Câu 1: Khoanh tròn đáp án câu trả lời đúng nhất:
1. Hệ thần kinh của thằn lằn phát triển hơn so với hệ thần kinh của ếch là do:
A. Não trước phát triển. B. Tiểu não phát triển.
C. Não trước và thùy thị giác phát triển. D. Não trước và tiểu não phát triển.
2. Chim bồ câu có tập tính là:
A. Sống thành đôi. B. Sống đơn độc.
C. Sống thành nhóm nhỏ. D. Sống thành đàn.
3. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:
A. Không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.
B. Có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.
C. Phân đôi cơ thể.
D. Mọc chồi.
4. Đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng là:
A. Màu lông nhạt, lớp mỡ dưới da dày, chân dài.
B. Màu lông mỏng, lớp mỡ dưới da dày, chân dài.
C. Màu lông trắng, bướu mỡ, chân ngắn.
D. Màu lông nhạt, có bướu mỡ, chân dài.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Học kì 2 Sinh học Lớp 7 - Trường THCS Phan Đình Phùng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Phan Đình Phùng KIỂM TRA HKII – SINH HỌC 7
Họ và tên: .. Năm học 2012 - 2013
Lớp : 7.. Thời gian: 45’
Điểm:
Lời phê của giáo viên:
ĐỀ BÀI:
I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Câu 1: Khoanh tròn đáp án câu trả lời đúng nhất:
1. Hệ thần kinh của thằn lằn phát triển hơn so với hệ thần kinh của ếch là do:
A. Não trước phát triển. B. Tiểu não phát triển.
C. Não trước và thùy thị giác phát triển. D. Não trước và tiểu não phát triển.
2. Chim bồ câu có tập tính là:
A. Sống thành đôi. B. Sống đơn độc.
C. Sống thành nhóm nhỏ. D. Sống thành đàn.
3. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:
A. Không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.
B. Có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.
C. Phân đôi cơ thể.
D. Mọc chồi.
4. Đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng là:
A. Màu lông nhạt, lớp mỡ dưới da dày, chân dài.
B. Màu lông mỏng, lớp mỡ dưới da dày, chân dài.
C. Màu lông trắng, bướu mỡ, chân ngắn.
D. Màu lông nhạt, có bướu mỡ, chân dài.
Câu 2: Nối các thông tin đúng ở hai cột với nhau:
Loài rắn
Môi trường sống
1. Rắn cạp nong
a. Trên cạn và leo cây
2. Rắn giun
b. Vừa nước vừa cạn
3. Rắn ráo
c. Trên cạn
4. Rắn nước
d. Chui luồn trong đất
II. TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 3: (3 điểm) Hệ tuần hoàn của lưỡng cư có gì tiến hóa hơn lớp cá? Lợi ích của lưỡng cư?
Câu 4: (2 điểm) Nêu đặc điểm cấu tạo hệ tuần hoàn của thỏ?
Câu 5: (3 điểm) Giải thích tại sao mức độ đa dạng về loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa lại cao hơn ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Mỗi ý đúng được 0.25đ
Câu 1:
Câu
1
2
3
4
A
x
x
B
C
D
x
x
Câu 2: 1 – c; 2 – d; 3 – a; 4 – b
II. TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
1
*Điểm tiến hóa hệ tuần hoàn của lưỡng cư so với cá:
- Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất)
- 2 vòng tuần hoàn.
- Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
*Lợi ích của lưỡng cư:
- Có ích cho nông nghiệp: Tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về ban đêm
- Tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi,
- Có giá trị thực phẩm: Bột cóc
- Làm vật thí nghiệm trong sinh lí học: Ếch đồng,
1,0
2,0
2
*Đặc điểm cấu tạo hệ tuần hoàn của thỏ:
- Tim 4 ngăn (2 tâm nhỉ và 2 tâm thất)
- 2 vòng tuần hoàn kín.
- Máu đi nuôi cơ thể màu đỏ tươi.
2,0
3
- Môi trường đới lạnh và môi trường hoang mạc đới nóng có khí hậu rất khắc nghiệt, đa số động vật không sống được, chỉ có một số loài có cấu tạo đặc biệt thích nghi mới sống được. Vì vậy mức độ đa dạng thấp.
- Do môi trường nhiệt đới gió mùa có điều kiện sống và nguồn sống đa dạng rất thuận lợi cho sự phát triển của động vật, khả năng thích nghi của chúng cao nên mức độ đa dạng cao
1,5
1,5
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_2_sinh_hoc_lop_7_truong_thcs_phan_dinh_ph.doc
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKII.doc