Câu1. Một Ancol có CTPT C4H10O, số đồng phân của chất này là:
A. 4 B.2 C. 5 D . 3
Câu 2. Đun hỗn hợp 2 rượu R¬1-OH và R2-OH trong điều kiện có axit H2SO4 đậm đặc, ta có thể thu được mấy ete?
A. 5 B. 3 C.2 D.4
Câu 3 .Công thức tổng quát của anken là:
A. CnH2n+2 B.CnH2n C.CnH2n-2 D.CnH2n-6
Câu 4. Câu nào đúng trong các câu sau đây?
A.Ankađien liên hợp có 2 liên kết đôi cạnh nhau
B.Ankađien liên hợp có 2 liên kết đôi cách nhau một liên kết đơn
C.Ankađien liên hợp có 2 liên kết đôi cách nhau từ 2 liên kết đơn trở lên
D. Ankađien liên hợp có 1 liên kết đôi
Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 3 Ankin A,B,C thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 1,8g H2O. Vậy tổng số mol của 3 Ankin là:
A. 0,15 B.0,25 C.0,08 D. 0,05
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Học kì 2 Hóa học Lớp 11 - Đề 1 - Trường THPT Nguyễn Du (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD-ĐT Quảng Ninh
Trường PTTH Nguyễn Du
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn: Hóa 11
( thời gian 45 phút)
Đề 01
I.Trắc Nghiệm : ( 3 điểm)
Câu1. Một Ancol có CTPT C4H10O, số đồng phân của chất này là:
A. 4 B.2 C. 5 D . 3
Câu 2. Đun hỗn hợp 2 rượu R1-OH và R2-OH trong điều kiện có axit H2SO4 đậm đặc, ta có thể thu được mấy ete?
A. 5 B. 3 C.2 D.4
Câu 3 .Công thức tổng quát của anken là:
A. CnH2n+2 B.CnH2n C.CnH2n-2 D.CnH2n-6
Câu 4. Câu nào đúng trong các câu sau đây?
A.Ankađien liên hợp có 2 liên kết đôi cạnh nhau
B.Ankađien liên hợp có 2 liên kết đôi cách nhau một liên kết đơn
C.Ankađien liên hợp có 2 liên kết đôi cách nhau từ 2 liên kết đơn trở lên
D. Ankađien liên hợp có 1 liên kết đôi
Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 3 Ankin A,B,C thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 1,8g H2O. Vậy tổng số mol của 3 Ankin là:
A. 0,15 B.0,25 C.0,08 D. 0,05
Câu 6. Để phân biệt ank-1-in với anken và ankađien người ta dùng:
A. Cu(OH)2 B.AgNO3 C.NaOH D. Dung dịch Brom
Câu 7. Thuốc thử nào sau đây dùng để nhận biết benzen, toluen, stiren đựng trong 3 bình mất nhãn:
A. dung dịch Brom B. Dung dịch AgNO3/NH3
C. dung dịch KMnO4 D. Dung dịch HNO3
Câu 8.Hiđrocacbon thơm có công thức cấu tạo C8H10 và C8H8 có bao nhiêu đồng phân:
A.5 B.6 C.4 D.3
Câu 9. Sản phẩm nào thu được khi cho toluen tác dụng với clo trong điều kiện có ánh sáng là :
A.Hexancloran B. o-Clobenzen C. Benzylclorua D. m-Clobenzen
Câu 10. Cho dẫn xuất Halogen có công thức cấu tạo : CH3 – CHCl - CH3 . Bậc của dẫn xuất Halogen này là :
A.Bậc I B. Bậc II C. Bậc III D. Bậc IV
Câu 11. Tổng số đồng phân cấu tạo của C4H9Cl là :
A.3 B.5 C.4 D.6
Câu 12. Tên của Ancol có công thức cấu tạo là : CH3 - CH2 - CHOH - CH3
A.butan -1 – ol B. Butan - 2 – ol C. Propan -2 – ol D . Butan -3 – ol
II. Tự Luận : (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm).
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau :
a. CH3 - CH2 - CH2 – Cl + NaOH ®............
b. CH3 – CH2 – CHCl – CH3 ®........ ( điều kiện : kiềm/ancol và nhiệt độ )
Câu 2 (2 điểm ).
a . Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt 3 bình mất nhãn chứa CH4, C2H2, C2H4?
b. Phân biệt axetilen với etilen?
Câu 3 (3 điểm).
