Đề kiểm tra học kì I môn: Vật lý 7 năm học: 2008-2009

Câu 1:Đờng truyền của ánh sáng trong không khí đồng chất:

A. Là đờng thẳng.

B. Là đờng cong bất kì.

C. Là đờng gấp khúc.

D. Có thể là đờng thẳng hoặc đờng cong

doc25 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn: Vật lý 7 năm học: 2008-2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo: hà nội Phòng giáo dục : huyện thạch thất. ụụụụụ Giáo án Trường: thcs hạ bằng Môn: vật lý 7 Họ và tên: phan thị hoàng thảo Tổ: khoa học tự nhiên Đ Trờng THCS Hạ Bằng đề kiểm tra học kìI Lớp: Môn: Vật Lý Họ & tên:…………………………….. “ Năm học:2008-2009” Điểm Lời phê I – Trắc nghiệm:(Khoanh tròn chữ cái đứng trớc câu trả lời đúng) Câu 1:Đờng truyền của ánh sáng trong không khí đồng chất: A. Là đờng thẳng. B. Là đờng cong bất kì. C. Là đờng gấp khúc. D. Có thể là đờng thẳng hoặc đờng cong. Câu 2: Khi đứng trớc gơng soi, nếu em giơ tay phải lên thì ảnh của em giơ tay trái lên.Tại sao lại nh vậy? Câu giải thích nào sau đây là phù hợp nhất: A. Vì ảnh và vật có kích thớc bằng nhau. B. Vì ảnh tạo bởi gơng phẳng là ảnh ảo. C. Vì ảnh và vật đối xứng nhau qua gơng. D. Vì ảnh và vật không thể giống hệt nhau về hình dạng, kích thớc. Câu 3: Ngời ta không dùng gơng cầu lõm làm gơng chiếu hậu cho ô tôc, xe máy, tại vì: A. ảnh của vật ở xa gơng thờng không thấy đợc trên gơng và gơng có vùng nhìn thấy hẹp. B. Vì ảnh của các vật tạo bởi gơng cầu lõm lớn hơn vật. C. Vì gơng cầu lõm không đẹp bằng gơng cầu lồi. D. Vì ảnh của các vật tạo bởi gơng cầu lõm không đối xứng với vật. Câu 4: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện đợc 5000 dao động, tần số dao động của lá thép nhận giá trị: A. 20 Hz B. 5000Hz C. 250 Hz D. 10000 Hz Câu 5: Sự trầm hay bổng của âm do các nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây: A. Tần số của âm phát ra. B. Loại nhạc cụ. C. Kích thớc của nhạc cụ C. Biên độ dao động của nguồn âm. Câu 6: Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ là do: A. Kích thớc của mặt trống. B. Độ căng của mặt trống. C. Biên độ dao động của mặt trống D. Kích thớc của dùi trống. Câu 7: Âm không thể truyền qua các chất rắn, lỏng, khí nhng lại không thể truyền trong chân không. Câu giải thích nào sau đây đúng: A. Vì chân không không có khối lợng. B. Vì chân không là môi trờng không có hạt vật chất nào, khi các vật phát ra âm dao động, không có hạt vật chất nào dao động theo và do đó âm không đợc truyền đi. C. Vì chân không là môi trờng chứa ít phân tử khí. D. Vì không thể đặt nguồn âm trong chân không. Soạn: Ngày 19 tháng 11 năm 2008 Dạy: Ngày 29 tháng 11 năm 2008 Tiết 14: Môi trường truyền âm. A. mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kể tên một số môi trường truyền âm và môi trường không truyền âm. - Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tiến hành thí nghiệm, kết hợp quan sát, lắng nghe. - Rèn kĩ năng diễn đạt: sử dụng đúng thuật ngữ vật lý. 3. Thái độ tình cảm : - Rèn luyện tính độc lập, tinh thần hợp tác trong nhóm. B. chuẩn bị: 1. Thầy: - 12 trống, 12 con lắc bấc, 6 dùi, 2 pin có cúc. - 1 chậu nước, 1 nguồn âm đựng trong hộp nhựa