Câu 1: Có thể phân biệt ba chất sau: benzen (C6H¬6), stiren (C6H5-CH=CH2), toluen (C6H5-CH3) bằng dung dịch
A. brom trong CCl4. B. kali pemanganat. C. axit nitric đặc. D. brom trong nước.
Câu 2: Có ba chất sau : CH2=CH-CH3, CH≡C-CH3, CH2=CH-CH=CH2, CH4. Số chất làm mất màu dung dịch brom là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3: Tỉ khối hơi của một anken X so với O2 bằng 1,75. Công thức phân tử của X là (Cho C = 12, H = 1)
A. C3H6. B. C4H8. C. C2H4. D. C5H10.
Câu 4: Tỉ khối hơi của ankan Y so với H2 bằng 15. Công thức phân tử của Y là
A. C4H10. B. CH4. C. C2H6. D. C3H8.
Câu 5: Ancol no đơn chức là hợp chất hữu cơ mà .
A. có nhóm -OH liên kết với gốc hiđrocacbon no.
B. có một nhóm -OH liên kết với gốc hiđrocacbon.
C. có nhóm -OH liên kết với gốc hiđrocacbon.
D. có một nhóm -OH liên kết với gốc hiđrocacbon no.
Câu 6: Thể tích khí H2 thoát ra (đktc) khi cho 0,46 gam Na phản ứng hết với ancol etylic (C2H5OH) là (Cho H =1, Na = 23, O = 16, C = 12)
A. 0,672 lít. B. 0,224 lít. C. 0,112 lít. D. 0,56 lít.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Học kì 2 Hóa học Lớp 11 - Mã đề: 483 - Trung tâm GDTX An Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG
TRUNG TÂM GDTX AN DƯƠNG
Đề gồm 02 trang
ĐỀ THI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2007 - 2008
MÔN HOÁ HỌC 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 483
Họ, tên học sinh:..........................................................................
Số báo danh:.................................. Lớp 11B..............................
Câu 1: Có thể phân biệt ba chất sau: benzen (C6H6), stiren (C6H5-CH=CH2), toluen (C6H5-CH3) bằng dung dịch
A. brom trong CCl4. B. kali pemanganat. C. axit nitric đặc. D. brom trong nước.
Câu 2: Có ba chất sau : CH2=CH-CH3, CH≡C-CH3, CH2=CH-CH=CH2, CH4. Số chất làm mất màu dung dịch brom là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3: Tỉ khối hơi của một anken X so với O2 bằng 1,75. Công thức phân tử của X là (Cho C = 12, H = 1)
A. C3H6. B. C4H8. C. C2H4. D. C5H10.
Câu 4: Tỉ khối hơi của ankan Y so với H2 bằng 15. Công thức phân tử của Y là
A. C4H10. B. CH4. C. C2H6. D. C3H8.
Câu 5: Ancol no đơn chức là hợp chất hữu cơ mà .
A. có nhóm -OH liên kết với gốc hiđrocacbon no.
B. có một nhóm -OH liên kết với gốc hiđrocacbon.
C. có nhóm -OH liên kết với gốc hiđrocacbon.
D. có một nhóm -OH liên kết với gốc hiđrocacbon no.
Câu 6: Thể tích khí H2 thoát ra (đktc) khi cho 0,46 gam Na phản ứng hết với ancol etylic (C2H5OH) là (Cho H =1, Na = 23, O = 16, C = 12)
A. 0,672 lít. B. 0,224 lít. C. 0,112 lít. D. 0,56 lít.
Câu 7: Trùng hợp chất nào sau đây có thể tạo ra caosu Buna
A. Buta-1,4 đien. B. Penta-1,3-đien. C. Buta-1,3-đien. D. isopren.
Câu 8: Đất đèn có thành phần chính là
A. Canxi cacbua (CaC2). B. Sắt (III) oxit (Fe2O3).
C. Canxi oxit (CaO). D. Silic đioxit (SiO2).
Câu 9: Để phân biệt ankan và anken người ta có thể dùng
A. phản ứng với oxi. B. phản ứng với axit HCl.
C. phản ứng với nước. D. dung dịch brom.
Câu 10: Dẫn 1,12 lít khí propen (C3H6) vào dung dịch brom 1M thấy phản ứng vừa đủ. Thể tích dung dịch brom đã dùng là
A. 100ml. B. 50ml. C. 200ml. D. 150ml.
Câu 11: C4H9OH có số đồng phân ancol là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 12: Công thức tổng quát của ancol no đơn chức là
A. CnH2n+2Oa. B. CnH2n+2O. C. CnH2n-1OH. D. CnH2n+1OH.
Câu 13: Có bao nhiêu đồng phân ankin có công thức phân tử C5H8?
