1. Đối với mỗi dây dẫn, thương số U/I giữa hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện I chạy qua dây dẫn có trị số:
A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U. C. Không đổi.
B. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện I. D. Các phát biểu A, B đúng.
57 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 940 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề kiểm tra học kì I - Lớp 9 năm học 2006 - 2007 thời gian làm bài : 45 phút, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Kim Đồng
Đề kiểm tra học kì I - Lớp 9 .Năm học 2006 - 2007
Thời gian làm bài : 45 phút
( không kể thời gian giao đề)
Phần I: Trắc nghiệm ( 5 điểm):
1. Đối với mỗi dây dẫn, thương số U/I giữa hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện I chạy qua dây dẫn có trị số:
A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U. C. Không đổi.
B. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện I. D. Các phát biểu A, B đúng.
2. Một dây dẫn có điện trở R. Nếu cắt dây này làm 3 phần bằng nhau thì điện trở R' của mỗi phần là bao nhiêu:
A. R' = 3R C. R' = R
B. R' = R/3 D. Một giá trị khác.
3. Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho:
A. có chiều đi ra từ cực nam tới cực bắc bên ngoài thanh nam châm.
B. có độ mau thưa tuỳ ý.
C. bắt đầu ở cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
D. có chiều đi từ cực bắc tới cực nam ở bên ngoài thanh nam châm.
4. Điều nào sau đây là sai khi nói về sự nhiễm từ của sắt và thép:
A. Lõi sắt, lõi thép khi đặt trong từ trường thì chúng đều bị nhiễm từ.
B. Trong cùng điều kiện như nhau, sắt nhiễm từ mạnh hơn thép.
C. Trong cùng điều kiện như nhau, sắt nhiễm từ yếu hơn thép.
D. Sắt bị khử từ nhanh hơn thép.
5. Điều nào sau đây là đúng khi nói về các cực từ của ống dây có dòng điện chạy qua?
A. Đầu có dòng điện đi ra là cực nam, đầu còn lại là cực bắc.
B. Đầu có dòng điện đi vào là cực nam, đầu còn lại là cực bắc.
C. Đầu có đường sức đi vào là cực bắc, đầu còn lại là cực nam
D. Đầu có đường sức đi ra là cực bắc, đầu còn lại là cực nam.
6. Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng vì:
A. dùng nhiều điện ở gia đình dễ gây ô nhiễm môi trường.
B. dùng nhiều điện dễ gây tai nạn nguy hiểm tới tính mạng của con người.
C. như vậy sẽ giảm bớt chi phí cho gia đình và dành nhiều điện năng cho sản xuất.
D. càng dùng nhiều điện thì càng tốn kém cho gia đình và cho xã hội
Phần II: Bài tập tự luận (7 điểm):
1. Phát biểu quy tắc nắm tay phải ?
Vận dụng: Xác định chiều đường sức từ và
cực của ống dây trong hình vẽ sau:
1. Muốn đo công suất tiêu thụ của một bóng đèn ta cần phải có những dụng cụ gì? Hãy nêu các bước để đo công suất tiêu thụ của bóng đèn đó.
3. Cho mạch điện như hình. Hiệu điện thế giữa hai điểm MN
không đổi và luôn bằng 9V. Điện trở R = 3W . Đ là loại đèn 6V - 12 W.
a. Giải thích ý nghĩa các con số ghi trên đèn và tính điện trở của đèn.
b. Đèn có sáng bình thường không? Vì sao?
c. Để đèn sáng bình thường người ta lấy một biến trở Rx mắc thêm
vào mạch. Hỏi Rx phải mắc như thế nào? Tính giá trị của Rx.
----------- Hết ------------
Đáp án và biểu điểm 2006 - 2007
Câu
Đáp án
Điểm
Phần I: Trắc nghiệm( 3 điểm)
1. C ; 2.B ; 3. D ; 4.C ; 5. D ; 6. C
( Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm. Chọn 2 đáp án không cho điểm)
3 điểm
Tự luận
(7 điểm)
1(1,5điểm)
- Phát biểu quy tắc : Nắm tay phải rồi đặt cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều cuat đường sức từ trong lòng ống dây
- Vận dụng:
0,75 điểm
0,75 điểm
1(2,0điểm)
- Dụng cụ: Nguồn điện, bóng đèn, ampe kế, vôn kế, dây nối và khoá K.