kín. 2. Trò: - Bút chì. C.Tiến trình tiết dạy: Trợ giúp của thầy: Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (7 phút) *Ktrbc: Hs1: Chữa bài tập 12.1, 12.2 ? Hs1: Chữa bài tập 12.3? Gv: * Trong chiến tranh, các chú bộ đội đi tham gia chiến dịch, để tránh lọt vào ổ phục kích của địch thường đặt tai xuống đất để nghe có tiếng chân của đối phương không? ?! Tại sao phải áp tai xuống đất như vậy? Tại sao áp tai xuống đất thì nghe được, đứng hoặc ngồi thì không nghe được? Các em sẽ được biết câu trả lời khi nghiên cứu bài học: HS: Vì áp tai xuống đất thì nghe được, đứng hoặc ngồi lại nghe được. Hs: ….Tại sao? Hoạt động2. Nghiên cứu môi trường truyền âm (10 phút): Gv: = quan sát hình 13.1, tìm hiểu thí nghiệm, trả lời: ? Mục đích, các bước tiến hành thí nghiệm? Gv: Dùng đèn pin chiếu về phía học sinh. Vậy khi nào ta nhận biết được ánh sáng của đèn (thấy đèn sáng)? Gv: Treo bảng phụ hướng dẫn học sinh thảo luận lớp trả lời C1 (tr4 - SGK). Gv: Thống nhất câu trả lời đúng : Gv: = rút ra kết luận về độ to của âm khi lan truyền? Gv: Liên hệ thực tế củng cố kiến thức. Gv: = học sinh tự nghiên cứu thí nghiệm hình 13.2 SGK - tr 37 trong 2 phút. ? Trong nhóm có bao nhiêu bạn tham gia? Vị trí các bạn như thế nào? Gv: = giữ trật tự, tiến hành thí nghiệm, trả lời câu hỏi C3 ? Rút ra so sánh gì về sự truyền âm giữa môi trường rắn, khí? Gv: Tiến hành thí nghiệm hình 13.3, đặt nguồn âm đang reo vào ống nhựa đạy nắp, thả vào ống lơ lửng trong nước. Gv: = quan sát, lắng nghe, trả lời câu C4? gv: Giới thiệu cách bố trí thí nghiệm hình 13.1, tiến hành. ? Hút hết không khí trong bình (môi trường chân không) không nghe thấy tiếng chuông, lại cho không khí trong bình thì nghe thấy chứng tỏ điều gì? ? Môi trường chân không thường có ở đâu? ? Qua các thí nghiệm trên rút ra kết luận gì?( Thông báo mục em có biết: Giải thích tại sao chân không không truyền được âm.) ?1Tại sao ta thường nhìn tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sét? V(âm trong không khí)= 340 m/s có nghĩa là gì? Gv: Giới thiệu bảng tr 39, = trả lời C6? ? Giải thích hiện tượng nêu ở đầu bài? (Để nghe âm thanh của địch rõ hơn, sớm hơn - kịp thời phát hiện kẻ địch. Thông báo: Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí . I - Môi trường truyền âm: * Thí nghiệm: 1. Sự truyền âm trong chất khí: + Mục đích: Tìm hiểu độ to của âm khi lan truyền trong không khí. + Tiến hành: - Bước 1: Đặt 2 trống cách nhau 15cm - Bước 2: Treo 2 quả cầu bấc sát mặt phải trống 1, mặt phải trống 2. - Bước 3: Gõ mặt trái trống1, quan sát 2 quả cầu bấc dao động. + Kết quả: C2 Quả cầu bấc sát trống 2 dao động với biên độ nhỏ hơn quả cầu bấc treo sát trống 1. * Kết luận: Càng xa nguồn âm, âm càng nhỏ. 2. Sự truyền âm trong chất rắn: Hs: Có 3 bạn tham gia, 1 bạn ngồi đầu bàn, 2 bạn (1ngồi, 1 đứng) cuối bàn. Hs: Hoạt động theo nhóm, tiến hành: Bạn đầu bàn gõ nhẹ, bàn ngồi cuối bàn áp tai xuống bàn nghe thấy tiếng gõ, bạn đứng cuối bàn không nghe thấy tiếng gõ. C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường chất rắn (gỗ). Hs: Âm truyền trong môi trường chất rắn " tốt" hơn môi