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 14: Những chất đồng phân là những hợp chất khác nhau nhưng có cùng
A. công thức phân tử. B. công thức hoá học. C. công thức cấu tạo. D. công thức lập thể.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Hai hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của
A. Ankan. B. Anken. C. Xicloankan. D. Ankin.
Câu 16: Khi đốt cháy hoàn toàn một ankan bất kỳ thì tạo ra
A. số mol CO2 lớn hơn số mol H2O.
B. số mol CO2 lớn hơn hay nhỏ hơn số mol của nước phụ thuộc vào từng ankan cụ thể.
C. số mol CO2 bằng số mol H2O.
D. số mol H2O lớn hơn số mol CO2.
Câu 17: Dùng nước brom làm thuốc thử có thể phân biệt cặp chất nào dưới đây?
A. Metan và etan. B. Toluen và stiren. C. Etilen và stiren. D. Etilen và propilen.
Câu 18: Có bốn chất: CH3-CH=CH2, CH≡C-CH3, CH2=CH-CH=CH2 và benzen. Khi xét khả năng làm mất màu dung dịch brom của bốn chất trên, điều khẳng định nào sau đây đúng?
A. có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
B. chỉ có một chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
C. cả bốn chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
D. có hai chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
Câu 19: Phương pháp chính để sản xuất axetilen (C2H2) trong công nghiệp hiện nay là
A. CaC2 + 2H2O Ca(OH)2 + C2H2. B. C2H4 C2H2 + H2.
C. 2CH4 C2H2 + 3H2. D. C2H6 C2H2 + 2H2.
Câu 20: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, hoá trị của cacbon, hiđro lần lượt là
A. 4, 1. B. 1, 4. C. 3, 1. D. 2, 2.
Câu 21: Ancol etylic (C2H5OH) tác dụng được với tất cả các chất nào trong các dãy sau
A. Na, HBr, NaOH. B. Na, HBr, Fe. C. CuO, KOH, HBr. D. Na, HBr, CuO.
Câu 22: Khái niệm nào sau đây đúng khi nói về hợp chất hữu cơ
A. là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua ).
B. là hợp chất của cacbon và hiđro.
C. là hợp chất của cacbon với hiđro và oxi.
D. là hợp chất của cacbon.
Câu 23: Công thức tổng quát của ankan là
A. CnH2n. B. CnH2n-2. C. CnH2n+2. D. CnH2n-6.
Câu 24: Khi cho 3,2 gam ancol no, đơn chức X tác dụng hết với Na dư, thu được 1,12 lít H2 (đktc). Công thức phân tử của X là (Cho C = 12, H = 1, O = 16)
A. C4H9OH. B. C3H7OH. C. C2H5OH. D. CH3OH.
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol X, thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O. Ancol X thuộc loại
A. ancol no đa chức, mạch hở. B. ancol no đơn chức, mạch hở.
C. ancol no, mạch hở. D. ancol no hai chức, mạch hở.
Câu 26: Phản ứng hoá học đặc trưng của anken là
A. phản ứng thế. B. phản ứng tách. C. phản ứng cộng. D. phản ứng với O2.
Câu 27: Tính chất hoá học đặc trưng của ankan là
A. phản ứng phân huỷ. B. phản ứng cộng. C. phản ứng thế. D. phản ứng tách.
Câu 28: Phản ứng nào sau đây không tạo ra ancol etylic
A. nhiệt phân metan (CH4). B. lên men glucozơ (C6H12O6).
C. cho etilen (C2H4) hợp nước. D. thuỷ phân etylclorua (C2H5Cl).
Câu 29: Xicloankan nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường
A. xiclopentan. B. xiclopropan. C. xiclobutan. D. xiclohexan.
Câu 30: Đối với ankan, theo chiều tăng dần số nguyên tử C trong phân tử thì
A. nhiệt độ sôi và khối lượng riêng tăng dần.
B. nhiệt độ sôi tăng dần, khối lượng riêng giảm dần.
C. nhiệt dộ sôi và khối lượng riêng giảm dần.
D. nhiệt độ sôi giảm dần, khối lượng riêng tăng dần.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_2_hoa_hoc_lop_11_ma_de_483_trung_tam_gdtx.doc
- DAPAN_KTHKII_KHOI11.doc