- Các bước để đo công suất của bóng đèn:
+ Mắc mạch điện theo sơ đồ:
+ Ghi các giá trị của ampe kế và vôn kế cho ta các giá trị IĐ (A) và UĐ (V).
+ Tính PĐ theo công thức : PĐ = UĐ. IĐ
0,5 điểm
0,5 điểm
0, 5 điểm
0,5điểm
3 (3,5 điểm)
1. - Trên đèn ghi 6V - 12 W có nghĩa là bóng đèn phải được dùng ở hiệu điện thế 12V( hiệu điện thế định mức), khi đó công suất tiêu thụ của đèn là 12 W( công suất định mức).
- Dòng điện định mức và điện trở của đèn là
Iđm = Pđm / Uđm . Thay số: Iđm = 12/ 6 = 2A
Rđ = Uđm / Iđm. Thay số: Iđm = 6/ 3 = 3 W
0,5 điểm
0,5 điểm
2. Vì Iđ = I R ( do R nối tiếp Đèn), R = Rđ suy ra hiệu điện thế thực tế giữa hai đầu đèn là: Uđ = UR = U/2 = 9/2 = 4,5 V.
Đèn sáng kém hơn bình thường vì Uđ < Uđm
0,5 điểm
0,5 điểm
3. Mắc thêm Rx:
- Mắc Rx song song với điện trở R
- Gọi U1, U2 lần lượt là hiệu điện thế giữa hai đầu đèn và Rx.
- Vì đèn sáng bình thường nên có U2 = U = U1= 9 - 6 = 3V.
- Dòng điện IR qua R là: IR = U2 / R = 3/3 = 1A
- Dòng điện qua Rx là: Ix = Iđm - IR = 2 -1 = 1A
- Giá trị điện trở của biến trở Rx khi đó: Rx = U2 / Rx = 3/1 = 3W
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5điểm
Trường THCS Kim Đồng
Đề kiểm tra học kì I Môn Vật lí- Lớp 9. Năm học 2007 - 2008
Thời gian làm bài : 45 phút
( không kể thời gian giao đề)
đề chẵn
Phần I: Trắc nghiệm ( 5 điểm):
1. Đối với mỗi dây dẫn, thương số U/I giữa hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện I chạy qua dây dẫn có trị số:
A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U.
C. Không đổi.
B. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện I.
D. Các phát biểu A, B đúng.
2. Khi đặt hiệu điện thế 4,5V vào hai đầu một dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy dây dẫn có cường độ là 0,3 A. Nếu tăng cho hiệu điện thế này thêm 3V nữa thì cường độ dòng điện I chạy qua dây dẫn có trị số:
A. 0,2A
B. 0,5A
C. 0,9A
D. 0,6A
3. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 6W và R2 = 3W mắc song song là:
A. 9W
B. 0, 5W
C. 18W
D. 2W
4. Hai điện trở R1 = 8W và R2 = 12W mắc nối tiếp vào nguồn có hiệu điện thế 10 V. Thông tin sai là:
A. Điện trở tương đương của mạch là 20W.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là 4V.
B. cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là 0,5A.
D. Hiệu điện thế giữa hai đầu R2 là 4V.
5.Một dây biến trở con chạy dài 50 m được làm bằng hợp kim nikêlin có điện trở suất 0,4.10-6Wm, tiết diện 0,5mm2. Điện trở lớn nhất của biến trở này có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. R = 40W
C. R = 0,04W
B. R= 62,5W
D. Một giá trị khác.
6. Số oát ghi trên mỗi dụng cụ cho biết:
A. Điện năng mà dụng cụ này tiêu thụ trong 1 phút khi dụng cụ này sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức.