trường khí. 3. Sự truyền âm trong chất lỏng: Hs: Quan sát, lắng nghe âm phát ra, thấy: + ống nhựa chứa khí, nguồn âm. + Bình chứa nước, ống nhựa. C4: Âm truyền đến tai qua các môi trường: rắn, lỏng, khí. 4. Âm có thể truyền được trong chân không hay không? Thấy được: Môi trường chân không không chứa các chất rắn, lỏng, khí. C5: Âm không thể truyền qua môi trường chân không. Ví dụ : trên mặt trăng, ngoài khoảng không vũ trụ thường là chân không. * Kết luận: - Âm có thể truyền qua những môi trường như khí, lỏng, rắn và không thể truyền qua chân không. - ở các vị trí càng gần nguồn âm thì âm nghe càng rõ. 5. Vận tốc truyền âm: Hs: Cứ 1 s âm đi được 340m Hs: Quan sát bảng, so sánh: C6: Vận tốc truyền âm trong không khí<vận tốc truyền âm trong nước< vận tốc truỳên âm trong chất rắn. * Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí Hoạt động 5. Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà: (10 phút) Gv: chốt lại kết luận cần ghi nhớ. = Trả lời C7? = Trả lời C8? (hiện tượng ta thấy khi nuôi con vật dưới nước) = Đọc, trả lời C9? = Trả lời C10? (Hd:trên mặt trăng không có không khí) * Học bài theo vở ghi kết hợp SGK, học kĩ ghi nhớ. * Làm bài tập 13.1"13.4 (SBT) HD: 13.4*: + Vâm trong khí quyển = 340m/s. Vánh sáng trong khí quyển rất lớn, có thể nhìn thấy chớp ngay lập tức. II - Vận dụng: Hs hoạt động cá nhân. C7: Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường không khí. C8: Âm có thể truyền trong môi trường lỏng: + Đánh cá thường gõ nhịp cho cá vào. + Đánh kẻng cho cá ăn. + … C9: Do chất rắn truyền âm nhanh,tốt hơn chất khí nên người ta thường áp tai xuống đất để nghe sẽ phát hiện tiếng vó ngựa sớm hơn, rõ hơn. C10: Các nhà du hành vũ trụ không nói chuyện với nhau bình thường như ở trên mặt đất do chân không không truyền được âm. Soạn: Ngày 26 tháng 11 năm 2008 Dạy: Ngày 06 tháng 12 năm 2008 Tiết 15: Phản xạ âm - Tiếng vang A. mục tiêu: 1. Kiến thức: - Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang. - Nhận biết một số vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém. - Kể một số ứng dụng của phản xạ âm. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tiến hành thí nghiệm, quan sát thí nghiệm. - Rèn kĩ năng phối hợp hoạt động nhóm . 3. Thái độ tình cảm : - Nghiêm túc - Yêu thích bộ môn. B. chuẩn bị: 1. Thầy: - Hình 14.1 - SGK phóng to. - Hình 14.2 - SGK phóng to. 2. Trò: -Phiếu nhóm. C.Tiến trình tiết dạy: Trợ giúp của thầy Hoạt động của trò Hoạt động I. Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (10 phút): *Ktbc: = hs1 + Môi trường nào truyền được âm? + So sánh sự truyền âm giữa các môi trường: Rắn, lỏng, khí? = hs 2 làm bài tập 13.1, 13. 2, 13.4? Gv: *? Các rạp hát, rạp chiếu phim thường có gì để đảm bảo âm thanh đủ lớn cho mọi người? *?! Tại sao có thể thiết kế rạp hát, rạp chiếu phim mà không cần đến loa phóng đại âm thanh? Hs: Có loa phóng đại âm thanh. Hoạt động 2.Nghiên cứu âm phản xạ, tiếng vang (12 phút): Gv: = tự nghiên cứu SGK , trả lời: + Tiếng vang là gì? + Âm phản xạ là gì? + Âm nào sẽ đến tai người ngồi trước? Gv: Treo hình 14.1, giới thiệu đường truyền của âm. ? Chỉ trên hình đường truyền của âm trực tiếp phát ra? (Âm phản xạ, tiếng vang?) = trả lời C1? = Nghiên cứu C2, trả lời? Gv: Tại sao trong 2 phòng đều có âm phản xạ ? ( do các phòng đều có 4 tường xung quanh , âm truyền đến tường đều bị phản xạ lại) .