1: Đào hố đất
- Đào hố phù hợp cho từng loại cây, phù hợp cho từng loại địa hình.
3đ
Bước 2: Bón phân lót
Trộn lớp đất mặt đào lên với phân hữu cơ và phân hóa học (phân lân, kali).
Cho đất đã trộn phân vào hố và lấp đất kín.
1,5đ
1,5đ
Bước 3: Trồng cây
Đào hố trồng cây; Bóc vỏ bầu cây; Đặt bầu cây vào giữa hố.
Lấp đất cao hơn mặt bầu từ 3-5cm và ấn chặt; Tưới nước.
2đ
2đ
Đề số 02
* Dụng cụ và vật liệu: (Do học sinh chuẩn bị)
- Cuốc, thuổng, rổ, thúng, cân.
- Phân bón hữu cơ đã ủ hoai.
- Phân hóa học: đạm(N), lân(P), kali(K).
- Bình tưới nước.
* Yêu cầu: Học sinh thực hành theo nhóm trong thời gian 45 phút. Mỗi nhóm từ 3 đến 4 học sinh. Bón phân thúc cho 1 cây ăn quả khoảng từ 1 năm tuổi trở lên.
* Biểu điểm thực hành:
Thực hành
Biểu điểm
Bước 1: Xác định vị trí bón phân
- Chiếu theo hướng thẳng đứng của tán cây xuống đất.
2đ
Bước 2: Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân
Cuốc thành rãnh hoặc hố nhỏ với kích thước tùy theo độ sâu của rễ ở vị trí bón phân. Thông thường rãnh rộng 10-20cm, sâu 15-30cm.
2đ
Bước 3: Bón phân vào rãnh hoặc hố và lấp đất
Rải phân chuồng trộn lẫn với phân hóa học vào rãnh hoặc hố.
Lấp đất kín.
2đ
2đ
Bước 4: Tưới nước
Tưới nước vào rãnh hoặc hố đã bón phân.
2đ
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_2_cong_nghe_lop_9_truong_thcs_trang_luong.doc