C. Công mà dòng điện thực hiện được khi dụng cụ được sử dụng với hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức.
B. Công suất điện của dụng cụ khi dụng cụ này được sử dụng với hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức.
D. Công suất điện của dụng cụ này khi dụng cụ được sử dụng với những hiệu điện thế không được vượt quá hiệu điện thế định mức.
7. Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho:
A. có chiều đi ra từ cực nam tới cực bắc bên ngoài thanh nam châm.
C. có độ mau thưa tuỳ ý.
B. bắt đầu ở cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
D. có chiều đi từ cực bắc tới cực nam ở bên ngoài thanh nam châm.
8. Điều nào sau đây là sai khi nói về sự nhiễm từ của sắt và thép:
A. Lõi sắt, lõi thép khi đặt trong từ trường thì chúng đều bị nhiễm từ.
C. Trong cùng điều kiện như nhau, sắt nhiễm từ yếu hơn thép.
B. Trong cùng điều kiện như nhau, sắt nhiễm từ mạnh hơn thép.
D. Sắt bị khử từ nhanh hơn thép.
9. Điều nào sau đây là đúng khi nói về các cực từ của ống dây có dòng điện chạy qua?
A. Đầu có dòng điện đi ra là cực nam, đầu còn lại là cực bắc.
C. Đầu có đường sức đi vào là cực bắc, đầu còn lại là cực nam.
B. Đầu có dòng điện đi vào là cực nam, đầu còn lại là cực bắc.
D. Đầu có đường sức đi ra là cực bắc, đầu còn lại là cực nam.
10. Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào không tiết kiệm điện năng?
A. Thay đèn sợi tóc bằng đèn ống.
C. Chỉ sử dụng thiết bị điện trong thời gian cần thiết.
B. Thay dây dẫn to bằng dây dẫn nhỏ cùng loại.
D. Hạn chế sử dụng các thiết bị nung nóng.
Phần II: Bài tập tự luận (5 điểm):
1. Phát biểu quy tắc nắm tay phải ?
Vận dụng: Xác định chiều đường sức từ và
cực của ống dây trong hình vẽ sau:
2. Một bếp điện có ghi 220V - 1000W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V để đun sôi 2,5 lít nước có nhiệt độ ban đầu là 200C thì mất thời gian là 14 phút 35 giây.
a. Giải thích y nghĩa các con số ghi trên bếp và tính điện trở của bếp?
b. Tính hiệu suất của bếp? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
b. Mỗi ngày đun sôi 5 lít nước với các điều kiện như trên thì trong 30 ngày sẽ phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này? Cho rằng mỗi KWh có giá 800 đồng.
======== Hết ========
Trường THCS Kim Đồng
Đề kiểm tra học kì I Môn Vật lí- Lớp 9. Năm học 2007 - 2008
Thời gian làm bài : 45 phút
( không kể thời gian giao đề)
đề lẻ
Phần I: Trắc nghiệm ( 5 điểm):
1. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm thì:
A. Cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng
C. Cường độ dòng điện qua dây dẫn có lúc tăng có lúc giảm.
B. Cường độ dòng điện qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế .
D. Không thay đổi.
2. Khi đặt hiệu điện thế 3,0 V vào hai đầu một dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy dây dẫn có cường độ là 0,15 A. Nếu tăng hiệu điện thế này đến 12V thì cường độ dòng điện I chạy qua dây dẫn có trị số:
A. 0,2A
B. 0,5A
C. 0,9A
D. 0,6A
3. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 2W và R2 = 3W mắc song song là:
A. 5W
B. 15W
C. = 0,83W
D. 1,2W
4. Hai điện trở R1 = 6 W và R2 = 14W mắc nối tiếp vào nguồn có hiệu điện thế 40 V. Thông tin sai là:
A. Điện trở tương đương của mạch là 20W.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là 12V.
B. cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là 1 A.
D. Hiệu điện thế giữa hai đầu R2 là 28V.
5.Một dây biến trở con chạy dài 75 m được làm bằng hợp kim nikêlin có điện trở suất 0,4.10-6Wm, tiết diện 0,3mm2. Điện trở lớn nhất của biến trở này có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. R = 0,16W
C. R = 0,04W
B. R= 100W
D. Một giá trị khác.
6. Số oát ghi trên mỗi dụng cụ cho biết:
A. Điện năng mà dụng cụ này tiêu thụ trong 1 phút khi dụng cụ này sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức.