Dẫn 13,44 lít hỗn hợp X gồm propan, etilen và axetilen qua dung dịch brom dư , thấy còn 3,36 lít khí không bị hấp thụ . Nếu dẫn 13,44 lít khí X trên qua dung dịch Bạc nitrat trong amoniac thấy có 48,48 gam kết tủa.( Các thể tích đo ở đktc)
a. viết các phương trình hoá học để giải thích quá trình thí nghiệm trên
b. tính thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp .
..............HẾT..............
Sở GD-ĐT Quảng Ninh
Trường PTTH Nguyễn Du
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn: Hóa 11
( thời gian 45 phút)
Đề 02
I.Trắc Nghiệm : ( 3 điểm)
Câu1.Tổng số đồng phân cấu tạo của C4H9Cl là :
A.3 B.5 C.4 D.6
Câu 2.Để phân biệt ank-1-in với anken và ankađien người ta dùng:
A. Cu(OH)2 B.AgNO3 C.NaOH D. Dung dịch Brom
Câu 3 .Khi cho ankin tác dụng với hiđro trong điều kiện xúc tác là niken , nhiệt độ sản phẩm thu được là :
A. Ankan B. Anken. C. Ankađien D . Benzen
Câu 4. Công thức tổng quát của ankin là:
A. CnH2n+2 B.CnH2n C.CnH2n-2 D.CnH2n-6
Câu 5. Thuốc thử nào sau đây dùng để nhận biết benzen, toluen, stiren đựng trong 3 bình mất nhãn:
A. dung dịch Brom B. Dung dịch AgNO3/NH3
C. dung dịch KMnO4 D. Dung dịch HNO3
Câu 6. Phát biểu nào sau đây sai:
A.Ankađien liên hợp có 2 liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn
B.Ankin và anken là hiđrocacbon mạch hở
C.Ankin có 1 liên kết ba , có đồng phân hình học
D. Anken có 1 liên kết đôi, có đồng phân hình học
Câu 7. Một Ancol có CTPT C4H9OH, số đồng phân của chất này là:
A. 4 B.2 C. 5 D . 3
Câu 8.Hiđrocacbon thơm có công thức cấu tạo C8H10 và C8H8 có bao nhiêu đồng phân:
A.5 B.6 C.4 D.3
Câu 9.Tên của Ancol có công thức cấu tạo là : CH3 - CH2 - CHOH - CH3
A.butan -1 – ol B. Butan - 2 – ol C. Propan -2 – ol D . Butan -3 – ol
Câu 10.Cho dẫn xuất Halogen có công thức cấu tạo : CH3 – CHCl - CH3 . Bậc của dẫn xuất Halogen này là :
A.Bậc I B. Bậc II C. Bậc III D. Bậc IV
Câu 11. Đun hỗn hợp 2 rượu C2H5OH và C4H9OH thu được bao nhiêu ete?
A. 5 B. 3 C.2 D.4
Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn 3 Ankin A,B,C thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 1,8g H2O. Vậy tổng số mol của 3 Ankin là:
A. 0,15 B.0,25 C.0,08 D. 0,05
II. Tự Luận : (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm).
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau :
C2H5OH + CuO ®.............
CH3-CH2Br + KOH®..............
Câu 2 (2 điểm).
Phân biệt các khí CH4 , C2H2 , C2H4?
Phân biệt C2H5OH với C3H5(OH)3
Câu 3 (3 điểm).
Dẫn 13,44 lít hỗn hợp X gồm propan, etilen và axetilen qua dung dịch brom dư , thấy còn 3,36 lít khí không bị hấp thụ . Nếu dẫn 13,44 lít khí X trên qua dung dịch Bạc nitrat trong amoniac thấy có 48,48 gam kết tủa.( Các thể tích đo ở đktc)
a. viết các phương trình hoá học để giải thích quá trình thí nghiệm trên
b. tính thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp .
................HẾT..................
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn Hoá 11
Đề 01:
I. Trắc nghiệm:
Câu1. A. Câu 7. C
Câu 2. B. Câu 8. A
Câu 3. B. Câu 9. C
Câu 4. B. Câu 10 . B
Câu 5. D. Câu 11. C
Câu 6. B. Câu 12. B
II. Tự Luận
Câu 1 :
a . CH3 - CH2 - CH2 – Cl + NaOH ® CH3 - CH2 - CH2 – OH + NaCl ( đk : nhiệt độ)
b. CH3 – CH2 – CHCl – CH3 ® CH3 – CH = CH – CH3 + HCl
Câu 2 :
a . Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt 3 bình mất nhãn chứa CH4, C2H2, C2H4?:
Cho 3 bình khí đi qua 3 ống nghiệm chứa AgNO3/NH3 , khí nào làm dung dịch xuất hiện kết tủa là C2H2. Sục 2 khí còn lại qua dung dịch Br2 , khí nào làm nhạt màu Brom là C2H4, khí còn lại là CH4.
b. Phân biệt axetilen với etilen:
Sục từ từ 2 khí qua 2 ống nghiệm chứa AgNO3/NH3 , khí nào làm kết tủa AgNO3/NH3 là axetilen, còn lại là etilen
Câu 3:
Khi sục propan , etilen , axetilen qua dung dịch brom thì etilen và axetilen phản ứng còn propan không bị hấp thụ .