= các nhóm tự đề ra phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán ( thí nghiệm C2)? Gv: = trả lời câu hỏi C3 b ( Gợi ý: Vâm trong không khík = 340 m/s nghĩa là gì?) Kết luận gì về sự phản xạ âm? Thông báo về ứng dụng của phản xạ âm. + Dò vết nứt nhỏ trong chi tiết máy . + Dò độ sâu của đáy biển bằng sóng siêu âm. + Cá heo, dơi nhờ âm phản xạ để tìm thức ăn. + Ra đa phòng không nhờ âm phản xạ tìm mục tiêu. I – Âm phản xạ - Tiéng vang: * Âm phản xạ: Âm dội lại khi gặp một mặt chắn. * Tiếng vang: Âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp phát ra ít nhất là 1/15 giây. Hs: Lên bảng chỉ. + Âm trực tiếp phát ra sẽ đến tai người ngồi trước do chỉ cần đi quãng đường ngắn hơn. C1: Thường gặp tiếng vang ở giếng, ở hang động, vách núi … C2: Trong phòng kín âm phản xạ trùng với âm phát ra, ngược lại ở ngoài trời âm phát ra không có âm phản xạ nên ta nghe thấy nhỏ hơn. C3: a) Trong phòng to và phòng nhỏ đều có âm phản xạ. b) vâm trong không khí = 340 m / s có nghĩa là : Cứ 1 giây âm đi được 340 m. Cứ 1/15 giây âm đi được 340. 1/15 = 22,6 m. Để nghe được tiếng vang thì âm phản xạ phải đến tai chậm hơn âm trực tiếp phát ra 1/15 giây. Vậy âm phản xạ phải đi 1 quãng đường ngắn nhất là 340. 1/15 = 22,6 m. Vậy khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang là 22,6/ 2 = 11,3 m. Kết luận: + Phản xạ âm: Âm gặp một vật chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. + Âm phản xạ: Âm dội lại khi gặp một mặt chắn. + Tiếng vang: Âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp phát ra ít nhất là 1/15 giây. Hs: Giải thích được 1, 2 ứng dụng. Hoạt động3: Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém (16 phút): Gv: = học sinh quan sát hình 14.2, nêu các bước tiến hành thí nghiệm? Gv: Nhấn mạnh: Thí nghiệm cần thay đổi vị trí gương, các vật phản xạ âm. Gv: Thông báo kết quả thí nghiệm: + Mặt đá hoa, gương nghe được âm phản xạ rõ nhất. + Mặt xốp, miếng len, đệm mút nghe được âm phản xạ nhỏ hơn. Gv: = học sinh điền từ vào kết luận sgk Gv: = trả lời C4? Gv: Giải thích hiện tượng đầu bài. II – Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém: * Thí nghiệm: (hình 14.2 – sgk) Học sinh hoạt động cá nhân, nêu: + Dụng cụ: Đồng hồ, gương,ống dài, giá đỡ. + Tiến hành: - Đặt gương hứng âm trực tiếp phát ra, ghé tai thu được âm phản xạ rõ. chùm sáng. - Thay gương bằng xốp, len, mặt đá, đệm mút. * Kết luận: + Vật phản xạ âm tốt: Những vật cứng, bề mặt nhẵn. + Vật phản xạ âm kém: những vật mềm, xốp, bề mặt xù xì. C4: + Vật phản xạ âm tốt: mặt gương, tấm kim loại, tường gạch, mặt đá hoa. + Vật phản xạ âm kém: miếng xốp, ghế đệm mút, áo len, cao su xốp. Hoạt động 4. Vận dụng – Củng cố –Hướng dẫn về nhà (10phút): Gv: Chốt lại kiến thức cần ghi nhớ. Gv: ? Nêú tiếng vang kéo dài, tiếng nói, tiếng hát có nghe rõ không? ? Để tránh hiện tượng này, phòng hoà nhạc (rộng) làm thế nào? = học sinh quan sát hình , trả lời C6? (xác định đường truyền âm phản xạ) = đọc, trả lời C7? Gv: Treo bảng phụ đọc C8, = học sinh trả lời: * Học bài theo vở ghi kết hợp SGK. * Đọc “Có thể em chưa biết” – SGK . * Làm bài tập 14.1"14.6 (SBT). HD 14.3: Lưu ý khi nói chuyện trên bờ ao, hồ có thể nghe được âm phản xạ do mặt ao, hồ phản xạ lại. Mặt ao, hồ có tính chất gì, do đó phản xạ âm như thế nào? HD 14.4*: Nếu bể có nắp đậy âm sẽ truyền đi như thế nào ? Gv: Vẽ nháp hình mô tả ( Nếu bể có nắp đậy âm sẽ phản xạ trên nhiều mặt phản xạ - các thành bể, nắp bể - mới đến tai do đó sẽ đến chậm hơn âm trực tiếp phát ra 1/15s tạo ra tiếng vang.) HD 14.5: Bề mặt âm phản xạ tốt hay kém chỉ phụ thuộc vào độ cứng hay nhẵn, không phụ thuộc vào nhiệt độ. III – Vận dụng: Hs: Hoạt động cá nhân: Không rõ, do tiếng vang của âm trước phát ra hoà lẫn tiếng vang của âm sau nên âm đến tai không rõ. Hs: Quan sát 1 số tranh ảnh về phòng hoà nhạc, nhận xét, trả lời: C5: Thường làm tường sần sùi, treo rèm nhung để làm giảm tiếng vang, âm nghe rõ hơn. C6: Hướng âm phản xạ từ tay đến tai để nghe âm phản xạ hoà lẫn âm trực tiếp phát ra, nhờ đó tai nghe rõ hơn. C7: Vận tốc truyền siêu âm trong nước: v = 1500 m/s. Quãng đường siêu âm truyền đi được trong 1 giây là: 1(s) x1500(m/s) =1500 (m). Độ sâu của đáy đại dương: 1500 (m) : 2 = 750 (m). C8: Hiện tượng phản xạ âm được sử dụng trong những trường hợp: a) Trồng cây xung quanh bệnh viện. b) Xác định độ sâu của biển. d) Làm tường phủ dạ nhung. Soạn: Ngày 06 tháng 12 năm 2008 Dạy: Ngày 13 tháng 12 năm 2008 Tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn A. mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn. - Nêu và giải thích được 1 số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. - Kể tên 1 số vật liệu cách âm. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát các hiện tượng thực tế. - Rèn kĩ năng diễn đạt: sử dụng đúng thuật ngữ vật lý. 3. Thái độ tình cảm : - Có ý thức chống ô nhiễm tiếng ồn. B. chuẩn bị: 1. Thầy: - Bảng phụ (các hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn). 2. Trò: - Phiếu nhóm kẻ sẵn bảng 3. C.Tiến trình tiết dạy: Trợ giúp của thầy: Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (8 phút) *Ktrbc: Hs1: Chữa bài tập 14.1, 14.2 ? Hs1: Chữa bài tập 14.3? Tiếng vang là gì? Vật phản xạ âm tốt phải có đặc điểm gì? Gv: * Âm thanh là tiếng hát, lời ca , giọng nói; là tiếng đàn , tiếng suối reo, tiếng gió vi vu.... ?! Thiếu âm thanh thì cuộc sống sẽ ra sao? Tuy nhiên, nếu âm thanh là tiếng động lớn gây ồn ào (tiếng ồn) làm con người không thể học, ngủ, nghe nhạc hay xem phim được thì sao? * Khi tiếng ồn kéo dài còn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Vậy, nếu sống cạnh khu vực có tiếng ồn, làm thế nào để khắc phục được điều này? Các em sẽ được biết câu trả lời khi nghiên cứu bài học: HS: Cuộc sống hết sức đơn điệu… Hs: Hết sức phiên toái, khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt… Hoạt động2. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn (10 phút): Gv: = quan sát hình 15.1, 15.2, 15.3 tìm hiểu nội dung bức tranh, trả lời: ? Tiếng ồn nào gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người? Vì sao? Gv: Thống nhất câu trả lời đúng : Gv: = rút ra kết luận về ô nhiễm tiếng ồn ? Gv: = học sinh tự nghiên cứu C2, thảo luận nhóm trả lời? Gv: Liên hệ thực tế củng cố kiến thức. Gv: Vậy, “chẳng may” nơi sống của chúng ta bị ô nhiễm tiếng ồn, phải làm gì? I – Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn: Hs: Hoạt động cá nhân, trả lời: C1: + Hình 15.1: Tiếng ồn to, không kéo dài -> không ảnh hưởng đến sức khoẻ + Hình 15.2, 15.3: Tiếng ồn của máy khoan bê tông, họp chợ là tiếng ồn lớn, kéo dài -> ảnh hưởng đến sức khoẻ, công việc, học tập. * Kết luận: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người. C2: Trường hợp có ô nhiễm tiếng ồn: b) Làm việc cạnh máy xay sát thóc, gạo, ngô. c) Nhà ở cạnh chợ. d) Bệnh viện, trạm xá ở cạnh chợ. Hs: Tìm thêm ví dụ về ô nhiễm tiếng ồn. Hoạt động 3. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn (10 phút): Gv: = hs nhớ lại kiến thức về vật liệu phản xạ âm, hoàn thành C4? ? Vì sao tường gạch, bê tông, kính...(chất rắn truyền âm tốt hơn chất khí) lại dùng để ngăn không cho âm truyền qua? Gv: = cá nhân tự thu thập thông tin SGK phần II. = Thảo luận nhóm C3? (lưu ý: tìm thêm các biện pháp khác ngoài SGK, ví dụ sử dụng cửa sổ ERO WINDOW) II – Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: C4 : Hoạt động nhóm ghi tên vật liệu: a) Một số vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít: + Tường gạch, gỗ, bê tông, kính,...phản xạ âm tốt, ngăn không cho âm truyền qua. -> Do các vật liệu này còn có tác dụng phản xạ âm. + Xốp, tán lá cây, rèm nhung treo cửa sổ,... hấp thụ âm tốt chặn đường truyền âm. b) Một số vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm: nhôm, kính, bê tông, ... Hs hoạt động cá nhân. Hs: Thảo luận nhóm điền bảng. Cách làm giảm tiếng ồn Biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn 1.Tác động vào nguồn âm. Treo biển “Cấm bóp còi” tránh còi inh ỏi gần trường, bệnh viện ; không mở nhạc to về đêm, không họp chợ sát trường học, bệnh viện... 2. Phân tán âm trên đường truyền. Trồng cây xanh xung quanh trường, chợ, nhà máy, xí nghiệp... 3. Ngăn không cho âm đến tai. Xây tường chắn ; làm tường và trần nhà phủ rèm, xốp ; dùng cửa cách âm. Hoạt động 4. Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà: (10 phút) Gv: chốt lại kết luận cần ghi nhớ. = Trả lời C5? (Vận dụng 3 biện pháp chính giảm ô nhiễm tiếng ồn.) = Trả lời C6? Gv: Phát phiếu điều tra những loại âm thích nghe, âm không thích nghe theo tổ, tổng hợp, treo bảng phụ. * Học bài theo vở ghi kết hợp SGK, học kĩ ghi nhớ. * Làm bài tập 15.1"15.6 (SBT) HD 15.4, 15.5: Sử dụng các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn đã nêu trong bài. HD 15.6*: tường vừa là vật liệu truyền âm tốt, vừa có tác dụng phản xạ âm. II - Vận dụng: Hs hoạt động cá nhân. C5: Những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn có thể thực hiện được đối với hình 15.2: + Dùng máy khoan có tiếng nổ nhỏ. + Dùng bông bịt tai người thợ. + Đóng cửa sổ, cửa đi, phủ rèm cửa. Hình 15.3: + Chuyển chợ ra chỗ khác. + Xây tường chắn, trồng cây. + Đóng các cửa sổ, cửa đi, treo rèm cửa hoặc dùng cửa cách âm. C6: Trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn nơi em ở: 1.Nhà cạnh đường lớn, mật độ xe đông: + Dùng cửa cách âm, phủ xốp tường. + Xây tường chắn giữa nhà và đường. + Trồng hàng cây xen kẽ, cây leo ven nhà... 2.Nhà cạnh chợ họp suốt ngày đêm: (Các biện pháp tương tự) 15.1: Hoạt động nhóm ghi số thành viên thích hợp vào đúng ô trong phiếu điều tra. Kết quả: số người thích nghe tiếng ồn: 0 Soạn: Ngày 10 tháng 12 năm 2008 Dạy: Ngày 20 tháng 12 năm 2008 Tiết 17: Tổng kết chương II - Âm học A. mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn tập, hệ thống hoá một số kiến thức âm học. - Giải thích số hiện tuợng truyền âm, phản xạ âm, độ cao, độ to của âm. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế về âm thanh. - Rèn kĩ năng diễn đạt: sử dụng đúng thuật ngữ vật lý. 3. Thái độ tình cảm : - Chủ động ôn tập, tích cực vận dụng kiến thức. B. chuẩn bị: 1. Thầy: - Bảng phụ. - Phấn màu. 2. Trò: - Ôn trước bài - phần I. C.Tiến trình tiết dạy: Trợ giúp của thầy: Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (3 phút) *Ktrbc: Gv: Kiểm tra vở bài tập học sinh theo nhóm. Gv: Kiểm tra chất lượng vở bài tập 1 số học sinh, cho điểm. *Gtb: Gv: Chương II đã học những vấn đề gì về âm học. Làm thế nào để nhớ được toàn bộ kiến thức âm học đã học và vận dụng tốt kiến thức đó? Cần học bài thường xuyên và ôn tập thật tốt. HS: Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo tên nhóm viên làm thiếu hoặc không làm bài tập. Hs: Cần chủ động ôn tập tốt. Hoạt động2. Ôn tập kiến thức cơ bản (18 phút): Gv: Treo bảng phụ câu 1, = học sinh điền từ thích hợp: a) Các nguồn phát ra âm đều................ + Bộ phận dao động phát ra âm trong đàn ghi ta:.............; kèn lá...........; sáo............; trống............ b) Số dao động trong 1 giây là.................. Đơn vị tần số là ........... c) Độ to của âm được đo bằng đơn vị.......; Biên độ dao động càng lớn âm càng .......; Gv: = hs đứng tại chỗ trả lời câu 2? (Lu ý: qua câu trả lời rèn kĩ năng sử dụng thuật ngữ vật lý) Gv: = học sinh trả lời câu 3? Rút ra kiến thức cần hệ thống. Gv: = học sinh trả lời câu 4? Gv: Treo bảng phụ câu 5, = học sinh trả lời? Gv: Bổ sung thêm kiến thức cần hệ thống. I – Tự kiểm tra: 1. Nguồn âm: +Là gì?(SGK – 28) + Ví dụ: - Dây đàn, mặt trống. - Cột khí trong kèn lá. - Cột khí trong ống sáo. 2. Độ cao của âm phụ thuộc tần số (Hz): - Khái niệm tần số: (SGK – tr 33) - Đơn vị tần số: (SGK – tr 33) - Siêu âm: > 20000 Hz; hạ âm: < 20 Hz 3. Độ to của âm phụ thuộc biên độ dao động:(SGK – tr 35) - Khái niệm biên độ dao động: - Đơn vị độ to âm: - Ngưỡng đau: 130 dB Hs: Đứng tại chỗ đọc câu đã đặt với các cụm từ cho trớc C2: + Âm càng bổng có tần số càng lớn. + Âm càng trầm có tần số càng nhỏ. +Vật phát ra âm to có biên độ dao động lớn. +Vật phát ra âm nhỏ thì dao động với biên độ nhỏ 4. Sự truyền âm: + Môi trường truyền âm: rắn, lỏng, khí. + Môi trường không truyền được âm: môi trường chân không. + Càng xa nguồn âm, âm càng nhỏ. + Vật