Đề kiểm tra học kì i năm học 2011 - 2012 môn ngữ văn 10 thời gian 90 phút

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương môn Ngữ văn lớp 10

- Đề bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 10 học kì I theo 3 nội dung Văn học, Tiếng việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu, nhận biết và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

- Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:

+ Nắm được những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam trung đại

+ Nhớ được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, thể loại của tác phẩm đã học.

+ Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học

+ Nhận biết và phân tích được các biện pháp tu từ đã học

+ Vận dụng kiến thức làm bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

- Hình thức: Tự luận.

 - Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra phần tự luận trong 90 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ

1. Liệt kê tất cả các chuẩn KTKN của chương trình chuẩn môn NV lớp 10học kì I

2. Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.

3. Thiết lập khung ma trận

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì i năm học 2011 - 2012 môn ngữ văn 10 thời gian 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS – THPT DTNT Liên huyện phía Nam Tổ Văn ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011 - 2012 Môn: Ngữ văn 10; Thời gian: 90 phút I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương môn Ngữ văn lớp 10 - Đề bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 10 học kì I theo 3 nội dung Văn học, Tiếng việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu, nhận biết và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. - Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: + Nắm được những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam trung đại + Nhớ được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, thể loại của tác phẩm đã học. + Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học + Nhận biết và phân tích được các biện pháp tu từ đã học + Vận dụng kiến thức làm bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra phần tự luận trong 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ 1. Liệt kê tất cả các chuẩn KTKN của chương trình chuẩn môn NV lớp 10học kì I 2. Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. 3. Thiết lập khung ma trận KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 10, CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Văn học Văn bản văn học - Nắm được ý nghĩa của bài thơ “ Tỏ lòng” của Phạm Số câu:1 Số điểm: 1 1 đ = 10% 2.Tiếng Việt Một số phép tu từ… - Nhận biết biện pháp tu từ ẩn dụ và hiệu quả của biện pháp tu từ ẩn dụ Số câu:1 Số điểm: 1 1 đ = 10% 3. Làm văn - Nghị luận xã hội, Tích hợp kiến thức, kỹ năng đã học để làm một bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống Số câu: 1 Số điểm: 3 3đ = 30 % - Nghị luận văn học Tích hợp kiến thức, kỹ năng đã học để làm một bài văn nghị luận văn học thuộc thể loại thơ trữ tình thời Trung đai Số câu: 1 Số điểm: 5 5đ = 50% Tổng số câu Tổng số điểm Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Số điểm: 10 Tỉ lệ:100% Trường THCS – THPT DTNT Liên huyện phía Nam Tổ Văn IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2011 - 2012 Môn: Ngữ văn 10; Thời gian: 90 phút Câu 1: (2. điểm) a. Nêu ý nghĩa bài thơ “ Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. ( 1 điểm) b. Xác định biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của nó trong câu sau: ( 1 điểm) Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền ( Ca dao) Câu 2: (3 điểm) Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về vai trò của việc tự học. Câu 3: (5 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về lối sống “ nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên của ông. V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011 - 2012 Môn: Ngữ văn 10; Thời gian: 90 phút Câu Đáp án Điểm 1 - Nêu đúng ý nghĩa của bài thơ theo chuẩn kiến thức kĩ năng: Bài thơ thể hiện lý tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc 1 - Hai câu thơ có sử dụng phép tu từ ẩn dụ : + Thuyền: người đi + Bến: người ở lại - Nêu được tác dụng: Liên tưởng đến tình yêu nam nữ vì hoàn cảnh phải sống xa nhau nhưng người ở lại vẫn một lòng thủy chung son sắt 0,25 0,25 0,5 2 a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội; Kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp... b) Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng phải làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận - Giải thích được “tự học” là gì - Những biểu hiện của “ tự học” - Tác dụng ( vai trò) của việc tự học - Phê phán thái độ ỷ lại, lười nhác, thiếu tinh thần tự lập trong học tập của học sinh hiện nay - Liên hệ bản thân, rút ra bài học 0.5 0,5 0,5 1 0.25 0.25 3 a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học; Kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp... b) Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ “ Nhàn ” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng phải làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề nghị luận (Giới thiệu tác giả, tác phẩm, cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi viết bài thơ “Nhàn”) 0.5 - Nhàn thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên. - Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “ nơi vắng vẻ”, sống hòa nhập với thiên nhiên để “ di dưỡng tinh thần”. - Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt. - Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao - Từ đó, cảm nhận được trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên thôn dã 0.75 1 1 0.75 0.5 - Nhận xét, đánh giá về quan niệm sống “ nhàn” của Nguyễn Bình Khiêm qua bài thơ “ Nhàn” 0.5 Lưu ý:- Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu kĩ năng và kiến thức. -Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng tạo, chú ý đến cách diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ đặt câu, trình bày đẹp, khoa học… ………….Hết…………….

File đính kèm:

  • docĐề thi học kì 1.doc
Giáo án liên quan