C. Công mà dòng điện thực hiện được khi dụng cụ được sử dụng với hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức.
B. Công suất điện của dụng cụ khi dụng cụ này được sử dụng với hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức.
D. Công suất điện của dụng cụ này khi dụng cụ được sử dụng với những hiệu điện thế không được vượt quá hiệu điện thế định mức.
7. Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho:
A. có chiều đi ra từ cực bắc tới cực nam ở bên ngoài thanh nam châm.
C. có độ mau thưa tuỳ ý.
B. bắt đầu ở cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
D. có chiều đi từ cực nam tới cực bắc ở bên ngoài thanh nam châm.
8. Điều nào sau đây là sai khi nói về sự nhiễm từ của sắt và thép:
A. Lõi sắt, lõi thép khi đặt trong từ trường thì chúng đều bị nhiễm từ.
C. Trong cùng điều kiện như nhau, thép nhiễm từ yếu hơn thép.
B. Trong cùng điều kiện như nhau, sắt nhiễm từ yếu hơn thép.
D. Thép giữ được tính từ lâu hơn sắt.
9. Điều nào sau đây là đúng khi nói về các cực từ của ống dây có dòng điện chạy qua?
A. Đầu có dòng điện đi ra là cực nam, đầu còn lại là cực bắc.
C. Đầu có đường sức đi vào là cực nam, đầu còn lại là cực bắc.
B. Đầu có dòng điện đi vào là cực nam, đầu còn lại là cực bắc.
D. Đầu có đường sức đi ra là cực nam, đầu còn lại là cực bắc.
10. Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào không tiết kiệm điện năng?
A. Thay đèn sợi tóc bằng đèn ống.
C. Chỉ sử dụng thiết bị điện trong thời gian cần thiết.
B. Thay dây dẫn to bằng dây dẫn nhỏ cùng loại.
D. Hạn chế sử dụng các thiết bị nung nóng.
Phần II: Bài tập tự luận (5 điểm):
1. Phát biểu quy tắc nắm tay phải ?
Vận dụng: Xác định chiều đường sức từ và
cực của ống dây trong hình vẽ sau:
2. Một bếp điện có ghi 220V - 1200W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V để đun sôi 1,5 lít nước có nhiệt độ ban đầu là 300C thì mất thời gian là 7 phút 30 giây.
a. Giải thích y nghĩa các con số ghi trên bếp và tính điện trở của bếp?
b. Tính hiệu suất của bếp? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
b. Mỗi ngày đun sôi 9 lít nước với các điều kiện như trên thì trong 30 ngày sẽ phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này? Cho rằng mỗi KWh có giá 800 đồng.
======== Hết ========
Đáp án và biểu điểm môn Vật lí 9 - đề chẵn
Học kì I. Năm học 2007 - 2008
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm)
1. C; 2. B; 3. D; 4. D; 5.A; 6.C; 7.D; 8. C; 9. D; 10. B
Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm. Chọn 2 đáp án không cho điểm
Phần II. Tự luận ( 5 điểm)
1. ( 1,5 điểm)
- Phát biểu quy tắc : Nắm tay phải rồi đặt cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều cuat đường sức từ trong lòng ống dây
- Vận dụng:
0,75 điểm
0,75 điểm
2. ( 3,5 điểm)
Tóm tắt
Bếp điện: 220V - 1000W
U = 220V
V1 = 2,5 lít => m1 = 2,5 kg
t01 = 200C, t02 = 1000C
t1 = 14ph 35 s = 875 s
a, giải thích y nghĩa?
Rb = ?
b, C = 4200J/kg.K
=> H = ?
b, V2 = 5 lít => m2 = 5 kg
(các điều kiện như trên)
n = 30 ngày
T0 = 800đ/ 1kwh
T = ?
