Đề kiểm tra học kì I – Môn Vật lí 6 (Từ tiết 1 đến tiết thứ 15)

III/ Đề kiểm tra:

Câu 1: Nêu các dụng cụ đo độ dài, thể tích, khối lượng.

Câu 2: Cho một bình chia độ, một hòn đá cuội (không bỏ lọt bình chia độ) có thể tích nhỏ hơn giới hạn đo của bình chia độ.

a. Ngoài bình chia độ đã cho ta cần phải dùng ít nhất những dụng cụ gì để có thể xác định được thể tích của hòn đá?

b. Hãy trình bày cách xác định thể tích hòn đá với những dụng cụ đã nêu?

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2068 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I – Môn Vật lí 6 (Từ tiết 1 đến tiết thứ 15), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I – Môn Vật lí 6 Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết thứ 15 I/ Trọng số nội dung kiểm tra theo phân phối chương trình Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT VD LT(1.2) VD(3,4) 1. Đo độ dài, thể tích, khối lượng 5 5 3,5 1,5 25,0 10,7 2. Lực, trọng lực, lực đàn hồi 5 5 3,5 1,5 25,0 10,7 3. Khối lượng riêng. TLR 2 1 0,7 1,3 5,0 9,3 4.Máy cơ đơn giản 2 1 0,7 1,3 5,0 9,3 Tổng 14 12 8,4 5,6 60,0 40,0 Phương án kiểm tra: Tự luận(100%) II.1 Tính số câu hỏi cho các chủ đề Cấp độ Nội dung Trọng số Số lượng câu hỏi Điểm số Cấp độ 1,2 (LT) 1. Đo độ dài, thể tích, khối lượng 25 1,5=1,5 2.5 2. Lực, trọng lực, lực đàn hồi 25 1,5=1,5 2,5 3. Khối lượng riêng. TLR 5 0,3=0,5 0,5 4.Máy cơ đơn giản 5 0,3=0,5 0,5 Cấp độ 3,4 (VD) 1. Đo độ dài, thể tích, khối lượng 10,7 0,6=0,5 1,0 2. Lực, trọng lực, lực đàn hồi 10,7 0,6=0,5 1,0 3. Khối lượng riêng. TLR 9,3 0,5=0,5 1,0 4.Máy cơ đơn giản 9,3 0,5=0,5 1,0 TS 100,0 6 10,0 II.2. Ma trận đề kiểm tra (Trang sau) III/ Đề kiểm tra: Câu 1: Nêu các dụng cụ đo độ dài, thể tích, khối lượng. Câu 2: Cho một bình chia độ, một hòn đá cuội (không bỏ lọt bình chia độ) có thể tích nhỏ hơn giới hạn đo của bình chia độ. Ngoài bình chia độ đã cho ta cần phải dùng ít nhất những dụng cụ gì để có thể xác định được thể tích của hòn đá? Hãy trình bày cách xác định thể tích hòn đá với những dụng cụ đã nêu? Câu 3: Em hãy mô tả hiện tượng xảy ra khi treo một vật vào đầu dưới của một lò xo được gắn cố định vào giá thí nghiệm. Câu 4: Trọng lực là gì? Đơn vị của trọng lực? Câu 5: Phát biểu và viết công thức tính Khối lượng riêng? Nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Câu 6: Kể tên các máy cơ đơn giản mà em biết? Mỗi loại lấy một ví dụ minh hoạ? Biểu điểm: Câu Nội dung Điểm Câu 1 Các loại thước 0,5 Bình chia độ, bình tràn, ca đong 0,5 Cân, lực kế 0,5 Câu 2 a. Dụng cụ: Ngoài bình chia độ đã cho cần thêm bình tràn và nước 1,0 b.Cách xác định: Đặt bình chia độ dưới bình tràn, đổ nước vào đầy bình tràn, thả ngập hòn đá vào bình tràn để nước tràn từ bình tràn sang bình chia độ. Thể tích nước tràn bằng thể tích hòn đá. (Học sinh có thể trình bày cách đo khác đúng vẫn cho điểm tối đa) 1,0 Câu 3 - Vật treo vào lò xo chịu lực hút của Trái Đất theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống nên dịch chuyển về phía mặt đất và kéo lò xo giãn ra. 1,0 - Lò xo bị biến dạng sinh ra lực đàn hồi có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, đặt vào vật, kéo vật lên. 1,0 - Khi độ lớn của lực đàn hồi bằng trọng lượng của vật thì vật không thay đổi vận tốc(đứng yên) 0,5 Câu 4 Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. 0,5 Đơn vị trọng lực là Niuton, ký hiệu là N 0,5 Câu 5 Khối lượng riêng của một chất được đo bằng khối lượng của một mét khối chất ấy 0,5 D = 0,5 Trong đó, D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vât, đơn vị là kg/m3; m là khối lượng của vật, đơn vị là kg; V là thể tích vật, đơn vị là m3 0,5 Câu 6 Các máy cơ đơn giản: Đòn bẩy, Ròng rọc, Mặt phẳng nghiêng. 0,5 Đòn bẩy: dùng xà beng bẩy hòn đá… Ròng rọc: Kéo lá cờ lên đỉnh cột cờ. Mặt phẳng nghiêng: tạo mặt phẳng nghiêng để đưa xe lên thềm nhà. 1,0 (Học sinh có thể lấy các ví dụ khác đúng vẫn cho điểm tối đa)

File đính kèm:

  • docde kiem tra ki 1 lop 6(1).doc
Giáo án liên quan