C2H2 + 2Br2 ® C2H2Br4
C2H4 + Br2 ® C2H2Br2
Nếu sục hỗn hợp vào dung dịch AgNO3/NH3 thì chỉ có C2H2 phản ứng :
C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 ® Ag2C2 + NH4NO3
Gọi x,y,z là số mol tương ứng của propan , etilen, axetilen ta có :
X+ y+z = 13,44/22,4 = 0,6
Mà theo phương trình ta có :
Z= 0,2 ; x= 0,15 => y= 0,6 – (0,2+0,15) = 0,25
Mà phần trăm tính theo thể tích là ( bằng phần trăm theo số mol):
%VC2H2 = 33,7%
%VC2H4 = 41,3%
%VC3H8 = 25%
Mà phần trăm theo khối lượng
mC2H2 = 0,2.26=5,2 gam
mC2H4 = 0,25.28= 7 gam
mC3H8 = 0,15.44=6,6 gam
Tổng khối lượng của hỗn hợp là : 5,2+7+6,6 = 18,8 gam
thành phần phần trăm theo khối lượng là :
%mC2H2 = 27,9 %
%mC2H4 = 36,9 %
%mC3H8 = 35,2 %
Đề 02:
I. Trắc nghiệm:
Câu1. C. Câu 7. A
Câu 2. B. Câu 8. A
Câu 3. A Câu 9. B
Câu 4. C. Câu 10 . B
Câu 5. C. Câu 11. B
Câu 6. C. Câu 12. D
II. Tự Luận :
Câu 1.
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau :
a. C2H5OH + CuO ® CH3 – CHO + Cu + H2O
b. CH3-CH2Br + KOH® CH2=CH2 + KBr + H2O ( đk : C2H5OH. nhiệt độ )
Câu 2 :
Phân biệt các khí CH4 , C2H2 , C2H4 :
Cho 3 bình khí đi qua 3 ống nghiệm chứa AgNO3/NH3 , khí nào làm dung dịch xuất hiện kết tủa là C2H2. Sục 2 khí còn lại qua dung dịch Br2 , khí nào làm nhạt màu Brom là C2H4, khí còn lại là CH4.
Phân biệt C2H5OH với C3H5(OH)3:
Cho vào 2 ống nghiệm dung dịch Cu(OH)2 nếu ống nghiệm nào có kết tủa màu xanh lam của đồng (II) glixerat thì đó là C3H5(OH)3 , ống còn lại là C2H5OH
Câu 3 :
a. Khi sục propan , etilen , axetilen qua dung dịch brom thì etilen và axetilen phản ứng còn propan không bị hấp thụ .
C2H2 + 2Br2 ® C2H2Br4
C2H4 + Br2 ® C2H2Br2
Nếu sục hỗn hợp vào dung dịch AgNO3/NH3 thì chỉ có C2H2 phản ứng :
C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 ® Ag2C2 + NH4NO3
b. Gọi x,y,z là số mol tương ứng của propan , etilen, axetilen ta có :
X+ y+z = 13,44/22,4 = 0,6
Mà theo phương trình ta có :
Z= 0,2 ; x= 0,15 => y= 0,6 – (0,2+0,15) = 0,25
Mà phần trăm tính theo thể tích là ( bằng phần trăm theo số mol):
%VC2H2 = 33,7%
%VC2H4 = 41,3%
%VC3H8 = 25%
Mà phần trăm theo khối lượng
mC2H2 = 0,2.26=5,2 gam
mC2H4 = 0,25.28= 7 gam
mC3H8 = 0,15.44=6,6 gam
Tổng khối lượng của hỗn hợp là : 5,2+7+6,6 = 18,8 gam
thành phần phần trăm theo khối lượng là :
%mC2H2 = 27,9 %
%mC2H4 = 36,9 %
%mC3H8 = 35,2 %
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_2_hoa_hoc_lop_11_de_1_truong_thpt_nguyen.doc