0,5 điểm
a,
b,
- Trên bếp điện ghi 220V - 1000W cho biết: Uđm = 220V, Pđm = 1000W. Khi sử dụng bếp cần mắc bếp vào nguồn 220 V để bếp hoạt động bình thường.
Điện trở của bếp là: R = U2đm / Pđm
= 2202/ 1000
= 484 W
0,5 điểm
Do bếp được dùng ở hiệu điện thế U = Uđm = 220V nên công suất tiêu thụ của bếp là : P = Pđm = 1000W.
Nhiệt lượng do bếp toả ra trong 875 giây là: Qtp = A1 = P.t1 = 1000.875 = 875 000J
Nhiệt lượng nước thu vào là:
Qci = m1c (to2 - t01)
= 2,5. 4200.(100- 20) = 787 500J
Hiệu suất của bếp là:
H = Qci / Qtp = 787 500/ 875 000 = 90%
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
b,
Do m2 = 2m1 và các điều kịên không đổi nên thời gian đun 5 kg nước lớn gấp hai lần thời gian đun 2,5 kg nước: t2 = 2 t1
Điện năng mà bếp tiêu thụ để đun 5lít nước là: A2 = P.t2 = 2A1 = 2. 875 000
= 1 750 000J
Điện năng mà bếp tiêu thụ để đun 5lít nước trong 30 ngày là:
A = n. A2
= 30. 1 750 000 = 52 500 000J
= 14,53 kwh
Số tiền phải trả cho việc đun nước là:
T = T0 . A
= 800.14,53
= 11 600 đồng)
0,5 điểm
0,5 điểm
Đáp án và biểu điểm môn Vật lí 9 - đề lẻ
Học kì I. Năm học 2007 - 2008
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm)
1. B; 2. D; 3. D; 4. B; 5.B; 6.B; 7.A; 8. B; 9. C; 10. B
Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm. Chọn 2 đáp án không cho điểm
Phần II. Tự luận ( 5 điểm)
1. ( 1,5 điểm)
- Phát biểu quy tắc : Nắm tay phải rồi đặt cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều cuat đường sức từ trong lòng ống dây
- Vận dụng:
0,75 điểm
0,75 điểm
2. ( 3,5 điểm)
Tóm tắt
Bếp điện: 220V - 1200W
U = 220V
V1 = 1,5 lít => m1 = 1,5 kg
t01 = 300C, t02 = 1000C
t1 = 7ph 30 s = 450 s
a, giải thích y nghĩa?
Rb = ?
b, C = 4200J/kg.K
=> H = ?
b, V2 = 9 lít => m2 = 9 kg
(các điều kiện như trên)
n = 30 ngày
T0 = 800đ/ 1kwh
T = ?
0,5 điểm
a,
b,
- Trên bếp điện ghi 220V - 1200W cho biết: Uđm = 220V, Pđm = 1200W. Khi sử dụng bếp cần mắc bếp vào nguồn 220 V để bếp hoạt động bình thường.
Điện trở của bếp là: R = U2đm / Pđm
= 2202/ 1200
= 43,33 W
0,5 điểm
Do bếp được dùng ở hiệu điện thế U = Uđm = 220V nên công suất tiêu thụ của bếp là : P = Pđm = 1200W.
