Đề kiểm tra học kì I môn: Ngữ Văn 9

I. Phần trắc nghiệm:< 4 điểm>

Đọc kỹ đoạn văn sau rồi khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất.

 “Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to :

- Thu ! Con

Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh , sẽ ôm chặt lấy cổ anh . Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con . Nghe gọi , con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng . Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài trên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run :

- Ba đây con !

- Ba đây con !

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn: Ngữ Văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên :................ Lớp :.................. đề kiểm tra học kì I môn : ngữ văn 9 Thời gian: 90phút Điểm Lời phê của thầy,cô giáo I. Phần trắc nghiệm: Đọc kỹ đoạn văn sau rồi khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất. “Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to : Thu ! Con Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh , sẽ ôm chặt lấy cổ anh . Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con . Nghe gọi , con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng . Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài trên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run : Ba đây con ! Ba đây con ! Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thết lên : “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.” Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? A- Làng B- Lặng lẽ SAPA C- Chiếc lược ngà D-Chuyện người con gái Nam Xương 2- Người kể chuyện trong đoạn trích là ai? A-Ông Sáu B-Bé Thu C- Bạn ông Sáu D-Mẹ bé Thu 3- Dòng nào thể hiện đúng nội dung đoạn trích? A- Niềm vui đoàn tụ của gia đình anh S áu B- Lòng mong được gặp con và cảm giác hẫng hụt của anh Sáu khi bé Thu không nhận ra anh là ba của nó C-Nỗi sợ hãi của bé Thu D-Tình cha con sâu nặng 4-Giả sử cuộc gặp gỡ diễn ra như mong muốn của anh Sáu thì câu chuyện sẽ thế nào? A- Câu chuyện sẽ hấp dẫn người đọc hơn B-Câu chuyện sẽ trở nên bình thường C- Tình cha con sẽ được thể hiện một cách cảm động hơn D- Diễn biến câu chuyện sẽ hợp lý hơn 5- Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi,rồi vụt chạy và kêu lên: “Má! Má!”là câu văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp. A- Đúng B- Sai 6-Từ “vết thẹo”trong đoạn văn trên là: A-Từ toàn dân B-Từ mượn C-Từ địa phương Trung bộ D- Từ địa phương Nam bộ 7-Câu văn : “Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con nỗi đauđớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như gãy”có sử dụng biện pháp tu từ nào? A- Nhân hoá B-So sánh C ẩn dụ D-Hoán dụ 8- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu trên có tác dụng gì? A-Nhấn mạnh sự tủi hổ của ông Sáu B- Nhấn mạnh nỗi cô đơn của ông Sáu C-Nhấn mạnh sự tức giận của ông Sáu D- Nhấn mạnh nỗi đau đớn của ông Sáu II- Phần tự luận: Phân tích tình cảm đồng chí , đồng đội được thể hiện trong bài thơ: “Đồng chí ”của Chính Hữu ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Hướng dẫn chấm -Đề kiểm tra học kỳ văn 9 PhầnI :Trắc nghiệm : Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm.8câu=4điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C B B A D B D Phần II : Tự luận Yêu cầu : Bài văn đủ 3 phần 1- Mở bài : -Giới thiệu tác giả, tác phẩm -Đánh giá khái quát : Bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc về tình đồng chí keo sơn 2- Thân bài: 2.1 Cơ sở của tình đồng chí: - Xuất thân từ những miền quê nghèo khó - Cùng lí tưởng: Ra đi chiến đấu để bảo vệ quê hương 2.2 Biểu hiện cụ thể của tình đồng chí: -Kể nhau nghe chuyện quê nhà -Cùng chia sẻ khó khăn , gian khổ - Tình đồng chí hết sức cảm động 2.3 –Hình ảnh “ Đầu súng trăng treo”biểu tượng của tình đồng chí - Đó là hình ảnh độc đáo , thú vị đối với người đọc - Hình ảnh mang ý nghĩa cao đẹp của mục đích lí tưởng chiến đấu về tình đồng chí 3- Kết luận : -Khẳng định sức mạnh của tình đồng chí trong bài thơ - Cảm nghĩ của bản thân * Hình thức : Bố cục rõ ràng, trình bày khoa học,chữ viết không sai lỗi chính tả, văn phong mạch lạc , diễn đạt tốt mới cho điểm tối đa .

File đính kèm:

  • dockiemt tra hoc ki 1 ngu van 9.doc
Giáo án liên quan