liệu cách âm:(SGK – tr 44) 5. Sự phản xạ âm: + Âm phản xạ:(SGK – tr 40) + Tiếng vang:(SGK – tr 42) + Vật phản xạ âm: (câu 6) + Vận tốc truyền âm: vrắn > vlỏng > vkhí 6. Ô nhiễm tiếng ồn: + Ví dụ: b, d câu 5 + Biện pháp chống:(SGK – tr 44) Hoạt động 3.Vận dụng (14 phút): Gv: Treo bảng phụ câu 2, 6 = học sinh lần lượt lựa chọn phương án đúng: Gv: Hớng dẫn các nhóm thảo luận bài tập 3, 4,7. ( Câu 3: Lu ý độ to của âm phụ thuộc gì, độ cao của âm phụ thuộc gì? Câu 4: Âm truyền qua môi trường nào? Câu 7: áp dụng 3 biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.) Gọi học sinh lên bảng chữa. Gv: = trả lời C5? (Gợi ý: Âm thanh “giống như tiếng người theo sát” là gì? Lưu ý “đêm yên tĩnh” không có nguồn âm nào khác. Gv: Nếu nghe tiếng sét sau 3 giây kể từ khi thấy chớp, các em tính khoảng cách từ nơi mình đứng đến chỗ sét đánh? (Hd: Vâm trong không khí = 340 m/s. Vánh sáng trong không khí = 300000000 m/s coi như ánh sáng lập tức đến chỗ ta đứng) II – Vận dụng: Hs: Hoạt động cá nhân: Câu 2: C đúng. Câu 6: A đúng. Hs: Hoạt động nhóm: cử đại diện trả lời. Câu 3: a) Dao động mạnh, biên độ dao động lớn: âm to, và ngợc lại. b) Dao động nhanh, tần số dao động lớn: âm cao, và ngược lại. Câu 4: Tiếng nói truyền qua không khí trong mũ người này rồi qua mũ và không khí trong mũ người kia. Câu 7: Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện nằm cạnh đường quốc lộ: + Treo biển báo cấm bốp còi gần bệnh viện. + Xây tường chắn, trồng nhiều cây xanh ngăn cách bệnh viện với đường (hướng âm truyền đi theo hướng khác). + Đóng cửa, treo rèm cửa, ốp xốp lên những tường nhà sát bên đường (để chặn đường truyền âm cũng như hấp thụ bớt âm) + Dùng nhiều đồ mềm, có bề mặt xù xì (để hấp thụ bớt âm). Hs: Hoạt động cá nhân: C5: Ban đêm yên tĩnh, ta nghe rõ tiếng vang của chân mình phát ra khi phản xạ lại từ hai bên tường ngõ. Ban ngày tiếng vang bị thân thể người qua lại hấp thụ, tiếng ồn át đi nên chỉ nghe thấy mỗi tiếng chân. Hs: Lên bảng làm bài tập 13.4*: Nếu coi như ánh sáng lập tức đến chỗ ta đứng thì khoảng cách từ chỗ ta đứng đến chỗ sét đánh: 340 x 3 = 1020 (m) Gv: Treo bảng phụ ô chữ: Thông báo luật chơi = mỗi đội cử đại diện tham gia trò chơi (Lu ý các thành viên khác trong nhóm cùng suy nghĩ để giúp sức cho bạn chơi) Gv: Gọi đại diện nhóm chọn ô hàng ngang, thông báo câu hỏi. 1 – Để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai dùng vật liệu …? (6 chữ cái) 2 - Âm có tần số lớn hơn 20000 Hz? (6 chữ cái) 3 – Số dao động trong một giây? (5 chữ cái) 4 – Môi trường truyền âm tốt và nhanh nhất? (7 chữ cái) 5 – Đặc điểm của các nguồn phát ra âm? (7 chữ cái) 6 – Âm phản xạ nghe đợc cách biệt âm trực tiếp phát ra? (9 chữ cái) Ô chữ hàng dọc là gì? Hs: Nắm được: Chỉ câu trả lời của đại diện nhóm mới được công nhận, các thành viên khác nói to câu trả lời đội sẽ bị mất lượt, đội khác biết đáp án, giành quyền trả lời sẽ được điểm. Hs: Cử đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời, các thành viên khác cùng suy nghĩ, thông báo nhanh, nhỏ kết quả cho đại diện nhóm. C á C H Â M

File đính kèm:

  • docgiao an ly 7 am hoc.doc