Nhiệt lượng do bếp toả ra trong 500 giây là: Qtp = A1 = P.t1 = 1200. 450 = 540 000J
Nhiệt lượng nước thu vào là:
Qci = m1c (to2 - t01)
= 1,5. 4200.(100- 30) = 441 000J
Hiệu suất của bếp là:
H = Qci / Qtp = 441 000 / 540 000 = 81,6%
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
b,
Do m2 = 6m1 và các điều kịên không đổi nên thời gian đun 9 kg nước lớn gấp sáu lần thời gian đun 1,5 kg nước: t2 = 6 t1
Điện năng mà bếp tiêu thụ để đun 9lít nước là: A2 = P.t2 = 6A1 = 6. 540 000
= 3 240 000J
Điện năng mà bếp tiêu thụ để đun 5lít nước trong 30 ngày là:
A = n. A2
= 30. 3 240 000 = 97 200 000J
= 27 kwh
Số tiền phải trả cho việc đun nước là:
T = T0 . A
= 800.27
= 21 600 đồng)
0,5 điểm
0,5 điểm
Đáp án và biểu điểm
Câu
Đáp án
Điểm
Phần I: Trắc nghiệm( 3 điểm)
1. C ; 2.B ; 3. D ; 4.C ; 5. D ; 6. C
( Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm. Chọn 2 đáp án không cho điểm)
3 điểm
Tự luận
(7 điểm)
1(1,5điểm)
- Phát biểu quy tắc : Nắm tay phải rồi đặt cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều cuat đường sức từ trong lòng ống dây
- Vận dụng:
0,75 điểm
0,75 điểm
1(2,0điểm)
- Dụng cụ: Nguồn điện, bóng đèn, ampe kế, vôn kế, dây nối và khoá K.
- Các bước để đo công suất của bóng đèn:
+ Mắc mạch điện theo sơ đồ:
+ Ghi các giá trị của ampe kế và vôn kế cho ta các giá trị IĐ (A) và UĐ (V).
+ Tính PĐ theo công thức : PĐ = UĐ. IĐ
0,5 điểm
0,5 điểm
0, 5 điểm
0,5điểm
3 (3,5 điểm)
1. - Trên đèn ghi 6V - 12 W có nghĩa là bóng đèn phải được dùng ở hiệu điện thế 12V( hiệu điện thế định mức), khi đó công suất tiêu thụ của đèn là 12 W( công suất định mức).
- Dòng điện định mức và điện trở của đèn là
Iđm = Pđm / Uđm . Thay số: Iđm = 12/ 6 = 2A
Rđ = Uđm / Iđm. Thay số: Iđm = 6/ 3 = 3 W
0,5 điểm
0,5 điểm
2. Vì Iđ = I R ( do R nối tiếp Đèn), R = Rđ suy ra hiệu điện thế thực tế giữa hai đầu đèn là: Uđ = UR = U/2 = 9/2 = 4,5 V.
Đèn sáng kém hơn bình thường vì Uđ < Uđm
0,5 điểm
0,5 điểm
3. Mắc thêm Rx:
- Mắc Rx song song với điện trở R
- Gọi U1, U2 lần lượt là hiệu điện thế giữa hai đầu đèn và Rx.
- Vì đèn sáng bình thường nên có U2 = U = U1= 9 - 6 = 3V.
- Dòng điện IR qua R là: IR = U2 / R = 3/3 = 1A
- Dòng điện qua Rx là: Ix = Iđm - IR = 2 -1 = 1A
- Giá trị điện trở của biến trở Rx khi đó: Rx = U2 / Rx = 3/1 = 3W
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5điểm
Trường THCS Kim Đồng
==== o O o ====
Đề kiểm tra học kì I Môn Vật lí - Lớp 8 Năm học 2006 - 2007
Thời gian làm bài : 45 phút
( không kể thời gian giao đề)
Phần I: Trắc nghiệm ( 3 điểm):
1. Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng:
A. ô tô chuyển động so với mặt đường. C. Ô tô đứng yên so với người lái xe.
B. Ô tô chuyển động so với người lái xe. D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường.
2. Một chiếc tàu đi từ sông ra biển. Lực đẩy acsimét tác dụng lên tàu:
A. Có độ lớn giảm C. Có độ lớn không thay đổi.
B. Có độ lớn tăng. D. Còn tuỳ thuộc vào điều kiện khác.
3. Một vật đang chuyển động thẳng đều, chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Tại một thời điểm nào đó, một trong hai lực đó mất đi. Khi đó vật sẽ chuyển động với:
A. Vận tốc không thay đổi. C. Vận tốc tăng dần.
B. Vận tốc giảm dần. D. Vận tốc có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.
4. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất:
A. Người đứng cả hai chân.
B. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống.
C. Người đứng co một chân.
D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ.
5. Trong các cách làm sau đây, cách nào giảm được lực ma sát:
A. Tăng độ nhám của mặt bị ép. C. Tăng lực ép lên mặt bị ép.
B. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt bị ép.
6.Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào do áp suất khí quyển gây ra:
A. Quả bóng bàn bị bẹp, thả vào trong nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài năng có thể bị nổ.
C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.
D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
Phần II ( 2 điểm):Tìm từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau;
1. 54 km/h = ……m/phút = …….m/s
2. Quán tính là tính chất giữ nguyên …………của vật. Vật nào có ……..lớn thì có quán tính lớn.
3. Trong bình thông nhau chứa cùng một……. đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở hai nhánh khác nhau đều có ……….
4. Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: …….. và ………..
Phần III: Tự luận (5 điểm): Viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
1. Viết công thức tính áp suất và giải thích các kí hiệu trong công thức có kèm theo đơn vị. Từ công thức đó cho biết có những cách nào làm tăng áp suất. Cho 1 ví dụ ?
2. Treo một vật vào một lực kế trong không khí thấy lực kế chỉ 13,8N. Vẫn treo vật bằng lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 8,8 N.
a. Tính độ lớn lực đẩy acsimét của nước tác dụng lên vật.
b. Tính thể tích của vật
c. Tính trọng lượng riêng của vật.
Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
----------- Hết -----------
Đáp án và biểu điểm
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Phần I : Trắc nghiệm( 3 điểm)
1. B; 2. C ; 3. D; 4 D; 5. B; 6. C
3 điểm
(Mỗi câu đúng 0,5 điểm. Chọn 2 đáp án không tính điểm)
Phần II: Điền từ( 2 điểm)
1 . 900/ 15
2. vận tốc/ khối lượng
3. chất lỏng/ cùng độ cao
4. lực tác dụng / độ chuyển dời( quãng đường dịch chuyển)
2 điểm
( Mỗi vị trí chọn đúng được 0,25 điểm)
Phần III: Tự luận ( 5 điểm)
1. (1,5 điểm)
- p = F/ S
- Giải thích đúng.
- Các cách làm tăng áp suất:
+ Tăng độ lớn của áp lực.
+ Giảm diện tích mặt bị ép.
+ Tăng độ lớn của áp lực.Giảm diện tích mặt bị ép.
- Cho ví dụ.
0,5 điểm
0,5điểm
0,5 điểm
2.(3,5 điểm)
a
Tóm tắt:
F1 = 13,8N
F2 = 8,8 N
d = 10000N/ m3
a. FA = ?
b. VV = ?
c. dV =?
0,5 điểm
- Khi treo vật trong không khí, các lực tác dụng lên vật gồm trọng lượng P hướng xuống dưới và lực đàn hồi của lò xo lực kế hướng lên trên. Vật cân bằng nên P = F
- Khi treo vật trong nước, các lực tác dụng lên vật gồm trọng lực P hướng xuống dưới, lực đẩy acsimét FA hướng lên trên và lực đàn hồi của lò xo lực kế F' hướng lên. Vật cân bằng nên: P = F' + FA => FA = P - F'
=> Độ chênh lệch về số chỉ của lực kế đúng bằng lực đẩy ácsi mét của nước tác dụng lên vật.
Độ lớn của lực đẩy ác si mét là:
FA = F1 - F2 = 13,8 - 8,8 = 5 (N)
0.5 điểm
0,5 điểm
b
- Thể tích nước mà vật chiếm chỗ là:
- Từ công thức: FA = d . V => V = FA / d
V = 5/ 10000
V = 0, 0005 m3
- Do vật được nhúng ngập hoàn toàn trong nước nên thể tích của vật là:
VV = V = 0, 0005 m3
0,5 điểm
0,5 điểm
c
Trọng lượng riêng của vật là :
áp dụng công thức : d = P / V
dV = P / VV
dV = 13,8/ 0,0005
dV = 27600 N/ m3
0,5 điểm
0,5 điểm
Trường THCS Kim Đồng
===== o O o =====
Đề kiểm tra học kì I Môn Vật lí- Lớp 8 Năm học 2007 - 2008
Thời gian làm bài : 45 phút
( không kể thời gian giao đề)
Đề Chẵn
Phần I: Trắc nghiệm ( 4 điểm):
1. Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng?
A. ô tô chuyển động so với mặt đường.
C. Ô tô đứng yên so với người lái xe.
B. Ô tô chuyển động so với người lái xe
D.Ô tô chuyển động so với cây bên đường
2. Một chiếc tàu đi từ sông ra biển. Hỏi lực đẩy acsimét tác dụng lên tàu có độ lớn như thế nào?:
A. Có độ lớn giảm
C. Có độ lớn không thay đổi.
B. Có độ lớn tăng.
D. Còn tuỳ thuộc vào điều kiện khác
3. Một vật đang chuyển động thẳng đều, chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Tại một thời điểm nào đó, một trong hai lực đó mất đi. Khi đó vật sẽ chuyển động với vận tốc như thế nào?
A. Vận tốc không thay đổi.
C. Vận tốc tăng dần.
B. Vận tốc giảm dần.
D. Vận tốc có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.
4. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?
A. Người đứng cả hai chân.
C. Người đứng co một chân.
B. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống.
D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ.
5. Trong các cách làm sau đây, cách nào giảm được lực ma sát?
A. Tăng độ nhám của mặt bị ép.
C. Tăng lực ép lên mặt bị ép.
B. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
D. Tăng diện tích bề mặt bị ép.
6.Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào do áp suất khí quyển gây ra?
A. Quả bóng bàn bị bẹp, thả vào trong nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.
B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài năng có thể bị nổ.
D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
7. Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?
A. Không lực nào.
C. Lực đẩy ác si mét.
B. Trọng lực.
D.Trọng lực và lực đẩy ácsimét
8. Một vật rơi từ độ cao 20dm xuống đất. Khi đó trọng lực đã thực hiện một công bằng bao nhiêu? Biết vật có khối lượng 500g:
A. 10 000J
B. 1J
C. 1000J
D. 10J
Phần II (1,5 điểm):Tìm từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau;
1. Quán tính là tính chất giữ nguyên …………của vật. Vật nào có ……..lớn thì có quán tính lớn.
2. Trong bình thông nhau chứa cùng một……. đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở hai nhánh khác nhau đều có ……….
3. Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: …….. và ………..
Phần III: Tự luận (4,5 điểm):
1. Hãy giải thích vì sao người ta làm cho mũi kim, mũi đột nhọn, còn chân bàn, chân ghế thì không?
2. Treo một vật vào một lực kế trong không khí thấy lực kế chỉ 12N. Vẫn treo vật bằng lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 7 N.
a. Tính độ lớn lực đẩy acsimét của nước tác dụng lên vật.
b. Tính thể tích của vật
c. Tính trọng lượng riêng của vật.
Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
========== o O o ===========
Trường THCS Kim Đồng
===== o O o =====
Đề kiểm tra học kì I Môn Vật lí- Lớp 8 Năm học 2007 - 2008
Thời gian làm bài : 45 phút
( không kể thời gian giao đề)
Đề Lẻ
Phần I: Trắc nghiệm ( 4 điểm):
1. Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng?
A. ô tô chuyển động so với cây bên đường.
C. Ô tô chuyển động so với người lái xe.
B. Ô tô đứng yên so với người lái xe
D.Ô tô chuyển động so mặt đường.
2. Một chiếc tàu đi từ biển vào sông. Hỏi lực đẩy acsimét tác dụng lên tàu có độ lớn như thế nào?:
A. Có độ lớn không thay đổi.
C. Có độ lớn giảm.
B. Có độ lớn tăng.
D. Còn tuỳ thuộc vào điều kiện khác
3. Một vật đang chuyển động thẳng đều, chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Tại một thời điểm nào đó
File đính kèm:
- thi hoc ki II.doc